Lái xe nhiều cũng mệt roài.
Lên rừng xuống biển nhiều, cũng sắp chán roài
Bây giờ anh em ta sẽ nghiên cứu 1 tour du lịch cực kỳ sinh thái, đúng nghĩa Ba lô.
Được sự hỗ trợ của KevinPak, set up cho mình 1 chương trình ngon bổ rẻ.
Chi phí phần cứng cực mềm, chi phí phần mềm : phát sinh vô biên
Thời gian dự kiến : Thứ sáu đi - Chủ nhật về : 21-23/09/2012
Kinh phí dự kiến :
- Phần cứng : 1.616.000 VNĐ (vé xe buýt 02 lượt, khách sạn 02 đêm, ăn uống cơm đạm bạc)
- Phần mềm : vé tham quan, các kiểu vé
, tiền phỏm, tiền rơi rớt dọc đường, tiền giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn
: tới đâu thu tới đó
Hướng dẫn viên : KevinPak và đồng bọn
Chương trình dự kiến :
KIAFC – DU LỊCH BỤI CAMBODIA 2012
TP.HCM – PHNOM PENH – CỐ ĐÔ OUDONG – PHNOM PENH – TP.HCM
(3 ngày 2 đêm: 21-23/09/2012)
NGÀY 1: 21/09/2012 (TP.HCM >> PHNOM PENH >> 240km)
06:07AM Tập trung tại trạm xe buýt SAPACO
(325 Phạm Ngũ Lão, Quận 1).
07:00AM Xuất phát.
07:00 - 13:00PM Di chuyển bằng xe buýt.
Ăn sáng trên XE (bánh mì).
Đái, tiểu (ị nếu có), trên XE.
Làm thủ tục xuất cảnh.
13:00 – 14:00PM Ăn trưa (nhà hàng MÓN NGON)
14:00 – 18:00PM Tham quan
Cung điện Hoàng gia Cambodia (6.25$).
Chùa Wat Phnom (1$).
Tượng đài độc lập Phnom Penh (Free).
Đài hữu nghị Việt – Cambodia(Free).
18:00 – 19:00PM Ăn tối
19:00 – 22:00PM Tham quan
Chợ đêm Phnom Penh (Thmey)
Ăn nhậu
NGÀY 2: 22/09/2012 (PHNOM PENH >> UDONG >> 45km)
07:00 – 08:00AM Ăn sáng (Hủ tiếu Nam Vang)
08:00 – 18:00PM Tham quan
Cố Đô Oudong (Free).
Trung tâm phật giáo (Free).
Bảo tàng diệt chủng Toul Sleng (3$).
Cánh đồng chết – Choeng Ek Memorial
18:00 – 19:00PM Ăn tối
19:00 – 22:00PM Tham quan
Sòng bạc NAGAWORLD(Free).
Pak pak
NGÀY 3: 23/09/2012 (PHNOM PENH >> TP.HCM >> 240km)
07:00 – 08:00AM Ăn sáng
08:00 – 12:00PM Tham quan
Chợ xe/ Shop quần áo
12:00 – 13:00PM Ăn trưa
15:00PM Lên xe về lại Saigon
** CUNG ĐIỆN HOÀNG GIA
Cung điện Hoàng gia Campuchia ở thủ đô
Phnôm Pênh là một tổ hợp các tòa nhà nơi Hoàng gia Vương quốc Campuchia được xây dựng từ hơn một thế kỷ trước để phục vụ việc ăn ở, sinh hoạt của quốc vương, gia đình quốc vương và các quan khách nước ngoài, nơi đây còn là nơi diễn ra các cuộc thiết triều, các nghi thức ngoại giao và lễ nghi hoàng gia.
Tiếng Khmer gọi tên đầy đủ là
Preah Barom Reachea Vaeng Chaktomuk. Các
Vua Campuchia đã ở trong cung điện này kể từ ngày cung điện được xây dựng từ 1866, ngoại trừ có một thời kỳ gián đoạn khi đất nước này dưới quyền cai trị của
Khmer Đỏ. Cung điện được khởi xây sau khi vua
Norodom chuyển đô từ
Oudong về Phnom Pênh sau giữa năm 1800. Cung điện nhìn về hướng Đông và tọa lạc tại bờ Tây của ngã 4 các phân nhánh của
sông Mêkong gọi là
Chaktomuk.
Hoàng Cung bao gồm một khu phức hợp các di tích bao gồm Hoàng cung với
Chùa Bạc và là sự kết hợp của rất nhiều công trình kiến trúc khác cộng với nhựng khu vườn với rất nhiều hoa kiểng quý đã nhiều năm tuổi. Hoàng cung và Chùa Bạc tạo thành một quần thể kiến trúc là biểu tượng cho đất nước Campuchia. Công trình nằm quay mặt ra bờ sông thoáng mát, là một đỉa điểm tham quan không thể thiếu trong cuộc hành trình khám phá đất nước Campuchia.
** CHÙA WAT PHNOM
Wat Phnom (Chùa Núi hay chùa bà Pênh) được xây năm 1373 là một trong những chùa quan trọng nhất ở Phnôm Pênh. Đây là ngôi chùa linh thiêng thu hút khách hành hương từ mọi miền đất nước và là điểm tham quan không thể bỏ qua của du khách khi du lịch đến đất nước này. Chùa được một quả phụ giàu có là Daun Chi Penh xây trên một ngọn đồi nhân tạo, sau khi một trận lụt lớn đã cuốn trôi các bức tượng Phật tới đây. Truyền thuyết kể lại rằng sự ra đời của Wat Phnom gắn chặt với sự khởi đầu của Phnôm Pênh. Người ta kể rằng năm 1372 bà Penh (Yea Penh) vớt được một cây gỗ trôi dạt trên sông. Bên trong cây gỗ là 4 bức tượng Phật. Bà đã cho đắp một ngọn đồi (phnom có nghĩa là đồi) và một ngôi chùa nhỏ (wat) ở khu vực mà ngày nay gọi là Wat Phnom. Sau này, khu vực xung quanh được gọi theo ngọn đồi (Phnom) và người tạo ra nó (Penh), vì thế mà có Phnom Penh. Ngôi chùa hiện đang tồn tại được xây dựng lại lần cuối vào năm 1926. Đã có nhiều hạng mục thêm vào trong các thế kỷ qua. Tháp chứa hài cốt lớn nhất chứa tro của vua Ponhea Yat (1421?-1462), người đã di chuyển kinh đô của đế chế Khmer từ Angkor về Phom Penh. Khu vực chùa này là trung tâm lễ hội của thành phố trong Năm mới Campuchia và Pchum Benh.
** TƯỢNG ĐÀI ĐỘC LẬP
Tượng đài Độc lập (The Independence Monument) được khởi công xây dựng năm 1958 và khánh thành ngày 9 tháng 11 năm 1962 nhằm đánh dấu 9 năm độc lập của người Campuchia khỏi áp bức nước ngoài. Công trình là tác phẩm của kiến trúc sư Campuchia Vann Molyvann, sử dụng hầu như tất cả các mô típ truyền thống của kiến trúc Khmer cổ truyền. Tượng đài có hình dạng stupa (hoa sen) mô phỏng Angkor Wat và các địa điểm lịch sử khác của Campuchia. Kiến trúc sư thiết kế là một người chịu ảnh hưởng nặng phong cách hiện đại Vann Molyvann. Trong những lễ quốc gia, đặc biệt là quốc khánh - đây là tâm điểm của các hoạt động.
** CỐ ĐÔ OUDONG
Cố đô Sambor Prei Kuk được xây dựng vào thế kỷ 7, nguyên là kinh đô của vương quốc
Chân Lạp xưa. Nó có niên đại sớm hơn cả các di tích trong quần thể
Angkor. Các kiến trúc của cố đô hoàn toàn bằng gạch và được xây dựng hoàn toàn không có chất kết dính. Cố đô gồm có nhiều tháp nhỏ hình ống cao, trong đó có một đền gọi là
Đền Sư tử, nơi diễn ra các hoạt động tôn giáo chính.
Oudong, còn được gọi là
Udong hay
Odongk, là cố đô của
Campuchia từ thế kỷ thứ 17 đến thế kỷ 19; đây được xem là cố đô cuối cùng trước khi các vị vua
Khmer quyết định chọn
Phnom Penh làm thủ đô. Cố đô là một trong những di tích khiêm nhường so với hầu hết các công trình khác tại Campuchia. Nằm khép mình trước Phnom Penh, Oudong sớm chìm vào quên lãng và bị rừng già bao phủ, kiến trúc không có gì là đặc sắc lắm và không được xây dựng bề thế và quy mô so với các cố đô khác.
Oudong là kinh đô của Campuchia từ 1618 đến 1866. Hoàng cung này nằm cách thủ đô Phnôm Pênh khoảng 30-40 km về phía Tây Bắc, nằm phía trên bến đò Kompong Luong. Năm 1866 vua
Norodom chuyển hoàng cung về Phnôm Pênh, Oudong trở thành cố đô. Ngày nay cố đô này trở thành một huyện của tỉnh
Kampong Speu, giáp ranh với huyện Ponhea Leu của tỉnh
Kandal ở phía Đông Nam, với tỉnh
Kampong Chhnang ở phía Bắc. Hoàng cung Oudong nằm ở tọa độ khoảng 11°49'21"-11°49'38" vĩ bắc và 104°44'36"-104°46'20" kinh đông, phía trên của Phnom Udong (11°47'42" vĩ bắc và 104°46'07" kinh đông) là ngọn núi có đền tháp (lăng mộ hoàng gia) ở huyện Ponhea Leu tỉnh Kandal. Trung tâm của Oudong ngày nay là Phsar Oudong, cách Phnom Penh 34 km theo đường chim bay về phía Tây Bắc, gần quốc lộ số 5 của Campuchia. Trong
Chiến tranh Việt Nam, hoàng cung bị tàn phá nặng bởi bom
Mỹ, và tới năm 1977 thì tiếp tục bị
Khmer Đỏ phá hủy.