Hạng D
2/12/03
1.887
4.475
113
Vietnam
Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng quy định cấm tuyệt đối người có nồng độ cồn lái xe như hiện nay chưa phù hợp và nên thiết kế giới hạn để đưa ra mức phạt.

Thảo luận về dự án Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ chiều 24/11, đại biểu Lê Hữu Trí (Phó đoàn Khánh Hòa) mở đầu cho cuộc tranh luận "nên duy trì quy định cấm tuyệt đối người tham gia giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn".

Quy định cấm Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn được đưa vào Luật Phòng chống tác hại của rượu bia từ giữa năm 2019. Điều 8 dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ tiếp tục kế thừa quy định này.

Theo ông Trí, chính sách này được thiết kế nhằm đảm bảo sức khỏe, tính mạng của người tham gia giao thông, hạn chế tai nạn. Thực tế thời gian qua việc xử lý quyết liệt vi phạm liên quan đến nồng độ cồn đã có tác dụng tích cực, thay đổi ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.

"Tuy nhiên trên thực tế quy định này có phần chưa phù hợp dưới góc độ văn hóa, tập quán sinh hoạt của người Việt Nam cũng như góc độ sinh học. Khi bị thổi nồng độ cồn, người kiểm soát giao thông và người tham gia giao thông phải tranh cãi rằng có uống rượu bia hay không", ông Trí nói và đề nghị đánh giá thận trọng, kỹ lưỡng quy định này để đảm bảo yêu cầu thực tiễn, căn cứ khoa học, khả thi.
quốc hội.jpg

Đại biểu Lê Hữu Trí phát biểu tại Quốc hội chiều 24/11. Ảnh: Media Quốc hội

Sau phần phát biểu của ông Trí, nhiều đại biểu cùng tham gia tranh luận. Đại biểu Trịnh Minh Bình (chuyên trách đoàn Vĩnh Long) đồng tình "không nên quy định cứng nhắc, cấm tuyệt đối người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn".

Ông Bình đề nghị thiết kế quy định như Luật Giao thông đường bộ năm 2008, tức cho phép lái xe có nồng độ cồn nhất định, nếu vượt ngưỡng cho phép mới bị xử phạt.
"Một người uống ly nước nho ngâm đường cho dễ tiêu hóa nhưng khi lái xe, nếu đo nồng độ cồn thì vẫn bị xử phạt. Điều này chưa hợp lý và chưa thuyết phục, dễ gây tranh cãi khi người dân bị thổi nồng độ cồn", ông Bình nêu ví dụ.

đại biểu Trịnh Bình Minh.jpeg

Đại biểu Trịnh Minh Bình phát biểu tại Quốc hội chiều 24/11. Ảnh: Media Quốc hội

Phó đoàn Lai Châu Hoàng Quốc Khánh cũng tán thành hai ý kiến nêu trên, đề nghị cơ quan soạn thảo không nên cấm tuyệt đối mà cần kế thừa quy định trong Luật Giao thông đường bộ năm 2008. "Cho phép nồng độ cồn trong máu và hơi thở ở ngưỡng an toàn theo quy chuẩn của cơ quan có thẩm quyền là phù hợp với thực tiễn", ông Khánh nói.

Theo ông, chỉ nên cấm tuyệt đối nồng độ cồn với người lái xe chuyên nghiệp, kinh doanh, dịch vụ, hợp đồng cho các cơ quan Nhà nước.

Tham gia tranh luận, ông Bế Trung Anh (Thường trực Hội đồng Dân tộc) phân tích, cơ quan chức năng đang muốn kiểm soát năng lực hành vi của người tham gia giao thông, nhưng rượu bia chỉ là một trong số những tác nhân gây mất kiểm soát hành vi.

"Uống rượu bia quá nhiều mới ảnh hưởng đến năng lực hành vi, chứ uống ít hay nếm chút thì vẫn ổn và có lẽ chưa ảnh hưởng. Cần phân biệt rõ giữa năng lực hành vi và tác nhân gây ra nó - tức việc uống rượu bia", ông Trung Anh lập luận và nói thêm, nếu nhà chức trách muốn kiểm soát năng lực hành vi của người lái xe thì không chỉ có rượu bia mà còn có cocain và nhiều chất kích thích khác.

Ông ví von, "có người đi trên đường chỉ nghĩ đến vợ mà tim đập chân run, không lái xe được nữa", khiến cả hội trường vang lên nhiều tiếng cười.

đại biểu Bế Trung Anh.jpeg

Đại biểu Bế Trung Anh tranh luận tại Quốc hội chiều 24/11. Ảnh: Media Quốc hội

Nêu quan điểm trái ngược, bà Đặng Bích Ngọc (Phó đoàn Hòa Bình) nói việc xử lý lái xe vi phạm nồng độ cồn thời gian qua góp phần quan trọng vào đảm bảo trật tự an toàn giao thông, hạn chế những vụ tai nạn thương tâm, thay đổi nhận thức của người dân. Thói quen "đã uống rượu bia thì không lái xe" được hình thành. Vì vậy, bà đồng tình với quy định tại dự thảo luật.

Đại biểu Lê Hoàng Anh (Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách) cho rằng Quốc hội quyết định các vấn đề phải dựa trên bằng chứng và kết luận khoa học, "không thể quyết định dựa trên cảm tính hoặc theo dư luận".

Cho biết khi nghiên cứu hồ sơ dự án Luật phòng chống tác hại của rượu bia, ông không thấy tài liệu của cơ quan có thẩm quyền khẳng định bằng chứng khoa học cho quy định cấm Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. "Không nên cấm các hành vi liên quan đến nét đẹp văn hóa của nhân loại. Không nên đưa ra quy định hạn chế, gây ảnh hưởng đến việc hành nghề của các ngành nghề, trong trường hợp này là liên quan đến y học dân tộc", ông Lê Hoàng Anh nói.

Trước đó, cơ quan thẩm tra - Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho biết một số ý kiến trong Ủy ban đề nghị cân nhắc nội dung cấm Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vì "quá nghiêm khắc và chưa thực sự phù hợp với văn hóa, phong tục, tập quán của một bộ phận người dân Việt Nam, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương".

Các thành viên này đề nghị tham khảo kinh nghiệm quốc tế và quy định nồng độ cồn ở mức độ phù hợp đối với từng loại phương tiện; bảo đảm tính thống nhất với quy định của Bộ luật Hình sự.

Dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông được Chính phủ trình Quốc hội hôm 10/11 và thảo luận tổ cùng ngày. Dự kiến dự luật được Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp giữa năm 2024.

Thảo luận tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, nhiều đại biểu đã đề cập tới vấn đề này. Trước đây, khi chúng ta chưa có nhiều tuyến đường, đặc biệt chưa có các tuyến cao tốc, Bộ GTVT có thể trực tiếp quản lý, hình thành các hạt quản lý đường bộ.

Song đến nay, đã có nhiều tuyến đường hơn, tới hàng chục nghìn km, phải đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền. Thủ tướng lấy ví dụ, sau khi làm xong một tuyến đường thì Bộ GTVT có thể bàn giao cho địa phương quản lý, phát huy tính chủ động, sáng tạo, kịp thời của các địa phương.

Mặt khác, Thủ tướng cho rằng sắp tới cần nghiên cứu sửa đổi quy định về nguồn vốn từ ngân sách nhà nước (gồm ngân sách T.Ư và ngân sách địa phương) đầu tư xây dựng các công trình giao thông vận tải theo hướng ai làm tốt nhất thì giao làm. Thực tế vừa qua, T.Ư đã giao cho một số địa phương triển khai một số công trình giao thông và thực tiễn cho thấy địa phương đã làm rất tốt.
Theo VNExpress

>>> Xem thêm:
Xin ý kiến của các bác về vấn đề "nóng hỏi" này ạ
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: CuBiMi
Hạng C
16/4/16
824
1.102
98
Vũng Tàu
Rất nhiều người thấy luật cấm tuyệt đối không ổn nhưng lâm bò và đám lính vẫn lảm nhảm mấy cái cớ vớ vẩn
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Love
Reactions: camapsaigon
hmq confirmed
Hạng D
26/5/08
2.388
2.318
113
HCM
vietnamwcm.wordpress.com
Họ không hiểu hay không chịu hiểu nhỉ? Chỉ cần làm rõ để trưa cuối tuần có đi ăn tiệc, uống một ly hay lon bia (đi và về bằng taxi hay xe ôm) thì chiều tối hôm đó vẫn có thể lái xe chở vợ con đi chơi và tự tin là không bị phạt vớ vẩn vì vụ nồng độ cồn bằng 0 đó. Tương tự như vậy cho tiệc tối CN, làm 1-2 lon hay ly, thì sáng T2 vẫn có thể lái xe đi làm, mà chắc chắn không vì phạm con số 0 tuyệt đối vô lý này?! Hay đơn giản hơn nữa là cho bữa tối CN, 2 vợ chồng uống cùng nhau ly rượu vang chừng 50ml, sáng ra nếu gặp các trạm vẫn có thể bị phạt vi phạm ở mức nào đó khác con số 0 tuyệt đối?!
 
  • Like
Reactions: thuan68
Hạng B2
19/2/09
278
343
63
Quy định nồng độ cồn bằng 0 là hơi dốt, thiếu khoa học (xin lỗi các đ/c bấm nút thông qua). Nếu ai làm trong lĩnh vực phân tích thì biết rõ, nồng độ cồn bằng 0 thực ra không phải bằng 0, mà do độ chính xác của máy đo chỉ phát hiện được nồng độ cồn ở một giá trị nhất định. Máy này đo bằng 0, nhưng máy khác có thể đo ra giá trị 0,0001 chẳng hạn
 
  • Like
Reactions: Cao.Xanh
Hạng B1
16/8/21
86
2.464
83
Global-Village/Flat World
Quy định nồng độ cồn bằng 0 là hơi dốt, thiếu khoa học (xin lỗi các đ/c bấm nút thông qua). Nếu ai làm trong lĩnh vực phân tích thì biết rõ, nồng độ cồn bằng 0 thực ra không phải bằng 0, mà do độ chính xác của máy đo chỉ phát hiện được nồng độ cồn ở một giá trị nhất định. Máy này đo bằng 0, nhưng máy khác có thể đo ra giá trị 0,0001 chẳng hạn
Ngay máy đo nồng độ cồn của CSGT (dù là hàng Pro) cũng vẫn có sai số kiểm định =(~0,01--0,1)% tức là >0 .....và rất có khả năng dẫn tới phạt oan người dân.. :oops:
 
Hạng B2
19/2/09
278
343
63
Ngay máy đo nồng độ cồn của CSGT (dù là hàng Pro) cũng vẫn có sai số kiểm định =(~0,01--0,1)% tức là >0 .....và rất có khả năng dẫn tới phạt oan người dân.. :oops:

Phạt oan thì rõ rồi. Ngoài ra, với quy định nồng độ cồn bằng 0 và với những máy đo của CSGT hiện nay thì đã bỏ lọt hàng triệu người có nồng độ cồn trong máu nhưng vẫn lái xe (nồng độ rất nhỏ mà máy đo nhanh của CSGT không thể phát hiện được) => Pháp luật như trò đùa?