Hạng B2
Chào các bác!
Theo các dữ liệu thống kê trong bài viết , tổn thất này mới chỉ tính ở Hà Nội, vậy cả nước chắc phải là một con số lớn kinh khủng!
Đấy là tác giả chưa nói đến sự tác động của OTO, (Theo iem không phải là vô can đâu nhé)!
[link]http://www.doisongphapluat.com.vn/Story/dantriansinhxahoi/2007/3/4278.html[/link]
Ô nhiễm do khí thải mô tô, xe máy: Hà Nội tổn thất 1 tỷ đồng mỗi ngày?

Theo thống kê của cơ quan chức năng, năm 2006, cả nước có hơn 18 triệu mô tô, xe máy tham gia giao thông và tập trung ở thành phố lớn. Trong số hơn 18 triệu đó, có đến hơn 50% số mô tô, xe máy đang tham gia giao thông là đồ cũ, khí thải đang "góp phần" làm ô nhiễm môi trường. Một con số "giật mình" khác được công bố tại Hội thảo "Chương trình kiểm soát khí thải mô tô, xe máy tại các TP lớn - kinh nghiệm quốc tế và điều kiện ở Việt Nam", do Cục Đăng kiểm phối hợp với dự án Không khí sạch Việt Nam -Thụy Sĩ tổ chức cho thấy, tất cả các loại khí thải độc hại ở các đô thị nước ta hiện nay đều vượt ngưỡng - tức tiêu chuẩn cho phép - nhiều lần (trong đó có khí thải và tiếng ồn).
Đại diện Hội đồng quốc tế về giao thông sạch - ICCT, ông Michael Walsh, cho biết: Mức độ ô nhiễm bụi, khói tại Hà Nội lên tới 500/m3. Nguyên nhân chính được xác định là do lượng chất thải từ mô tô, xe máy hiện đang bị thả nổi không được kiểm soát. ông Lê Anh Tú, đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam phản ánh: Các loại khí độc hại như HC, Co, SO2, CO2, NOx trong không khí tại các đô thị ở nước ta đều vượt, thậm chí gấp hơn hai lần tiêu chuẩn cho phép ở những khu vực mật độ giao thông cao. Theo đại diện của Viện Y tế lao động, thì: Mỗi năm có 626 người chết và 1.547 người bị mắc bệnh hô hấp do không khí ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép và riêng Hà Nội, một ngày có thể bị tổn thất tới 1 tỷ đồng do ô nhiễm. Mức thiệt hại do khí thải xe máy được các nhà nghiên cứu dự tính hơn 50 triệu USD /năm tại TP.Hồ Chí Minh và hơn 20 triệu USD /năm tại Hà Nội, chiếm từ 0,3 -0,6 % tổng GDP của 2 thành phố.
Đã đến lúc chúng ta không thể thờ ơ với khí thải của mô tô, xe máy - đó là thông điệp mà những người quản lý trong lĩnh vực này đưa ra. Đại diện của Cục Đăng kiểm Việt Nam khẳng định rằng: Các quốc gia lớn trên thế giới, có mật độ dân cư đông, mật độ xe máy, mô tô nhiều như: Trung Quốc, ấn Độ, Thái Lan... đều thực hiện được việc kiểm soát chất thải từ xe máy. Dù rằng, mỗi nước có hình thức xử lý riêng, nhưng chúng ta có thể học được một số kinh nghiệm từ họ. Theo ông Michael Walsh, các hình thức kiểm soát phổ biến mà các quốc gia thường áp dụng, gồm: Thứ nhất kiểm soát công nghệ sản xuất mô tô, xe máy, áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 2-4. Thứ hai, sử dụng nhiên liệu sạch, kiên quyết tách các chất độc hại như chì, lưu huỳnh... ra khỏi xăng. Thứ ba, phải quy hoạch giao thông hợp lý, giảm thiểu tắc nghẽn giao thông. Thứ tư, có chế độ bảo dưỡng thích hợp với xe máy. Thứ năm, có lộ trình loại bỏ xe máy cũ. Theo các nhà chuyên môn thì có hai hình thức Việt Nam đã làm được là kiểm soát công nghệ sản xuất mô tô, xe máy... và tách các chất độc hại ra khỏi xăng. Còn 3 hình thức khác, nếu thực hiện được thì phải có thời gian và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Phải có lộ trình cụ thể, đồng bộ, từ việc quản lý quy hoạch hạ tầng cơ sở đến việc quản lý và xử lý nghiêm trong quá trình thực hiện đăng kiểm định kỳ.
Trước đây và hiện nay, chúng ta vẫn đang thực hiện chế độ đăng kiểm định kỳ đối với các phương tiện tham gia giao thông là xe máy, mô tô và ô tô. Trên thực tế, chỉ có ô tô là thực hiện thường xuyên, còn xe máy, dù đã có quy định, nhưng vẫn phải trông chờ vào ý thức tự nguyện của người dân. Đây là điều đáng buồn và có lẽ là trở ngại lớn thứ hai đối với công tác kiểm soát khí thải từ mô tô, xe máy, sau sự không hợp lý của giao thông.
Quế Ngân
_____________________________
Ở một nước kém phát triển : Đừng uống nước
Ở một nước phát triển: Đừng thở
(In an underdeveloped country : Don't drink the water
In a developed country : Don't breathe )
 
Hạng B2
2/11/06
341
9
18
51
Bệnh viện Phụ Sản
RE: Khí thải động cơ: Tổn thất vô hỉnh, nhưng quá lớn! l

Thứ nhất kiểm soát công nghệ sản xuất mô tô, xe máy, áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 2-4.
Việt Nam ta đã khuyến khích áp dụng theo tiêu chuẩn Euro2 từ ngày 1-7-2007 rồi Bác ạ! Nhưng vấn đề hậu kiểm thì chưa bàn được đâu nhé! Đấy là mới nói về xe mới thôi chứ còn xe đang lưu hành thì được ... miễn ---> vậy thì cung coi như không! Các bác VAMA dân vận mãi mới được áp dụng Euro2 đấy, chứ áp dụng Euro 3-4 thì mấy cái dây truyền, công nghệ lắp máy lạc hậu của các bác ý có mà xuất sang Châu phi.

Thứ hai, sử dụng nhiên liệu sạch, kiên quyết tách các chất độc hại như chì, lưu huỳnh... ra khỏi xăng.
Cái này đã được "quán triệt" ghê lắm rồi bác ạ! Bởi thế gần đây mới có vụ Bộ trưởng Bộ Thương Mại lên giải trình về vụ nhập xăng dầu bẩn! ---> http://www1.thanhnien.com.vn/News/Event.aspx?EventID=1058

Thứ ba, phải quy hoạch giao thông hợp lý, giảm thiểu tắc nghẽn giao thông.
Vụ này bàn từ thập niên 90 khi mà Thái lan bị kẹt xe rồi cơ, bây giờ vẫn ... đang bàn tiếp bác ạ! Vô phương vì các bác quản lý toàn đưa ra nhưng phương án ... trời ơi không à!

Thứ tư, có chế độ bảo dưỡng thích hợp với xe máy.
Cái này khả thi nhất vì Chủ xe ai cũng sợ xe mình hư!

Thứ năm, có lộ trình loại bỏ xe máy cũ
Cái này áp dụng khó lắm bác ạ, theo em là không khả thi vì sẽ có khối người la lên rằng làm như thế là giết người nghèo. Người ta có mỗi cái xe 67 (hoặc xe 78) gì đó mà bắt đem vào ... bãi rác. Tiếp nữa là phải đẻ ra một bộ máy hậu kiễm hùng hậu tuần tra trên đường suốt ngày đêm .v.v. Ôi nhiều vấn đề lắm! :D

Kết luận là: Vẫn phải chờ tình hình khá lên thôi! Còn bây giờ vẫn chịu khó sống chung với ô nhiễm vậy!:(
 
Last edited by a moderator: