- Tỉnh / Thành
- TP. Hồ Chí Minh
- Quận / Huyện
- Quận 10
- Địa chỉ
- 55 đường 3 Tháng 2, phường 11, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh
- Số điện thoại
- 1900886691
- Giá
- 3,950,000
Kim Cương
Kim Cương - Kim Cương Chính Hãng Kiểm Định GIA GRA Tại Glosbe
Nhẫn kim cương Moissanite Glosbe Simple
3.950.000 đKim Cương Moissanite 2x4 Radiant - Kiểm Định GRA
320.000 đNhẫn kim cương Moissanite Glosbe
3.950.000 đKim Cương Moissanite Cushion 4x4 Ly (4 mm) - Kiểm Định GRA
1.560.000 đKim Cương Moissanite Cushion 5x5 Ly (5 mm) - Kiểm Định GRA
2.160.000 đKim Cương Moissanite Cushion 6x6 Ly (6 mm) - Kiểm Định GRA
3.680.000 đKim Cương Moissanite 3x5 Radiant - Kiểm Định GRA
1.350.000 đKim Cương Moissanite Radiant 5x7 Ly ( 5mm) - Kiểm Định GRA
3.100.000 đKim Cương Moissanite Radiant 6x8 Ly ( 6mm) - Kiểm Định GRA
4.400.000 đKim Cương Moissanite Radiant 7x9 Ly ( 7mm) - Kiểm Định GRA
6.100.000 đKim Cương Moissanite Radiant 8x10 Ly (8mm) - Kiểm Định GRA
7.800.000 đKim Cương Moissanite Radiant 9x11 Ly (9mm) - Kiểm Định GRA
9.500.000 đKim Cương Moissanite Radiant 10x12 Ly (10mm) - Kiểm Định GRA
14.600.000 đKim Cương Moissanite Radiant 10x14Ly (10mm) - Kiểm Định GRA
16.990.000 đKim Cương Moissanite Pear 2x3 Ly ( 2 mm ) - Kiểm Định GRA
Vui lòng gọi...Kim Cương Moissanite Pear 2x4 Ly ( 2 mm ) - Kiểm Định GRA
Vui lòng gọi...Kim Cương Moissanite Pear 2,5x4 Ly ( 2,5 mm ) - Kiểm Định GRA
Vui lòng gọi...Kim Cương Moissanite Pear 3x4 Ly ( 3 mm ) - Kiểm Định GRA
810.000 đKim Cương Moissanite Pear 3x5 Ly ( 3 mm ) - Kiểm Định GRA
910.000 đKim Cương Moissanite Pear 4X6 Ly ( 4 mm ) - Kiểm Định GRA
1.350.000 đKim Cương Moissanite Pear 5X7 Ly ( 5 mm ) - Kiểm Định GRA
2.700.000 đKim Cương Moissanite Pear 6x8 Ly ( 6 mm ) - Kiểm Định GRA
4.400.000 đKim Cương Moissanite Pear 7X9 Ly ( 7 mm ) - Kiểm Định GRA
5.099.000 đKim Cương Moissanite Pear 7x11 Ly ( 7 mm ) - Kiểm Định GRA
7.100.000 đKim Cương Moissanite Pear 8x10 Ly ( 8 mm ) - Kiểm Định GRA
7.950.000 đKim Cương Moissanite Pear 8x12 Ly ( 8 mm ) - Kiểm Định GRA
8.800.000 đKim Cương Moissanite Pear 9x13 Ly ( 9 mm ) - Kiểm Định GRA
13.500.000 đKim Cương Vàng Moissanite Yellow 4 Ly (4 mm) - Kiểm Định GRA
2.880.000 đKim Cương Vàng Moissanite Yellow 5 Ly (5 mm) - Kiểm Định GRA
3.999.000 đKim Cương Vàng Moissanite Yellow 5,4 Ly (5,4 mm) - Kiểm Định GRA
5.760.000 đKim Cương Vàng Moissanite Yellow 6 Ly (6 mm) - Kiểm Định GRA
6.400.000 đKim Cương Vàng Moissanite Yellow 6,3 Ly (6,3 mm) - Kiểm Định GRA
7.888.000 đKim cương
Kim cương là gì
Kim cương còn được gọi là hột xoàn. Đây là một dạng hình thù trong tự nhiên của nguyên tố cacbon. Trong đó các nguyên tố cacbon liên kết với nhau theo cấu trúc hình lập phương tạo nên một cấu trúc vững chắc, mà chúng ta gọi là kim cương.Một dạng hình thù khác của Cacbon trong tự nhiên đó chính là than chì. Chúng được hình thành khi các nguyên tố cacbon liên kết với nhau theo cấu trúc mặt phẳng. Vì vậy than chì rất mềm và dễ bị bị tách ra từng lớp khi có lực bên ngoài tác động vào.
Hình bên trái là kim cương còn hình bên phải là than chì
Kim cương có độ cứng rất cao, đạt thang điểm 10 trong thang đo độ cứng Mohs và có khả năng khúc xạ ánh sáng tốt làm cho nó có rất nhiều ứng dụng trong cả công nghiệp và ngành trang sức.
Độ cứng | Chất hoặc khoáng chất |
>10 | Nanocrystalline diamond (hyperdiamond, ultrahard fullerite) |
10 | Diamond |
9.5–10 | Boron |
9–9.5 | Moissanite |
9 | Tungsten carbide |
8.5 | Chromium |
8 | Cubic zirconia |
7.5–8 | Emerald |
7 | Quartz |
6–7 | Silicon |
6 | Titanium |
5.5 | Glass |
5 | Apatite (tooth enamel) |
4–4.5 | Steel |
4 | Iron |
3.5 | Platinum |
3 | Copper |
2.5–3 | Gold |
2–2.5 | Halite (rock salt) |
2 | Calcium |
1.5 | Lead |
1 | Talc |
0.5–0.6 | Potassium |
0.2–0.3 | Rubidium |
Bảng đo độ cứng MOSH
Kim cương Tiếng Anh là gì?
Kim cương trong tiếng Anh là Diamond. Diamond có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp adamas (αδάμας có nghĩa là "không thể phá hủy"). Chúng đã được sử dụng trên những biểu tượng tôn giáo của người Ấn Độ cổ cách đây ít nhất 2.500 năm.kim cương được hình thành như thế nào
Kim cương được hình thành từ những khoáng vật có chứa cacbon dưới nhiệt độ và áp suất rất cao sâu trong lòng trái đất cách đây hàng trăm triệu đến hàng tỷ năm. Dưới độ sâu khoảng 150km, nơi có áp suất khoảng 5 gigapascal và nhiệt độ khoảng 1200 độ C, các nguyên tố cacbon kết hợp lại với nhau theo cấu trúc mạng tinh thể hình lập phương để hình thành nên những viên kim cương.Sau đó, thông qua quá trình hoạt động phun trào của núi lửa; thông qua quá trình đứt gãy chuyển động của các tầng địa chất, những viên kim cương nằm sâu trong lòng đất được đưa lên khỏi mặt đất.
Cách đây hàng nghìn năm con người đã khám phá ra loại vật chất đặc biệt này và bắt đầu khai thác kim cương phục vụ cuộc sống cho nền văn minh nhân loại
Quá trình hình thành kim cương trên trái đất
Tính chất vật lý của kim cương
Độ cứng của Kim cương
Kim cương có cấu trúc tinh thể hình lập phương. Mỗi nguyên tố các bon liên kết với 4 nguyên tố cacbon khác. Điều này giúp cho kim cương trở thành vật chất có độ cứng nhất trong tự nhiên. Kim cương đạt thang điểm 10 trong thang đo độ cứng Mohs.Độ giòn của kim cương
Khác với độ cứng đo khả năng chống lại những vết trầy xước. Độ giòn của kim cương chỉ từ trung bình khá đến tốt.Độ giòn chỉ khả năng khó bị vỡ của vật liệu. Kim cương có độ giòn thấp một phần là do cấu trúc tinh thể của kim cương không chống chịu tốt lắm. Kim cương do đó cũng dễ bị vỡ hơn so với một số vật liệu khác.
Màu sắc của kim cương
Kim cương có rất nhiều màu sắc khác nhau: không màu, màu xanh, xanh dương, xanh lá cây, cam, đỏ, tía, hồng, vàng, nâu và cả màu đen.Những viên kim cương có những vệt màu sáng được gọi là những viên kim cương màu. Nếu viên kim cương có màu rất đậm, chúng sẽ được gọi là "có màu sắc rực rỡ" tiếng Anh gọi là Fancy.
Kim Cương Màu
Kim cương màu là loại kim cương chứa một lượng nhỏ tạp chất, một nguyên tử cacbon bất kỳ trong mạng tinh thể của kim cương bị thay thế bởi một nguyên tử của nguyên tố khác. Thông thường nguyên tố Nitơ khiến cho kim cương có màu vàng.Trong bảng phân loại màu của kim cương, kim cương trong suốt không màu sẽ được đánh giá là loại D, còn thấp nhất là Z, chỉ viên kim cương có màu hơi vàng ngả sang nâu.
Càng trong suốt thì giá thành của viên kim cương càng cao. Càng ngả về màu nâu màu vàng thì giá trị viên kim cương càng ngày càng giảm.
Trừ trường hợp những viên kim cương có màu đặc biệt như màu vàng, màu xanh xanh lá, màu tím…thì đó là những viên kim cương rất hiếm gặp trong tự nhiên thì chúng lại có giá trị rất cao.
Kim Cương Màu
Độ bền nhiệt độ của kim cương
Kim cương sẽ cháy ở nhiệt độ khoảng 800 °C nếu có đủ oxy hoặc dễ dàng cháy trong môi trường oxy lỏng. Bạn có thể xem thí nghiệm đốt viên kim cương dưới đây:Tính chất quang học của kim cương
Kim cương có độ chiết suất ánh sáng cao rơi vào tầm 2,417 giúp cho kim cương có khả năng tán sắc ánh sáng tốt. Điều này tạo nên sự lấp lánh khi có ánh sáng chiếu vào, làm tăng vẻ đẹp lung linh huyền ảo của viên kim cương.Tính huỳnh quang
Một số viên kim cương có phát xạ ánh sáng (hầu hết là màu xanh dương) dưới tia cực tím, một số có màu đỏ tía. Hầu hết các viên kim cương phát xạ ánh sáng xanh trắng, vàng hay xanh lá cây dưới tác dụng của tia X.Người ta dùng đặc tính này trong khai mỏ để tách riêng kim cương có khả năng phát sáng và những viên đá bình thường khác không có khả năng này.
Trong điều kiện thường, hầu hết các viên kim cương đều không phát ánh sáng, trừ ánh sáng xanh dương mặc dù các loại kim cương màu có thể phát quang nhiều màu hơn.
Tính dẫn điện của kim cương
Ngoại trừ kim cương xanh dương vốn là một chất bán dẫn, mọi loại kim cương còn lại là chất cách điện tốt. Nguyên nhân là do trong phân tử kim cương xanh dương có chứa nguyên tử bo tạp chất, là một chất cho điện tử và tạo ra một chất bán dẫn loại p. Tuy nhiên, các loại kim cương màu xanh dương không chứa tạp chất Bo, như loại khai thác ở mỏ kim cương Argyle tại Úc, có màu như vậy là do chứa nhiều Hidro nên là một chất cách điện.Tính dẫn nhiệt của kim cương
Không giống như những chất cách điện tốt khác, kim cương là một chất truyền nhiệt tốt bởi vì các nguyên tử được liên kết chặt chẽ với nhau. Một viên kim cương nhân tạo nguyên chất có hệ số truyền nhiệt vào khoảng 2.000-2.500 W/(m.K), cao gấp 4 đến 5 lần so với đồng và là cao nhất trong tất cả những chất đã được biết trong nhiệt độ phòng.Tiêu chuẩn 4C để đánh giá chất lượng một viên kim cương theo GIA
GIA (Gemological Institute of America) là học viện đào tạo, giám định nổi tiếng uy tín hàng đầu thế giới về giám định đá màu, phân cấp chất lượng kim cương.Để đánh giá chất lượng của một viên kim cương người ta dựa vào tiêu chuẩn 4C bao gồm:
COLOR– Màu sắc: Nước màu của kim cương
Kim cương có nhiều màu sắc khác nhau, được chia thành hai dòng đó là kim cương không màu và kim cương có màu.
Những viên kim cương không màu này được phân cấp độ theo thang đo của GIA, được ký hiệu từ D - Z. Kim cương nước màu D là viên kim cương trong suốt Không Màu, có giá trị cao nhất. Càng về Z thì viên kim cương càng ngả về màu nâu vàng và giá trị cũng càng thấp đi.
Ngược lại, những viên kim cương màu thì rất hiếm trong tự nhiên Vì thế chúng thường có giá thành rất cao.
Do đó tùy theo nhu cầu sử dụng và mức chi tiêu mà bạn hãy chọn cho mình những viên kim cương phù hợp. Hãy liên hệ ngay trang sức Glosbe để được hỗ trợ tư vấn miễn phí bạn nhé.
Tiêu chuẩn 4C của kim cương
Nước màu kim cương
CLARITY (Độ tinh khiết) – 4C kim cương
Độ tinh khiết là yếu tố quan trọng của tiêu chuẩn 4C của kim cương.. Đây là tiêu chuẩn đánh giá các khiếm khuyết trong viên kim cương khi được phóng đại 10 lần dưới kính lúp.Những vết trầy xước, vết nứt gãy, bụi bẩn hay tì vết trong viên kim cương sẽ được xét đến để đánh giá về độ trong, tinh khiết. Chúng được phân cấp thành nhiều mức độ khác nhau, tác động trực tiếp đến giá kim cương. Độ tinh khiết của kim cương càng cao, khiếm khuyết càng ít thì giá trị càng lớn. Ngược lại, độ tinh khiết càng thấp thì giá trị viên kim cương càng thấp.
Tuy nhiên, những khiếm khuyết nhỏ thì rất khó nhìn thấy bằng mắt thường. Do vậy chúng không ảnh hưởng quá nhiều đến vẻ đẹp của viên kim cương, bạn có thể yên tâm khi lựa chọn độ tinh khiết cho phù hợp với túi tiền của.
Nếu bạn muốn mua kim cương để đầu tư và muốn sở hữu một viên kim cương hoàn hảo thì nên lựa chọn kim cương có độ tinh khiết đạt mức hoàn mỹ (F- Flawless).
Độ tinh khiết của kim cương
CUT (Giác cắt) – Tiêu chuẩn 4C của kim cương
Giác cắt chính là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và vẻ đẹp của viên kim cương. Những viên kim cương thô cần được cắt mài khéo léo theo những dạng hình học nhất định mới có được vẻ đẹp long lanh và lấp lánh.Giác cắt là một giá trị riêng được đánh giá bằng tỷ lệ của các mặt cắt chứ không phải hình dáng. Từng mặt cắt sẽ được đo kỹ lưỡng chiều dài, độ sâu, góc cắt,… Khi được cắt thích hợp, viên kim cương sẽ rực rỡ hơn, mang vẻ đẹp làm say mê mọi ánh nhìn.
Theo GIA, giác cắt của kim cương được phân thành 5 cấp độ khác nhau là: hoàn hảo, rất đẹp, đẹp, khá và kém. Giác cắt càng có chất lượng tốt thì giá trị của viên kim cương trên thị trường càng cao.
Giác cắt kim cương
Thông tin thêm về giác cắt kim cương
Kĩ thuật cắt kim cương vừa là một môn khoa học vừa là một nghệ thuật. Nó miêu tả quá trình viên kim cương được thành hình và đánh bóng từ dạng viên đá đầu tiên đến một viên ngọc sáng ngời.Có rất nhiều công trình nghiên cứu toán học được nghiên cứu nhằm làm cho lượng ánh sáng mà nó phản xạ được là nhiều nhất. Một trong số đó là công trình của nhà toán học yêu thích khoáng vật Marcel Tolkowsky. Ông là người nghĩ ra cách cắt hình tròn và đã đề ra các tỉ lệ thích hợp cho nó. Một viên kim cương được cắt theo kiểu hình tròn hiện đại trên bề mặt có tất cả 57 mặt. Trong đó, phần trên có 33 mặt và phần dưới có 24 mặt. Phần trên có nhiệm vụ tán xạ ánh sáng thành nhiều mằu sắc khác nhau trong khi phần bên có nhiệm vụ phản xạ ánh sáng.
Tolowsky đã đưa ra các tỉ lệ sau:
Tỉ lệ giữa đường kính mặt trên cùng và đường kính mặt giữa: 53%
Tỉ lệ giữa độ sâu và đường kính mặt giữa: 59,3%
Góc giữa mặt dưới và phương ngang: 40,75°
Góc giữa mặt trên và phương ngang: 34,5°
Tỉ lệ giữa độ sâu phần dưới và đường kính mặt giữa: 43,1%
Tỉ lệ giữa độ sâu phần trên và đường kính mặt trên: 16,2%
Ngoài ra ở chóp dưới viên kim cương phải nhọn, nếu không thì ánh sáng sẽ đi qua dễ dàng. Thế nhưng trong thực tế thì người ta thường làm với đường kính bằng 1-2% đường kính mặt giữa.
Viên kim cương nào càng khác những tiêu chuẩn của Tolowsky thì ánh sáng sẽ bị phản xạ càng ít.
Tuy nhiên trong xã hội hiện đại, người ta coi trọng đến khối lượng của viên kim cương nhiều hơn, dẫn đến việc những viên kim cương được gọt giũa rất ẩu để tăng khối lượng của chúng. Chỉ cần viên kim cương có khối lượng lúc sau cùng là 1 carat thì sẽ là một món tiền lớn hơn viên 0,95 carat.
Vì vậy, người ta thường làm phần dưới có độ sâu lớn. Do đó, một viên kim cương cắt xấu nặng 1 carat sẽ có đường kính chỉ bằng một viên 0,85 carat cắt tốt.
Người ta thường dựa vào tỉ lệ độ sâu phần đáy để biết nhanh viên kim cương đó có cắt đúng hay không. Lý tưởng là khi tỉ lệ 62,5%.
Ngoài ra viên kim cương 1 carat sẽ có đường kính là 6,5 mm. Nhanh chóng hơn, đường kính một viên kim cương sẽ gấp 6,5 lần khối lượng tính bằng carat, hay 11,1 lần khối lượng tính bằng cm³.
Hãy liên hệ trang sức Glosbe & Co để chọn được những viên kim cương có giác cắt đẹp đúng tiêu chuẩn bạn nhé!
CARAT (Trọng lượng) – Quy tắc 4C kim cương
Nhiều người thường nhầm lẫn rằng carat là đơn vị kích thước của kim cương. Thực tế, đây là đơn vị dùng để chỉ trọng lượng của viên kim cương, được đo bằng cân điện tử.
Một carat = 0.2 gram = 200 miligram
Trọng lượng của những viên kim cương nhỏ thường được chia thành điểm (Point). 1 carat tương ứng với 100 điểm.Ví dụ: viên kim cương nặng 0.75 carat = 75 point. Một viên kim cương cắt mài chuẩn có trọng lượng 1 carat thì kích thước là 6.5 mm.
Carat không phải là yếu tố quyết định giá cả cuối cùng. Cùng một carat nhưng giá trị của 2 viên kim cương có thể chênh lệch rất lớn, do sự khác biệt về giác cắt, màu sắc và độ tinh khiết.
Carat còn là yếu tố xác định độ hiếm của viên kim cương, ảnh hưởng đến giá sản phẩm. Thông thường những viên kim cương tự nhiên có trọng lượng khoảng 1 đến 2 carat. Trọng lượng càng lớn thì giá trị của chúng càng cao.