<h2>Khi “giấc mơ Mỹ” trở thành "ác mộng"</h2>
Photo: thedetroitbureau
(Motoring.vn)-- Ô tô Suzuki rời bỏ nước Mỹ và trở thành nhãn hiệu ô tô Châu Á thứ tư không thể thành công tại thị trường rộng lớn nhưng nhiều thách thức này.
Trước đó, Isuzu, Daihatsu, Daewoo cũng đã gặp bế tắc tương tự và phải từ bỏ “Giấc mơ Mỹ”
“Giấc mơ Mỹ” đã trở thành ác mộng
Nhãn hiệu
Năm đạt sản lượng bán hàng cao nhất
Năm cuối cùng tại Mỹ
Daihatsu
15,409 (1989)
1993
Daewoo
68,360 (2000)
2002
Isuzu
27,630 (1986)
2009
Suzuki
101,884 (2007)
2012
Nguồn: Automotive News
Daewo Nubira
Daewoo là thương hiệu Hàn Quốc gần như chết non tại Mỹ. Sự kết hợp giữa chất lượng sản phẩm yếu kém và kế hoạch bán lẻ khởi đầu sai lầm để những sinh viên đại học bán những chiếc xe ngay trong sân trường và ngay cả khi nó thiết lập hệ thống bán lẻ thì hệ thống này là những trạm xăng hoặc bãi xe đã qua sử dụng thay vì thiết lập hệ thống đại lý như các nhà sản xuất khác, những điều này đã làm thương hiệu này sớm thất bại.
Isuzu Trooper
Còn Isuzu đúng ra đã có thể sống sót và phát triển tại Mỹ. Nhãn hiệu này có cơ hội tốt khi bán những chiếc xe thể thao đa dụng SUV vào thời điểm bùng nổ nhu cầu về loại xe này trong thập niên 90. Nhưng những chiếc xe của Isuzu bị xem là quá thô, thiếu sự tinh tế cũng như thời gian cập nhật sản phẩm quá lâu. Dù hãng đã có những mẫu xe ý tưởng đầy hứa hẹn, nhưng cuối cùng thì cũng không đến tay khách hàng Mỹ. Tương tự như Suzuki, Isuzu đã không mạnh tay cho ngân sách tiếp thị để làm sản phẩm của mình nổi bật trước những đối thủ như Toyota, Nissan và Honda.
Daihatsu Rocky
Daihatsu thì thất bại do chọn thời điểm gia nhập không đúng khi mà Hiệp định Mỹ Nhật hạn chế các dòng xe nhỏ sản xuất ở nước ngoài có hiệu lực. Sản lượng bán hàng của Daihatsu đã bị kềm hãm. Bộ công nghiệp và thương mại Nhật Bản đã ngăn cản việc xuất khẩu 17,000 xe Daihatsu vào Mỹ, xem như từ chối cơ hội của nhãn hiệu này tại thị trường Mỹ.
Tuy nhiên, sự thất bại của ô tô Suzuki lại khác với Daihatsu, Isuzu và Daewoo
Suzuki đã không thể thiết lập một chỗ đứng vững chắc ở Mỹ do sự nghèo nàn về lựa chọn trong dãy sản phẩm của hãng được phát triển trên nền tảng toàn cầu đã không hấp dẫn người tiêu dùng tại Mỹ; do không thể vượt qua khó khăn về tỳ giá hối đoái; và cũng do thiếu ngân sách marketing để lôi kéo khách hàng từ những nhãn hiệu khác.
(Motoring.vn, theo bài phân tích của phóng viên Mark Rechtin – Automotive News)