Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
17/5/13
460
15
18
<h2>Cần kiểm soát chặt dòng tiền để gói hỗ trợ tín dụng không chảy vào các công ty quen biết, sân sau, phục vụ lợi ích nhóm…</h2>Từ ngày 1-6, gói 30.000 tỉ đồng hỗ trợ thị trường bất động sản (BÐS) sẽ có hiệu lực. Trong số 30.000 tỉ đồng được Ngân hàng (NH) Nhà nước bơm vào thị trường qua tái cấp vốn cho 5 NH thương mại quốc doanh, các doanh nghiệp (DN) BÐS sẽ được vay 30% (tương đương 9.000 tỉ đồng).

khong-de-tien-chay-nham.png
Gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỉ đồng được hy vọng sẽ làm ấm thị trường bất động sản. Trong ảnh: Chung cư Nguyễn Thượng Hiền, quận Bình Thạnh - TPHCM trong giai đoạn sắp hoàn thiện

Nhiêu khê điều kiện xét vay cho doanh nghiệp
Theo Thông tư 11 của NH Nhà nước về cho vay hỗ trợ mua nhà ở theo Nghị quyết 02 của Chính phủ, tổng mức cho vay của các NH đối với DN chiếm tối đa 30% gói hỗ trợ. DN được vay là chủ đầu tư các dự án xây dựng nhà ở xã hội hoặc nhà ở thương mại chuyển đổi công năng sang nhà ở xã hội do Bộ Xây dựng công bố. Mức lãi suất cho vay trong năm 2013 là 6%/năm, các năm tiếp theo sẽ bằng khoảng 50% lãi suất bình quân trên thị trường nhưng không quá 6%/năm.
DN được vay tối đa 5 năm với mục đích trả các chi phí phát sinh kể từ ngày 7-1-2013 (không gồm chi phí thuế) để thực hiện dự án và phải cam kết chưa được vay vốn hỗ trợ tại NH để triển khai dự án này. Ngoài ra, DN không được vay quá 30% tổng mức đầu tư của dự án, phương án vay.
Thông tư 07 của Bộ Xây dựng về các đối tượng được vay vốn hỗ trợ gói 30.000 tỉ đồng theo Nghị quyết 02 của Chính phủ quy định thêm: DN muốn vay vốn cần có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, văn bản chấp thuận đầu tư, có đất sạch và giấy phép xây dựng… Với DN xin chuyển đổi công năng dự án, cần có quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội. Bộ Xây dựng sẽ kiểm tra, thẩm định nhu cầu vay vốn của DN rồi chuyển sang NH Nhà nước và các NH thương mại xem xét cho vay.
Vụ trưởng Vụ Tín dụng NH Nhà nước Nguyễn Viết Mạnh cho biết việc cho DN là chủ đầu tư dự án vay vốn nhằm tăng nguồn cung nhà thu nhập thấp ra thị trường bởi nếu chỉ cho người mua nhà vay nhưng không có nhà giá rẻ bán, gói hỗ trợ sẽ không phát huy hiệu quả. BIDV, NH thương mại đầu tiên trong 5 NH được chỉ định, vừa đăng ký 10.000 tỉ đồng trong gói hỗ trợ để cho vay.
Trong 2-3 năm đầu, NH này sẽ dành 60% gói tín dụng cho DN vay và 40% dành cho người mua nhà rồi giảm dần qua các năm… Các dự án được ưu tiên vay vốn là dự án đang thi công dở dang có khả năng bàn giao trong năm 2013-2015 hoặc đã hoàn thiện thủ tục pháp lý đầu tư, có người mua trên 50% sản phẩm căn hộ…
Nên giải ngân theo tiến độ dự án
Ông Nguyễn Phụng Thiều, Tổng Giám đốc Công ty CP Sài Gòn Gia Ðịnh (DN có dự án nhà ở thương mại đang xin chuyển đổi sang nhà ở xã hội), cho rằng: "Việc bơm 9.000 tỉ đồng vào DN đầu tư dự án cho người thu nhập thấp là tín hiệu tốt với thị trường. Tuy nhiên, việc các NH thương mại sẽ xem xét cho vay tùy thuộc vào tình hình, điều kiện của từng DN, quy định này cần minh bạch để tránh cảm tính".
Theo ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty BÐS Lê Thành, phải có cơ chế giám sát thật chặt dòng tiền trong gói hỗ trợ để không chảy vào các DN quen biết, công ty sân sau. Một DN đăng ký xây dựng 1.000 căn hộ nhà ở xã hội nhưng thực tế chỉ xây 50 căn, 950 căn còn lại là nhà ở thương mại nhưng vẫn được hưởng ưu đãi là không ổn. NH cho vay cần giải ngân theo tiến độ, theo dự án cụ thể để tránh tình trạng có DN làm thật sự nhưng đến sau không tiếp cận được.
Theo các DN, khó khăn hiện nay khi tiếp cận vốn từ NH là không còn tài sản thế chấp bởi toàn bộ BÐS DN đã thế chấp vay vốn trước đây, nay vẫn nằm trong NH, chưa trả nợ được. Cho nên, với những DN được hỗ trợ vay vốn, NH nên nhận thế chấp bằng chính dự án đang triển khai. Chẳng hạn, với một dự án đang triển khai có 400 căn hộ (tương đương khoảng 400 tỉ đồng), NH cho vay nhận thế chấp bằng chính dự án này với điều kiện giải ngân theo tiến độ dự án, mỗi lần giải ngân chỉ từ 5-10 tỉ đồng vừa hỗ trợ DN mà không lo mất vốn.
Ông Lê Hữu Nghĩa cho rằng số lượng căn hộ nhà ở thu nhập thấp, nhà ở xã hội trên cả nước hiện có chỉ khoảng 5.000-6.000 căn, đa phần các dự án còn lại là đang xây dựng hoặc còn trên giấy. Khi đó, việc bơm 9.000 tỉ đồng cho các DN BÐS vay nhằm tăng nguồn cung cho thị trường, hướng DN vào đầu tư xây dựng các phân khúc nhà ở giá rẻ, thu nhập thấp sẽ giúp thị trường BÐS cân bằng hơn.
Nhiều khả năng sẽ có làn sóng các DN chuyển sang đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trong vài năm tới. Tuy nhiên, không phải DN nào "nhảy" vào dự án nhà ở xã hội cũng thành công bởi thủ tục nhiêu khê, quy định phức tạp, nếu không có kinh nghiệm, không có năng lực thì sẽ bị lỗ.
Vực dậy niềm tin từ thị trường
Theo ông Nguyễn Phụng Thiều, sau khi gói tín dụng 30.000 tỉ đồng được công bố, đã bắt đầu có khách hàng đến hỏi thăm một số dự án. Ðây là tín hiệu tốt bởi trước đây rất vắng khách. "Ðiều quan trọng lúc này là lấy lại niềm tin từ thị trường. Người dân tin DN, tin chính sách hỗ trợ của DN và DN cũng phải tin làm dự án nhà ở xã hội xong sẽ bán được" - ông Thiều nói.


Nguồn: Vietstock.vn
 
Hạng B2
30/1/08
497
23
28
53
Kiểm soát chặt thế nào được. Kẻ gian luôn có cách!

Cứ đề xuất luật trị tội thật nặng cho những kẻ hút máu nhân dân thì chúng nó mới sợ, hết dám tham những, làm láo.
 
Hạng B1
4/4/12
82
73
18
Saigon
TYOT nói:
Kiểm soát chặt thế nào được. Kẻ gian luôn có cách!

Cứ đề xuất luật trị tội thật nặng cho những kẻ hút máu nhân dân thì chúng nó mới sợ, hết dám tham những, làm láo.
080402cool_prv.gif
080402cool_prv.gif

 
Status
Không mở trả lời sau này.