Giao Thông
22/3/19
1.111
2.713
131
34
Phó thủ tướng lưu ý UBND TP.HCM nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc chậm triển khai thu phí theo hình thức điện tử không dừng tại trạm thu phí trên đường Nguyễn Văn Linh.

Không chấp nhận mọi lý do hoãn thu phí không dừng, mọi sự trì hoãn đều là ngụy biện


Tối hậu thư bác đề xuất của TP. HCM

Theo đó, Phó thủ tướng Lê Văn Thành lưu ý UBND TP.HCM nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc chậm triển khai thu phí theo hình thức điện tử không dừng tại trạm thu phí trên đường Nguyễn Văn Linh. Đồng thời, khẩn trương triển khai thu phí theo hình thức điện tử không dừng (ETC) đối với các trạm thu phí trên địa bàn TP theo đúng quy định, tránh gây ùn tắc giao thông tại các trạm thu phí và tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực trong hoạt động thu phí.

“Tối hậu thư” của Phó thủ tướng Lê Văn Thành ban hành sau khi UBND TP đề xuất đặc cách không yêu cầu trạm thu phí đường Nguyễn Văn Linh trên đường Nguyễn Văn Linh (Q.7) thực hiện nâng cấp hệ thống thu phí ETC và tiếp tục khai thác theo hiện trạng đến khi kết thúc thời gian thu phí (đến tháng 4.2028). Cụ thể, trạm thu phí đường Nguyễn Văn Linh với quy mô 20 làn (2 trạm) là trạm thu phí có tính đặc thù do nhà đầu tư là Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng (liên danh giữa Công ty phát triển công nghiệp Tân Thuận - VN và Công ty Central Trading & Development Corporation - Đài Loan) tổ chức thu phí từ ngày 5.4.1998.

Theo giấy phép đầu tư, 2 trạm thu phí đường Nguyễn Văn Linh có thời gian thu phí là 30 năm (đến tháng 4.2028). Mức giá thu phí thấp (thấp nhất cả nước) và không thu phí ô tô dưới 9 chỗ. Việc thu phí nhằm phục vụ duy tu, bảo trì tuyến đường, nếu sử dụng không hết doanh thu thu phí giao thông, phần chênh lệch được chia cho doanh nghiệp (DN) 30% và TP.HCM 70%.

Không chấp nhận mọi lý do hoãn thu phí không dừng, mọi sự trì hoãn đều là ngụy biện


Ngày 7.4 vừa qua, nhà đầu tư có văn bản gửi UBND TP.HCM đề nghị không triển khai, nâng cấp hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng tại các trạm thu phí đường Nguyễn Văn Linh. Nguyên nhân, theo dự toán ước tính phía chủ đầu tư, nếu đầu tư hệ thống trạm ETC trên 2 làn cho mỗi vị trí (tổng 8 làn cho 4 vị trí) sẽ tốn khoảng 45 tỉ đồng. Theo quy định yêu cầu mỗi vị trí để lại 1 làn thủ công, các làn còn lại phải lắp đặt trạm ETC thì tổng dự toán là khoảng 90 tỉ đồng.

Với thời gian thu phí còn lại rất ngắn, chỉ còn khoảng 5 năm, phía DN cho rằng chi phí đầu tư cho việc lắp đặt hệ thống trạm ETC rất cao và khoản thu phí quy định rất thấp. Vì thế, Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng đề nghị các cơ quan, ban ngành cho phép không lắp đặt trạm thu phí ETC trên đường Nguyễn Văn Linh và chỉ thu phí thủ công cho thời gian còn lại của giấy phép đầu tư. Phương án này đã được UBND TP.HCM chấp thuận và kiến nghị Chính phủ thống nhất với đề nghị của nhà đầu tư.

Ngoài trạm thu phí trên đường Nguyễn Văn Linh, UBND TP.HCM cũng kiến nghị Chính phủ cho phép trạm thu phí cầu Phú Mỹ trên đường Võ Chí Công (TP.Thủ Đức) tiếp tục khai thác 8 làn thu phí ETC hiện hữu đến khi kết thúc thời gian thu phí (đến tháng 4.2026) và không nâng cấp hệ thống thu phí ETC các làn thu phí còn lại. Nhà đầu tư có trách nhiệm đóng 8 làn thu phí một dừng, chỉ khai thác 8 làn thu phí ETC (100% thu phí ETC). Trạm thu phí cầu Phú Mỹ có quy mô 18 làn thu phí, đang khai thác 14 làn.

Số làn đã được nâng cấp thu phí ETC là 8/18 làn thu phí (đạt 44%). Theo nhà đầu tư là Công ty CP đầu tư xây dựng Phú Mỹ, số lượng phương tiện sử dụng dịch vụ ETC qua trạm trên tổng số lượt phương tiện đạt tỷ lệ trung bình 35%. Hiện tại, 8 làn thu phí ETC đã đáp ứng năng lực thông hành theo lưu lượng thu phí ETC. Cụ thể, 8 làn xe có công suất phục vụ 362.880 lượt xe/ngày. Trong khi thực tế lưu lượng xe hiện chỉ 24.000 lượt xe/ngày, đạt 6,6% công suất. Thời gian thu phí dự kiến chỉ còn khoảng 4 năm, việc thu xếp nguồn vốn đầu tư khó khăn do nguồn hiện nay dành cho trả nợ vay ngân hàng và dự án đã quyết toán.

Mọi sự trì hoãn đều là ngụy biện

Không chấp nhận mọi lý do hoãn thu phí không dừng, mọi sự trì hoãn đều là ngụy biện


PGS-TS Phạm Văn Hùng, Phó viện trưởng Viện Khoa học công nghệ GTVT phía nam, cho rằng cả phía chủ đầu tư các dự án BOT và TP.HCM đều đang giải thích theo chiều hướng hiểu sai mục tiêu của việc lắp đặt hệ thống thu phí điện tử không dừng. Không chỉ tạo thuận lợi cho các phương tiện qua trạm thu phí, tránh gây ùn tắc trên các tuyến đường, lợi ích lớn nhất của việc sử dụng công nghệ thu phí không dừng là công khai, minh bạch các khoản thu.

Chủ trương này đã được Chính phủ yêu cầu thực hiện từ 5 - 6 năm trước nhưng hầu hết các trạm thu phí trên cả nước đều tìm đủ mọi lý do trì hoãn thu phí tự động không dừng, sợ công khai minh bạch, gây nhiều nghi vấn cho dư luận. Chưa kể trước đó, nhiều trường hợp thanh tra của Bộ GTVT phát hiện một số hoạt động tiêu cực làm thất thoát doanh thu thu phí như Trạm thu phí BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ thu bình quân 1,97 tỉ đồng/ngày, nhưng theo báo cáo của nhà đầu tư là chỉ 1,2 tỉ đồng/ngày; QL18 gian lận vé tại Trạm thu phí Đại Yên; hay vụ bị cướp ở Trạm thu phí mới “lộ” số tiền thu phí cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây... càng khiến người dân thêm nghi ngờ đa số các trạm thu phí “ăn cắp” tiền của dân.

Theo ông Hùng, cả 2 trạm thu phí tại TP.HCM đều xin không chuyển đổi hình thức thu phí với lý do thời gian thu còn lại ngắn, chi phí đầu tư hệ thống thu phí lớn, song nếu xét đúng quy định thì các trạm này đã phải có trách nhiệm đầu tư hệ thống thu phí không dừng từ lâu rồi, không phải đến bây giờ chỉ còn vài năm thu phí lại tiếp tục viện lý do để xin ngoại lệ. Chi phí đầu tư hệ thống thu phí không dừng cũng cần phải tính toán trên tổng thể thời gian trạm thu phí đã hoạt động, không thể chỉ xét trên số năm còn lại được thu để kết luận có lãng phí hay không.

Chưa kể, hiện nay có dịch vụ thu phí hộ. Nếu các chủ đầu tư tính toán hệ thống thu phí đầu tư quá lớn thì có thể thuê các đơn vị thu phí hộ, lắp đặt hệ thống của họ trong giai đoạn còn lại của dự án. Về phía nhà nước, đối với các trạm BOT đang tiếp tục viện lý do để xin không chuyển đổi hệ thống thu phí, có rất nhiều cách giải quyết. Nhà nước có thể lập tức thu hồi ngay trạm thu, thanh tra toàn bộ số tiền thu phí để lên phương án giải quyết phần đền bù cho DN hoặc yêu cầu xả trạm theo đúng quy định.

Chính phủ đã khẳng định kiên quyết không lùi bất cứ mốc tiến độ thu phí không dừng nào, nhất định hoàn thành trên toàn quốc trước ngày 31.7 thì cứ thế mà làm. Ngoại lệ cho anh này thì sẽ có anh khác xin ngoại lệ. Chỉ cần cơ quan chức năng buông lỏng, lơ là trong 1 năm thôi, chủ đầu tư cũng đã có thể “đút túi” được số tiền khổng lồ. Đây là chủ trương đúng đắn nhưng đã bị các nhóm lợi ích viện đủ lý do để trì hoãn suốt nhiều năm rồi, không thể tiếp tục kéo dài thêm nữa”, PGS-TS Phạm Văn Hùng nhấn mạnh.

Xem thêm:
 
Hạng D
1/7/10
2.053
1.277
133
giaotoviet.com
Lòng vòng quá; giải pháp đơn giản cho mọi vấn đề là: khi xe đi đăng ký, bất kể xe máy hay ô tô đều có kèm theo 1 tài khoản ngân hàng. Cứ đúng biển số đó thì trừ tiền vào tài khoản. Khỏi đầu tư hệ thống gì phức tạp. Ai làm giả biển số thì tịch thu xe. Quá lợi.
 
Hạng D
3/1/16
1.130
802
113
Tối hậu thư của những người đứng đầu CP nhưng được phát hành hết lần này đến lần khác, kỷ cương phép tắc QG đâu rồi sao dung túng những thành phần coi nhẹ những QĐ của CP.
 
  • Like
Reactions: CuBiMi and nttanmam
Hạng F
6/9/18
7.368
16.356
113
35
Lòng vòng quá; giải pháp đơn giản cho mọi vấn đề là: khi xe đi đăng ký, bất kể xe máy hay ô tô đều có kèm theo 1 tài khoản ngân hàng. Cứ đúng biển số đó thì trừ tiền vào tài khoản. Khỏi đầu tư hệ thống gì phức tạp. Ai làm giả biển số thì tịch thu xe. Quá lợi.
Cách của a thật phức tạp
 
Hạng B2
3/7/20
274
893
93
40
Epass qua trạm etc dc ko nhỉ, ko biết mua loại nào
Từ Tây Nguyên, Nha Trang tới Cà Mau xe mình Epass hên quá đi mượt mà, chưa bị xui lần nào :p
Miền Trung và Bắc thì chưa đi nhưng nghĩ cũng mượt thôi
 
  • Like
Reactions: nttanmam