Hạng B1
17/4/08
97
0
0
Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) nói rằng thuế nhập giữ mức 83% và khng tăng nữa các bác ạ, còn giảm thì còn xem dân ý. Chẳng hiểu thế nào nữa....
 
Tập Lái
6/3/08
27
0
0
Cần đoạn tuyệt chính sách ưu đãi thuế theo tỷ lệ nội địa hoá

Theo báo SGTT:
Hội thảo “Thị trường ô tô, xe máy Việt Nam: thực trạng và triển vọng” trong khuôn khổ triển lãm quốc tế về phương tiện giao thông và công nghiệp phụ trợ (Vietnam AutoExpo) diễn ra hôm qua (12.6) đã xuất hiện những quan điểm mới từ các nhà nghiên cứu, quản lý trong nước về việc phát triển ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước và công nghiệp phụ trợ

Ông Phan Đăng Tuất, viện trưởng viện Nghiên cứu chính sách phát triển công nghiệp, bộ Công thương đánh giá: “Cả nước hiện mới có 300.000 xe ô tô du lịch do cá nhân sở hữu. Phần lớn các loại xe tải, xe buýt, xe chuyên dụng… vẫn phải nhập khẩu. Các doanh nghiệp chủ yếu nhập khẩu về lắp ráp, sản xuất hầu như không đáng kể. Cho nên, không sai khi nói rằng ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước gọi là ngành may vá ô tô”.

Chính sách sai lệch: phát triển “què quặt”

Kết quả của chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu theo tỷ lệ “nội địa hoá” ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được ông Nguyễn Văn Phụng, phó vụ trưởng vụ Chính sách thuế, bộ Tài chính cho biết: “Sau hơn mười năm thực hiện, tỷ lệ nội địa hoá mới đạt 5 – 10%”. Trong khi đó, cũng theo ông Phụng, người tiêu dùng trong nước phải chấp nhận xe do các doanh nghiệp trong nước chào bán gấp 1,2 – 1,8 lần giá xe các nước khác.

Còn về chất lượng, ông Phan Đăng Tuất nói: “Nếu chúng ta ngồi lên một chiếc Toyota sản xuất tại Việt Nam thì có thể thấy (chất lượng) kém rất xa những chiếc xe cũng của Toyota tại Nhật Bản, Thái Lan hay Mỹ”.

Nhờ có chính sách thuế đánh vào mặt hàng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu tăng cao, trong ba tháng gần đây, lượng xe bán ra của hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) tăng trưởng đột biến. Tháng 3: 13.091 xe, tháng 4: 13.800 xe và tháng 5: 18.200 chiếc. Trong khi trước đó, tháng 2, VAMA chỉ bán ra thị trường 8.920 xe. Nhưng thực tế, các doanh nghiệp này vẫn chủ yếu nhập linh kiện về lắp ráp chứ không hề có những đầu tư gì để nâng tỷ lệ nội địa hoá.

Công nghiệp phụ trợ: chuyện xưa chưa có lối ra

Sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước yếu kém được lý giải là do Việt Nam chưa có ngành sản xuất các linh kiện phụ trợ. Nhưng có thể nói, chính sách thuế quá cao nhằm hạn chế nhập khẩu xe nguyên chiếc, bảo hộ cho các doanh nghiệp lắp ráp xe trong nước vẫn không có tác dụng thúc đẩy nhà đầu tư đầu tư vào việc sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô vì quy mô thị trường không đủ lớn.

Theo ông Phan Đăng Tuất, hiện nay vẫn còn quá ít nhà sản xuất công nghiệp phụ trợ, mới chỉ có khoảng 30 doanh nghiệp trong khi nhu cầu là hàng ngàn. “Các doanh nghiệp đầu tư manh mún, quy mô sản xuất nhỏ, chủ yếu vẫn sản xuất các linh kiện giản đơn, dùng chung như săm xe, ca bin, vỏ xe… ngay cả các bình ắc quy, lốp xe vẫn còn phải nhập khẩu. Những cố gắng nhằm sản xuất ra hộp số, động cơ ô tô của các doanh nghiệp trong nước mấy năm qua chỉ đưa đến kết quả là lắp ráp được xe… công nông, xe bông sen. Thứ đó không được gọi là ô tô”, ông Tuất nói.

Lối thoát cho ngành công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô cũng như ngành công nghiệp sản xuất linh kiện ô tô, xe máy, theo các đại biểu, chỉ có duy nhất một

con đường là theo xu hướng của thế giới. Việt Nam cũng chỉ có thể tham gia ở những khâu nhất định trong một chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm ô tô. Các chính sách về thuế quan vì vậy cũng phải đi theo xu hướng đó. Như ông Tuất nói, chính vì Việt Nam đã vào WTO, cho nên dù muốn dù không, yêu cầu bắt buộc vẫn là phải cắt giảm bảo hộ đối với ô tô sản xuất trong nước, loại bỏ quy định về tỷ lệ nội địa hoá và bãi bỏ các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại trong lĩnh vực này.

Đại diện của bộ Tài chính cũng cho biết do gần đây Chính phủ yêu cầu phải tăng cường các biện pháp để giảm nhập siêu, nên tạm thời thuế nhập khẩu ô tô phải điều chỉnh lên cao. Nhưng xu hướng và theo cam kết WTO và theo hiệp định CEPT/AFTA, thuế nhập khẩu ô tô sẽ phải điều chỉnh giảm dần để chỉ còn đạt mức trung bình 47% vào năm 2017. Bộ Tài chính cũng sẽ từ bỏ hẳn thuế nhập khẩu (ưu đãi) theo bộ linh kiện CKD để chuyển sang tính thuế theo linh kiện rời. “Nhưng các khoản thu như thuế tiêu thụ đặc biệt, phí trước bạ, các loại phí và lệ phí về lề đường, bãi đậu, đăng ký biển số… lại tăng lên để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế giao thông, môi trường… ở các vùng khác nhau”, ông Phụng nói.

Mạnh Quân