Các bác tham khảo nhé (Theo Tuoitre online):
Tư vấn pháp luật: Thứ Năm, 22/01/2009, 14:11 (GMT+7)
Thủ tục yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường?[/b]
TTO - * Tôi có mua bảo hiểm AAA. Sau khi bị tai nạn, tôi có hỏi thì được AAA trả lời là trường hợp của tôi, nếu bên kia đòi bồi thường thì họ sẽ chịu hết. Tôi đã cấp đầy đủ hồ sơ của công an, tuy nhiên AAA đòi có giấy bãi nại và biên nhận tiền của bên bị nạn.
Tôi đang đi học, không có tiền để bồi thường nên bên kia không viết giấy bãi nại cho tôi, do đó công an không cho tôi lấy xe ra. Tôi phải làm thế nào, rất mong báo Tuổi Trẻ tư vấn giúp tôi.
- Tư vấn của luật sư Trịnh Văn Hiệp:[/b]
Trong trường hợp bạn có mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với chủ xe cơ giới thì sau khi tai nạn giao thông xảy ra, theo quy định tại Điều 7 về Quy tắc bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (được ban hành kèm theo Quyết định số 23/2007/QĐ-BTC ngày 9-4-2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), bạn phải thực hiện đầy đủ các trách nhiệm sau đây:
- Khi tai nạn giao thông xảy ra, chủ xe cơ giới và/hoặc lái xe cơ giới phải có trách nhiệm[/b]:
1. Tích cực cứu chữa, hạn chế thiệt hại về người và tài sản, bảo vệ hiện trường tai nạn, đồng thời báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm để phối hợp giải quyết và thông báo cho cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất;
2. Trong vòng 5 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn (trừ khi có lý do chính đáng), chủ xe cơ giới phải gửi cho doanh nghiệp bảo hiểm thông báo tai nạn theo quy định tại Phụ lục 2 - Thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường ban hành kèm theo Quyết định số 23/2007/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
3. Không được di chuyển, tháo gỡ hoặc sửa chữa tài sản khi chưa có ý kiến chấp thuận của doanh nghiệp bảo hiểm, trừ trường hợp làm như vậy là cần thiết để đảm bảo an toàn, đề phòng hạn chế thiệt hại về người và tài sản hoặc phải thi hành theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
4. Bảo lưu quyền khiếu nại và chuyển quyền đòi bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm trong phạm vi số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường kèm theo toàn bộ chứng từ cần thiết có liên quan.
Sau khi đã thực hiện đúng trách nhiệm nêu trên, bạn có quyền lập hồ sơ yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho bạn.
Theo quy định tại Điều 12 về Quy tắc bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thì hồ sơ yêu cầu bồi thường [/b]bao gồm các tài liệu sau:
1. Các tài liệu chủ xe cơ giới có trách nhiệm thu thập và cung cấp: [/b]
1.1. Thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định số 23/2007/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
1.2. Hồ sơ liên quan đến xe và lái xe;
1.3. Các giấy tờ chứng minh thiệt hại về người như giấy chứng thương của nạn nhân, giấy ra viện, giấy chứng nhận phẫu thuật, giấy chứng tử của nạn nhân;
1.4. Các giấy tờ chứng minh thiệt hại về tài sản như hoá đơn sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn; các giấy tờ chứng minh các chi phí cần thiết và hợp lý mà chủ xe đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
[/b]
2. Các tài liệu doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập: [/b]
2.1. Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường, bản ảnh;
2.2. Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến tai nạn;
2.3. Thông báo sơ bộ kết quả điều tra ban đầu vụ tai nạn giao thông;
2.4. Trong trường hợp không thể thu thập đầy đủ các tài liệu nêu trên, việc bồi thường sẽ căn cứ vào Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc kết luận của giám định viên kỹ thuật chuyên nghiệp theo quy định tại Điều 10 của Quy tắc bảo hiểm.
3. Các tài liệu quy định tại nêu trên phải là bản chính. Trong trường hợp không thể có bản chính, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm xác minh, đối chiếu với bản chính.
Theo Điều 13 về Quy tắc bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thì thời hạn yêu cầu, thanh toán và khiếu nại bồi thường[/b] được quy định như sau:
1. Thời hạn yêu cầu bồi thường của chủ xe cơ giới: một (01) năm kể từ ngày xảy ra tai nạn, trừ trường hợp chậm trễ do nguyên nhân khách quan và bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
2. Thời hạn thanh toán bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm: mười lăm (15) ngày kể từ khi nhận được hồ sơ bồi thường đầy đủ và hợp lệ và không quá ba mươi (30) ngày trong trường hợp phải tiến hành xác minh hồ sơ.
Trường hợp từ chối bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho chủ xe cơ giới biết lý do từ chối bồi thường trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm.
Chiếu theo quy định pháp luật nêu trên, bạn đã lập hồ sơ yêu cầu bồi thường theo đúng quy định tại Điều 12 về Quy tắc bảo hiểm nhưng công ty bảo hiểm AAA còn yêu cầu bạn phải cung cấp giấy bãi nại và biên nhân tiền của bên bị hại mới giải quyết bồi thường cho bạn là trái quy định của pháp luật.
Trường hợp công ty bảo hiểm không giải quyết thanh toán bồi thường cho bạn theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 13 Quy tắc bảo hiểm, bạn có quyền làm đơn khởi kiện công ty bảo hiểm AAA tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty bảo hiểm AAA có trụ chính[/b] để yêu cầu bồi thường. Thời hiệu khởi kiện về việc bồi thường bảo hiểm: ba (03) năm kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán bồi thường hoặc từ chối bồi thường. Quá thời hạn trên, mọi khiếu nại không còn giá trị.
Về trường hợp tạm giữ và trả lại phương tiện giao thông[/b] khi xảy ra tai nạn giao thông đường bộ được quy định như sau: Theo Điều 10 về Quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ (được ban hành kèm theo Quyết định số 18/2007/QĐ-BCA (C11) ngày 5-1-2007 của Bộ trưởng Bộ Công an) việc tạm giữ phương tiện giao thông được quy định như sau:
1. Khi vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra, các phương tiện giao thông có liên quan đều phải được tạm giữ để phục vụ công tác khám nghiệm, điều tra giải quyết (trừ các phương tiện giao thông ưu tiên theo quy định). Việc tạm giữ phương tiện giao thông phải được lập biên bản, ghi rõ tình trạng phương tiện bị tạm giữ;
2. Trường hợp vụ tai nạn giao thông đường bộ có dấu hiệu tội phạm thì đơn vị Cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện có trách nhiệm bàn giao phương tiện bị tạm giữ cùng với hồ sơ vụ án cho đơn vị điều tra tội phạm về trật tự xã hội có thẩm quyền. Việc trả lại phương tiện giao thông trong trường hợp này do Cơ quan tiến hành tố tụng quyết định theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng Hình sự.
3. Trường hợp tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm thì phương tiện giao thông bị tạm giữ được xử lý như sau:
- Đối với vụ tai nạn sau khi khám nghiệm phương tiện xong, xác định người điều khiển phương tiện không có lỗi thì phương tiện phải được trả ngay cho chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện;
- Các trường hợp khác việc tạm giữ phương tiện giao thông phải thực hiện theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc trả lại phương tiện giao thông trong trường hợp này do Cơ quan Cảnh sát Giao thông quyết định theo đúng quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Chú ý: Khi tạm giữ và trả phương tiện phải có quyết định và biên bản theo quy định của pháp luật.
Luật sư TRỊNH VĂN HIỆP
(Văn phòng luật sư Gia Thành)