Mấy chiếc này cũng đa dạng lắm và cách gọi cũng tùy theo mỗi nước. Nói chung, có thể phân thành 2 loại chính: airship (tàu bay) và balloon (khí cầu).
Airship -> có thể điều khiển bằng động cơ và cánh lái.
Balloon -> không có điều khiển, phó mặc cho... trời... hay là gió.
Mà tiếng Việt thì cũng khó hiểu như kiểu 'rocket' hay 'missile' vậy... Airship đúng nghĩa là 'tàu không trung' (thay vì spaceship là 'tàu không gian'), mà tàu đi trong không trung thì cũng coi như là nó đang... bay... cho nên mới gọi là 'tàu bay'...
Còn cái máy mà biết bay thì cũng gọi là... máy bay. Nhưng ngày xưa khái niệm đi xa thì sử dụng 'ship', đúng nghĩa là 'tàu'... riết rồi thành thói quen, cái phương tiện gì mà có thể chở người ta đi nhiều và đi xa thì gọi là tàu hết. Ví dụ như tàu hỏa (vì nó phụt ra lửa do đốt thùng hơi nước bằng than đá), tàu thủy (ờ thì nó đi trên nước nhưng mà ngày xửa ngày xưa nó cũng... phụt ra khói đen ngòm), và khi thấy cái máy chở người ta bay trên trời cũng quen gọi là... tàu bay.
Vậy thì tàu bay cũng như máy bay, hoặc airplane... mà cũng gọi là airship...
Balloon thì chỉ gọi theo cách hiểu đơn giản là nó có hình quả cầu, lại chứa không khí... nên gọi nó là 'khí cầu'... Hồi nhỏ bác BANH_TET hay tắm bồn, thích thổi bọt xà bông, nên mới gọi nó là... bong bóng.
Còn 'khinh khí cầu' là loại balloon mà Châu Âu/Đức hay xài chuyên sử dụng khí hyđrô (hydrogen). Bên Mỹ người ta xài khí heli (helium) vì nó có vẻ an toàn hơn. Còn tại sao 'khinh' cái thằng hyđrô thì chẳng biết...
Mắc cười là trong trang mạng Wiki Zeppelin tiếng Việt có ông nào dịch 'rigid airship' thành 'tàu bay tĩnh'. Đã bay mà còn tĩnh nữa thì cũng giống như bong bóng có cột dây vậy. Airship còn có hai loại, rigid và semi-rigid... tức vỏ làm bằng chất rắn/cứng hoặc nửa cứng/nửa dẻo.