Hạng B2
14/6/11
207
0
0
33
Haizz, xăng dầu pha chế kiểu này thì xe nào chịu nổi. Cây xăng nhà nước hay tư nhân gì cũng chết vì bị pha chế ở khâu vận chuyển.
Không biết ở Miền Bắc thì có hay không nhưng thấy tỉ lệ xe cháy ở phía Bắc cao hơn!

Mọi người cùng đọc loạt bài phóng sự về công nghệ pha chế xăng dầu của báo Thanh Niên theo link dưới:
Kỳ 1: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120108/kinh-hoang-cong-nghe-xang-dom.aspx
Kỳ 2: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120110/kinh-hoang-cong-nghe-xang-dom-ky-2-hang-tram-nghin-lit-moi-ngay.aspx
Kỳ 3: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120111/kinh-hoang-cong-nghe-xang-dom-ky-3-ao-thuat-dau-do-fo.aspx
Kỳ 4: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120112/kinh-hoang-cong-nghe-xang-dom-ky-4-thanh-tra-cac-cua-hang-ban-xang-dom.aspx
Kỳ 5: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120112/kinh-hoang-cong-nghe-xang-dom-ky-5-truy-trach-nhiem-cay-xang-va-doanh-nghiep-dau-moi.aspx
 
Hạng B2
14/6/11
207
0
0
33
Nhờ vậy mà người dân được xài xăng của MÁY BAY!

Nghi vấn xăng xe pha xăng máy bay rút trộm
Trong quá trình thực hiện loạt bài điều tra, PV Thanh Niên ghi nhận được phản ánh của người trong giới kinh doanh xăng dầu về tình trạng tài xế “rút ruột” xe bồn chở xăng máy bay (Avgas). Theo một cán bộ từng làm chỉ huy kho xăng dầu trong sân bay, trước đây việc vận chuyển xăng cho máy bay thông qua 2 đường ống (một cho quân sự và một cho dân sự) vừa an toàn vừa có chi phí thấp. Nhưng về sau, đường ống bị hỏng mà không được sửa chữa nên phải dùng xe bồn chuyên chở. Cách vận chuyển này nếu kiểm soát lơi lỏng, tài xế rất dễ “rút ruột” xăng để bán hưởng lợi.
Dù giá nhập khẩu cao hơn các loại xăng khác, nhưng do tính chất đặc biệt chỉ có thể dùng cho máy bay (không thể dùng cho máy móc khác, thậm chí cũng không thể đem đốt lò), nên sau khi rút trộm xăng máy bay, tài xế thường bán lại cho các đầu nậu với giá rất bèo. Hiện nay, có nghi vấn tình trạng pha trộn xăng A92, A95 với xăng máy bay để hưởng chênh lệch giá. Điều này là cực kỳ nguy hiểm. Bởi tính chất xăng máy bay là tạo nhiệt lớn, giữ nhiệt lâu, dễ phụt hơn xăng xe. Nếu pha với tỷ lệ lớn, ban đầu xe khó khởi động, nhưng khi chạy trong thời gian dài thì rất "bốc", động cơ rất nóng, thậm chí cả khi đã tắt máy động cơ vẫn còn nổ. Điều này tương đối khớp với một số trường hợp đã dừng xe, tắt máy nhưng khi quay ra thấy xe bị bốc cháy như vừa qua.
Đáng lưu ý, xăng máy bay có chỉ số octan cao, các chỉ tiêu của xăng cũng đảm bảo, nên khi pha với xăng xe, thậm chí còn làm tăng chỉ số octan. Do đó, nếu cứ suy nghĩ mặc định rằng xăng gây cháy nổ xe phải là xăng kém chất lượng thì cũng không chắc chắn với trường hợp pha xăng máy bay và có thể làm lệch hướng điều tra nguyên nhân gây cháy, nổ xe thời gian qua.
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120112/kinh-hoang-cong-nghe-xang-dom-ky-4-thanh-tra-cac-cua-hang-ban-xang-dom.aspx
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
16/6/11
626
486
63
Thế này thì em cũng éo dám đi máy bay nữa vì nhỡ xăng máy bay cũng bị làm rởm thì chắc rơi xuống biển quá
 
Hạng B2
7/1/11
366
5
18
Quảng Trị
onlymer nói:
Thế này thì em cũng éo dám đi máy bay nữa vì nhỡ xăng máy bay cũng bị làm rởm thì chắc rơi xuống biển quá
haha.Máy bay đang bay bị pha xăng A85 ji ji vào thì toi bác nhỉ.
Kinh nghiệm.Đi xe đường bộ phải học qua 1 khoá nghiệp vụ phản ứng nhanh khi có sự cố cháy nổ.
Đi đường không phải học thêm 1 khoá bơi lội chuyên nghiệpva cách đối phó với cá mập.
:D:D:D:D