Re:Kinh nghiệm chạy xe xuyên việt dịp tết.
1-Chọn lộ trình
Có những bác không thể chọn được lộ trình nhưng nhiều bác đi xa có thể chọn lộ trình cho mình nhưng nếu chỉ Xuyên Việt Nam-Bắc thì có 3 lựa chọn.
Lộ Trình 1 (Quốc Lộ 1) ra bắc chẻ nhánh cho bác nào về Nam Định...Quảng Ninh.
SG-Phan Thiết- Phan Rang- Nha Trang- Quy Nhơn- Quãng Nghãi- Đà Nẵng-Huế- Quảng Bình- Hà Tĩnh- Nghệ An- Thanh Hóa- Ninh Bình (Nam Định- Thái Bình- Hải Phòng- Quảng Ninh)- Hà Nội.
Ưu điểm:
Nhiều chỗ ăn nghỉ, nhiều chỗ sửa xe, đường tốt hơn từ SG ra đến Quảng Trị.
Nhược điểm:
Nhiều xe, Đường xấu hơn từ Quảng Trị ra Hà Nội. qua nhiều Thị Trấn, Thị Xã, Thành Phố phải chạy chậm , đông dân cư họp chợ dịp tết.
Lộ Trình 2 (QL 13-14-15) cho bác nào về Tây Nguyên hoặc muốn khám phá đường Trường sơn.
SG- Binh Phước- BMT-GL- Kontum- Thạch My- A Lưới- Đông Hà- Hà Tĩnh- Nghệ An- Thanh Hóa- Hòa Bình – Hà Nội.
Ưu điểm:
QL 15 từ Quảng trị (Đông Hà) ra Hà Nội đường rất đẹp, vắng.
Nhược điểm:
Ít chỗ ăn nghỉ, chỗ sửa xe, chạy đêm chú ý xe máy chui trong các đường khuất ra và các xe thô sơ dừng/ đi trên đường không có đèn, gia súc nằm trên đường, sương mù vào ban đêm.
Đường xấu và nhiều đèo dốc ở QL14 (theo em nếu không phải về các tỉnh Tây Nguyên thì không chọn đường này)
Lộ trình 3 (lộ trình hỗn hợp, tối ưu Nam-Bắc)
Từ SG ra Đông Hà Quảng tri đi theo QL1, từ Đông Hà ra Hà Nội đi theo QL 15 (đường HCM)
Ưu điểm:
Kết hợp ưu của cả 2 lộ trình trên
Nhược điểm:
vẫn còn một số nhược điểm nhỏ như chỗ ăn nghỉ và sửa xe nhưng chạy trong 1 ngày ngon lành (khoảng 700Km)
1-Chọn lộ trình
Có những bác không thể chọn được lộ trình nhưng nhiều bác đi xa có thể chọn lộ trình cho mình nhưng nếu chỉ Xuyên Việt Nam-Bắc thì có 3 lựa chọn.
Lộ Trình 1 (Quốc Lộ 1) ra bắc chẻ nhánh cho bác nào về Nam Định...Quảng Ninh.
SG-Phan Thiết- Phan Rang- Nha Trang- Quy Nhơn- Quãng Nghãi- Đà Nẵng-Huế- Quảng Bình- Hà Tĩnh- Nghệ An- Thanh Hóa- Ninh Bình (Nam Định- Thái Bình- Hải Phòng- Quảng Ninh)- Hà Nội.
Ưu điểm:
Nhiều chỗ ăn nghỉ, nhiều chỗ sửa xe, đường tốt hơn từ SG ra đến Quảng Trị.
Nhược điểm:
Nhiều xe, Đường xấu hơn từ Quảng Trị ra Hà Nội. qua nhiều Thị Trấn, Thị Xã, Thành Phố phải chạy chậm , đông dân cư họp chợ dịp tết.
Lộ Trình 2 (QL 13-14-15) cho bác nào về Tây Nguyên hoặc muốn khám phá đường Trường sơn.
SG- Binh Phước- BMT-GL- Kontum- Thạch My- A Lưới- Đông Hà- Hà Tĩnh- Nghệ An- Thanh Hóa- Hòa Bình – Hà Nội.
Ưu điểm:
QL 15 từ Quảng trị (Đông Hà) ra Hà Nội đường rất đẹp, vắng.
Nhược điểm:
Ít chỗ ăn nghỉ, chỗ sửa xe, chạy đêm chú ý xe máy chui trong các đường khuất ra và các xe thô sơ dừng/ đi trên đường không có đèn, gia súc nằm trên đường, sương mù vào ban đêm.
Đường xấu và nhiều đèo dốc ở QL14 (theo em nếu không phải về các tỉnh Tây Nguyên thì không chọn đường này)
Lộ trình 3 (lộ trình hỗn hợp, tối ưu Nam-Bắc)
Từ SG ra Đông Hà Quảng tri đi theo QL1, từ Đông Hà ra Hà Nội đi theo QL 15 (đường HCM)
Ưu điểm:
Kết hợp ưu của cả 2 lộ trình trên
Nhược điểm:
vẫn còn một số nhược điểm nhỏ như chỗ ăn nghỉ và sửa xe nhưng chạy trong 1 ngày ngon lành (khoảng 700Km)
Re:Kinh nghiệm chạy xe xuyên việt dịp tết.
2-Định Ngày xuất phát và Ra/Vào
Hầu như ai cũng có lịch sơ bộ nhưng để chọn được ngày hợp lý để di chuyển phải dựa vào nhiều yếu tố mới có thể ấn định chính xác ngày nào ra và ngày nào sẽ vào.
ngày công ty chồng nghỉ
ngày con nghỉ học
ngày công ty vợ nghỉ
ngày để mua các đồ dùng cần thiết cho tết 2 bên nội/ngoại
ngày chúc tết sớm với người thân, đồng nghiệp, và các mối quan hệ khác.
Nhưng xét cho cùng thì hầu như những ngày mà các bác có thể chọn cũng chỉ từ 20-27/12 Âm lịch.
Các ngày ít xe trong những ngày này bao gồm : 21-23-27 (các ngày này những người mê tín sẽ không đi các ngày này, mặt khác những ngày 21-23 sẽ chỉ dành cho những người không quá bận rộn, ngày 27 dành cho người bận rộn. các ngày còn lại một là ngày đẹp và cũng là ngày nhiều người có thể sắp xếp để về tết khi đã làm xong mọi việc.(xe khách thường chọn ngày rất kỹ khi di chuyển Bắc-Nam và ngược lại).
Ngày vào khó chọn hơn vì bị khóa 2 đầu (ngày 4 là xem như hết tết và ngày 9 là phải đi làm). Các xe sẽ đi từ 4-5-6-7-8 ngày 6 và 8 là ngày nhiều xe, các ngày còn lại cũng chỉ giảm chút ít.
Giờ xuất phát:
Khi từ SG ra các tỉnh Miền Trung và Miền Bắc cần phải xem xét nên xuất phát giờ nào vì từ SG ra đến Dầu Giây là mất 2h-4h , tùy cách chọn thời gian xuất phát.
Buổi sáng nên đi sớm hẳn 4h hoặc trễ hẳn sau 11h , hoặc chiều thì chiều xe ra sẽ đỡ hơn, nếu xuất phát 8h sáng , các chỉ có thể có mặt ở Dầu Dây chừng 12h trưa. Rất mệt theo kiểu chạy bám đít xe khác và đặp thắng liên tục.
Khi vào thì tránh đến Dâu Giây vào lúc 16h chiều, giờ này bò vào SG cũng kẹt (kể cả ngày thường không gì ngày tết)
2-Định Ngày xuất phát và Ra/Vào
Hầu như ai cũng có lịch sơ bộ nhưng để chọn được ngày hợp lý để di chuyển phải dựa vào nhiều yếu tố mới có thể ấn định chính xác ngày nào ra và ngày nào sẽ vào.
ngày công ty chồng nghỉ
ngày con nghỉ học
ngày công ty vợ nghỉ
ngày để mua các đồ dùng cần thiết cho tết 2 bên nội/ngoại
ngày chúc tết sớm với người thân, đồng nghiệp, và các mối quan hệ khác.
Nhưng xét cho cùng thì hầu như những ngày mà các bác có thể chọn cũng chỉ từ 20-27/12 Âm lịch.
Các ngày ít xe trong những ngày này bao gồm : 21-23-27 (các ngày này những người mê tín sẽ không đi các ngày này, mặt khác những ngày 21-23 sẽ chỉ dành cho những người không quá bận rộn, ngày 27 dành cho người bận rộn. các ngày còn lại một là ngày đẹp và cũng là ngày nhiều người có thể sắp xếp để về tết khi đã làm xong mọi việc.(xe khách thường chọn ngày rất kỹ khi di chuyển Bắc-Nam và ngược lại).
Ngày vào khó chọn hơn vì bị khóa 2 đầu (ngày 4 là xem như hết tết và ngày 9 là phải đi làm). Các xe sẽ đi từ 4-5-6-7-8 ngày 6 và 8 là ngày nhiều xe, các ngày còn lại cũng chỉ giảm chút ít.
Giờ xuất phát:
Khi từ SG ra các tỉnh Miền Trung và Miền Bắc cần phải xem xét nên xuất phát giờ nào vì từ SG ra đến Dầu Giây là mất 2h-4h , tùy cách chọn thời gian xuất phát.
Buổi sáng nên đi sớm hẳn 4h hoặc trễ hẳn sau 11h , hoặc chiều thì chiều xe ra sẽ đỡ hơn, nếu xuất phát 8h sáng , các chỉ có thể có mặt ở Dầu Dây chừng 12h trưa. Rất mệt theo kiểu chạy bám đít xe khác và đặp thắng liên tục.
Khi vào thì tránh đến Dâu Giây vào lúc 16h chiều, giờ này bò vào SG cũng kẹt (kể cả ngày thường không gì ngày tết)
Hoan hô Bác chủ ! Nếu rảnh Bác chi tiết cho từng lộ trình như: quãng đường, thời gian di chuyển, điểm ăn uống, nghỉ đêm, đặc sản có thể mua làm quà, các điểm có thể ghé tham quan nhanh, xxx ...
Em chưa xuyên Việt lần nào nhưng một nửa thì có, nghe sông hồ đồn phong cách chạy của các Bác Tài từ sông Bến Hải trở ra máu lắm nên e hơi ngại chút. Mong được 1 lần về Bắc ăn Tết mà chưa thực hiện được.
Em chưa xuyên Việt lần nào nhưng một nửa thì có, nghe sông hồ đồn phong cách chạy của các Bác Tài từ sông Bến Hải trở ra máu lắm nên e hơi ngại chút. Mong được 1 lần về Bắc ăn Tết mà chưa thực hiện được.
Last edited by a moderator:
Re:Kinh nghiệm chạy xe xuyên việt dịp tết.
3-Kiểm tra xe/Chất đồ lên xe
Có những bác am hiểu về xe nhưng cũng có những bác chỉ lên xe đổ xăng rồi chạy, nhưng dù có am hiểu về xe cũng khó có đủ điều kiện để kiểm tra một chiếc xe đời mới với đầy đủ thiết bị điện tử hiện đại. Tốt nhất là đưa xe vào hãng để kiểm tra tổng thể trước khi đi xa và có sự dặn dò và giám sát của mình.
Những thứ mà tài xế thông thường có thể tự kiểm tra được
-Áp suất vỏ xe (kiểm tra theo hướng dẫn sử dụng kèm theo) và bơm vỏ đúng hoặc nhiều hơn chút nếu như có chở hàng nặng và full tải.
-Kiểm tra nước làm mát
-Vệ sinh xe
Xe phải được rửa sạch và hút bụi kỹ vì đi dọc đường các bác sẽ không thể nào dừng xe hút bụi được vì trong xe đồ sẽ rất nhiều hơn nữa cũng chẳng có thời gian để làm việc này.
-Kiểm tra nhớt máy
Nhớt máy phải luôn nằm trong mức cho phép đây là nguyên nhân gây ra hư hỏng nặng, mà dấu hiệu đầu tiên là đèn báo nhớ sáng lên hoặc nước sôi khi chạy đường dài.
-Thay Bình Điện nếu cần
Thông thường bình nước sẽ cho ta thấy yếu điện khi đề nhưng với bình khô nó sẽ hết đột ngột và là một trong những nguyên nhân chính xe mới phải nằm đường, tốt nhất hãy thay 1 bình mới nếu bình đã dùng quá 1 năm, chuẩn bị cho một chuyến đi dài thì đầu tư một bình mới cũng đáng giá.
-Kiểm tra các đèn
-Kiểm tra các đồ dùng cứu hộ và các dụng cụ cần thiết theo xe.
-Các rò rỉ bất thường ở gầm xe.
-Chất đồ lên xe
Theo nguyên tắc cái gì nặng thì phải để ở dưới và nhẹ thì để trên (hạn chế để đồ nặng trên nóc xe, khi chạy nhanh vào cua gấp rất nguy hiểm).
Cái gì dùng trên đường đi thì phải để riêng để khi vào k/s thì mang theo
Đồ ăn, đồ uống phải để riêng, chỗ dễ lấy, đặc biệt là nước uống, và trong lúc chạy xe tài xế không lấy đồ cho trẻ hoặc mẹ trẻ.
3-Kiểm tra xe/Chất đồ lên xe
Có những bác am hiểu về xe nhưng cũng có những bác chỉ lên xe đổ xăng rồi chạy, nhưng dù có am hiểu về xe cũng khó có đủ điều kiện để kiểm tra một chiếc xe đời mới với đầy đủ thiết bị điện tử hiện đại. Tốt nhất là đưa xe vào hãng để kiểm tra tổng thể trước khi đi xa và có sự dặn dò và giám sát của mình.
Những thứ mà tài xế thông thường có thể tự kiểm tra được
-Áp suất vỏ xe (kiểm tra theo hướng dẫn sử dụng kèm theo) và bơm vỏ đúng hoặc nhiều hơn chút nếu như có chở hàng nặng và full tải.
-Kiểm tra nước làm mát
-Vệ sinh xe
Xe phải được rửa sạch và hút bụi kỹ vì đi dọc đường các bác sẽ không thể nào dừng xe hút bụi được vì trong xe đồ sẽ rất nhiều hơn nữa cũng chẳng có thời gian để làm việc này.
-Kiểm tra nhớt máy
Nhớt máy phải luôn nằm trong mức cho phép đây là nguyên nhân gây ra hư hỏng nặng, mà dấu hiệu đầu tiên là đèn báo nhớ sáng lên hoặc nước sôi khi chạy đường dài.
-Thay Bình Điện nếu cần
Thông thường bình nước sẽ cho ta thấy yếu điện khi đề nhưng với bình khô nó sẽ hết đột ngột và là một trong những nguyên nhân chính xe mới phải nằm đường, tốt nhất hãy thay 1 bình mới nếu bình đã dùng quá 1 năm, chuẩn bị cho một chuyến đi dài thì đầu tư một bình mới cũng đáng giá.
-Kiểm tra các đèn
-Kiểm tra các đồ dùng cứu hộ và các dụng cụ cần thiết theo xe.
-Các rò rỉ bất thường ở gầm xe.
-Chất đồ lên xe
Theo nguyên tắc cái gì nặng thì phải để ở dưới và nhẹ thì để trên (hạn chế để đồ nặng trên nóc xe, khi chạy nhanh vào cua gấp rất nguy hiểm).
Cái gì dùng trên đường đi thì phải để riêng để khi vào k/s thì mang theo
Đồ ăn, đồ uống phải để riêng, chỗ dễ lấy, đặc biệt là nước uống, và trong lúc chạy xe tài xế không lấy đồ cho trẻ hoặc mẹ trẻ.
Kinh nghiệm chạy xe đường dài.
1-Đi Đoàn.
Tuyệt đối không bám đít nhau, trước khi xuất phát trưởng đoàn phải phổ biến địa điểm ăn /nghỉ trạm dừng chân tạm thời một cách rõ ràng để lần lượt các thành viên đoàn không phải chờ đợi và nếu có bị lạc cũng tự tìm về địa điểm tập kết được.
-Khoảng cách tối thiểu giữa 2 xe tùy theo tốc độ chạy (tốc độ càng cao khoảng cách này càng lớn)
Theo em:
50 Km/h thì khoảng cách là 30-50m
80Km/h thì khoảng cách là 50-100m
-Dừng chủ động dọc đường
Người dẫn đầu phải tìm đủ chỗ an toàn cho cả đoàn xe, không ảnh hưởng đến các xe lưu thông khi dừng.
-Dừng xe dốc cầu
Không dừng quá gần xe tải, xe container vì một khi họ vào số nhả côn xe sẽ bị tuột đụng đầu xe mình.
-Khách sạn
Nên book trước khách sạn và chọn khách sạn có đủ chỗ cho cả đoàn, hạn chế book nhiều k/s chia lẻ đoàn, nếu book trước giá sẽ rất rẻ và dễ đàm phán về giá.
Nếu trường hợp không book trước hãy lấy số điện thoại và gọi cho họ thay vì kéo cả đoàn vào k/s. họ sẽ ép giá khi thấy mình đã đến, mùa tết k/s rẻ hơn bình thường, giá có thể down 50% nếu như biết đàm phán và số lượng đặt phòng lớn.
-ăn uống dọc đường
Đồ ăn trước tết còn tạm được, đồ ăn sau tết thường dở tệ và đắt đỏ khi tư tưởng làm ăn chụp giật ngự trị ở việt nam đã lâu và chưa xuất khẩu được.
Các bác nên ăn những đồ ăn nóng và vệ sinh, chọn kỹ đồ ăn và hỏi giá trước khi gọi, đừng vì sĩ diện mà bị chém uất ức sẽ mất vui cho chuyến hành trình.
cách chọn quán ăn cho khách vãng lai.
Nếu bạn đến một vùng mới là Thị Trấn, Thị Xã, Thành Phố hãy cho xe chạy một vòng, nếu thấy quán nào nhiều xe du lịch mà mang biển kiểm soát địa phương thì quán đó chắc chắn sẽ là quán ăn ngon và giá hợp lý (thông thường không nằm trên QL chính chạy qua, mà nằm ở những đường nhánh)
Nếu chạy trên đường dài mà đến bữa ăn thì chọn quán có nhiều xe tải ăn, giá sẽ rẻ so với các quán có xe du lịch biển kiểm soát khác tỉnh (Tài xế xe tải họ phải tự bỏ tiền ra để trả tiền ăn, nghề của họ là chạy trên đường hằng ngày, họ sẽ biết chỗ nào ăn ngon và giá rẻ, mấy anh đi xe du lịch chỉ một năm mới xuyên việt một vài lần và thấy chỗ nào sạch đẹp thì vào chứ không có cơ hội để chọn lựa)
2-Chạy xe
Tốc độ xe
Tuân thủ tuyệt đối tốc độ quy định, điều này có vẻ rất khó với mọi tài xế vì nếu đường vắng và xe thì ngon, lái xe đang cảm hứng khi nghe bản nhạc nào đó thì việc kiểm soát tốc độ sẽ bị quên. Nhưng hãy nhớ, CSTG đứng ở khắp nơi trên đường các bác đi, nhiều đến mức không tưởng .
Các bác sẽ bị bắt nếu đi quá tốc độ thường xuyên và sẽ rất phiền nếu gặp phải chuyện này, cho tiền có khi CSGT từ chối vì họ cần biên bản, chỉ nhanh 1 chút các bác có thể phải ở lại để đóng phạt và lấy giấy tờ ra, mất rất nhiều thời gian cho khâu này.
Lựa chọn tốt nhất cho hành trình xuyên việt là tuân thủ tốc độ.
Một khi bị CSGT dừng xe các bác đừng vội cãi họ, họ có thời gian, họ có quyền, họ đang thi hành công vụ, hãy nhẹ nhàng hỏi họ mình bị lỗi gì sau đó chọn giải pháp tốt nhất để giải quyết.
Bị ép khi chạy
Khi chạy trên đường trường, xe nhỏ sẽ bị các xe lớn ép do “ý thức tài xế” do “ lỡ vượt” do nhiều nguyên nhân.
Mỗi khi bị ép hãy giảm tốc độ và nhường họ, cứ nghĩ thằng tài xế ép mình đang “ phê” các bác sẽ có chuyến đi an toàn và nhẹ nhõm.
Khi vượt
Phải chọn đủ đoạn đường có tầm nhìn tốt mới vượt, không vượt ở chỗ có biển cấm vượt, không vượt xe với vận tốc quá cao, hãy nhường họ, rồi cũng về đến nhà cả thôi.
Nhưng đã vượt thì phải dứt khoát, không chần chừ thậm thụt vì nhiều khi xe sau cũng vượt theo.
Chạy xe ban đêm.
Chạy đêm không bao giờ điều tiết mắt vào đèn xe ngược chiều (điều này không dễ để giải thích) . các bác hãy điều tiết mắt ra chỗ khác không nhìn vào đèn vì một khi điều tiết mắt bạn sẽ bị lóa
Nói thêm về văn hóa dùng đèn khi chạy ban đêm:
các bác cảm thấy khó chịu khi xe ngược chiều bật pha vào mặt mình và nháy đèn hoài không thấy người ta chuyển sang cos. hãy thông cảm cho họ, xe ngược chiều là xe có đèn mà không có chế độ cos và pha (xe cũ, cos đã hỏng).
hãy giảm tốc độ và nhường đường cho xe loại này, nếu mình cũng bật pha vào họ thì tự nhận mình là kém văn hóa về sử dụng đèn pha. thực ra nhường họ nhưng cũng chính là bảo vệ mình, một khi mình bật pha, bên kia sẽ mù tạm thời và có thể gây tại nạn với chính xe của các bác.
trong đô thị tuyệt đối không dùng đèn pha, hãy xuống cos ngay khi có xe chạy ngược chiều nhá đèn.
Chạy đêm đòi hỏi phải có kinh nghiệm với các tài mới nên chạy ban ngày, ban đêm mát và vắng hơn nhưng tầm nhìn bị hạn chế vì vậy khả năng gặp rủi ro cũng nhiều hơn. hơn nữa, ban đêm xe Khách chạy nhanh hơn và hỗn hơn.
Chạy xe trời mưa
Khi trời mưa, mặt đường bị ướt và trơn trượt, tác dụng của thắng cũng giảm, tốt nhất nên giảm tốc đô khi đi mưa.
Nếu xe có chế độ 2 cầu thì hãy sử dụng 2 cầu nhanh để tăng bám đường khi chạy trời mưa và đường trơn trượt, gió ngang.
Hãy làm sạch gương chiếu hậu, kính 2 bên , kính trước sau để tăng góc nhìn cho tài xế , vì sau một đoạn đường mưa toàn bộ xe sẽ bị tắm bùn , bụi bẩn.
1-Đi Đoàn.
Tuyệt đối không bám đít nhau, trước khi xuất phát trưởng đoàn phải phổ biến địa điểm ăn /nghỉ trạm dừng chân tạm thời một cách rõ ràng để lần lượt các thành viên đoàn không phải chờ đợi và nếu có bị lạc cũng tự tìm về địa điểm tập kết được.
-Khoảng cách tối thiểu giữa 2 xe tùy theo tốc độ chạy (tốc độ càng cao khoảng cách này càng lớn)
Theo em:
50 Km/h thì khoảng cách là 30-50m
80Km/h thì khoảng cách là 50-100m
-Dừng chủ động dọc đường
Người dẫn đầu phải tìm đủ chỗ an toàn cho cả đoàn xe, không ảnh hưởng đến các xe lưu thông khi dừng.
-Dừng xe dốc cầu
Không dừng quá gần xe tải, xe container vì một khi họ vào số nhả côn xe sẽ bị tuột đụng đầu xe mình.
-Khách sạn
Nên book trước khách sạn và chọn khách sạn có đủ chỗ cho cả đoàn, hạn chế book nhiều k/s chia lẻ đoàn, nếu book trước giá sẽ rất rẻ và dễ đàm phán về giá.
Nếu trường hợp không book trước hãy lấy số điện thoại và gọi cho họ thay vì kéo cả đoàn vào k/s. họ sẽ ép giá khi thấy mình đã đến, mùa tết k/s rẻ hơn bình thường, giá có thể down 50% nếu như biết đàm phán và số lượng đặt phòng lớn.
-ăn uống dọc đường
Đồ ăn trước tết còn tạm được, đồ ăn sau tết thường dở tệ và đắt đỏ khi tư tưởng làm ăn chụp giật ngự trị ở việt nam đã lâu và chưa xuất khẩu được.
Các bác nên ăn những đồ ăn nóng và vệ sinh, chọn kỹ đồ ăn và hỏi giá trước khi gọi, đừng vì sĩ diện mà bị chém uất ức sẽ mất vui cho chuyến hành trình.
cách chọn quán ăn cho khách vãng lai.
Nếu bạn đến một vùng mới là Thị Trấn, Thị Xã, Thành Phố hãy cho xe chạy một vòng, nếu thấy quán nào nhiều xe du lịch mà mang biển kiểm soát địa phương thì quán đó chắc chắn sẽ là quán ăn ngon và giá hợp lý (thông thường không nằm trên QL chính chạy qua, mà nằm ở những đường nhánh)
Nếu chạy trên đường dài mà đến bữa ăn thì chọn quán có nhiều xe tải ăn, giá sẽ rẻ so với các quán có xe du lịch biển kiểm soát khác tỉnh (Tài xế xe tải họ phải tự bỏ tiền ra để trả tiền ăn, nghề của họ là chạy trên đường hằng ngày, họ sẽ biết chỗ nào ăn ngon và giá rẻ, mấy anh đi xe du lịch chỉ một năm mới xuyên việt một vài lần và thấy chỗ nào sạch đẹp thì vào chứ không có cơ hội để chọn lựa)
2-Chạy xe
Tốc độ xe
Tuân thủ tuyệt đối tốc độ quy định, điều này có vẻ rất khó với mọi tài xế vì nếu đường vắng và xe thì ngon, lái xe đang cảm hứng khi nghe bản nhạc nào đó thì việc kiểm soát tốc độ sẽ bị quên. Nhưng hãy nhớ, CSTG đứng ở khắp nơi trên đường các bác đi, nhiều đến mức không tưởng .
Các bác sẽ bị bắt nếu đi quá tốc độ thường xuyên và sẽ rất phiền nếu gặp phải chuyện này, cho tiền có khi CSGT từ chối vì họ cần biên bản, chỉ nhanh 1 chút các bác có thể phải ở lại để đóng phạt và lấy giấy tờ ra, mất rất nhiều thời gian cho khâu này.
Lựa chọn tốt nhất cho hành trình xuyên việt là tuân thủ tốc độ.
Một khi bị CSGT dừng xe các bác đừng vội cãi họ, họ có thời gian, họ có quyền, họ đang thi hành công vụ, hãy nhẹ nhàng hỏi họ mình bị lỗi gì sau đó chọn giải pháp tốt nhất để giải quyết.
Bị ép khi chạy
Khi chạy trên đường trường, xe nhỏ sẽ bị các xe lớn ép do “ý thức tài xế” do “ lỡ vượt” do nhiều nguyên nhân.
Mỗi khi bị ép hãy giảm tốc độ và nhường họ, cứ nghĩ thằng tài xế ép mình đang “ phê” các bác sẽ có chuyến đi an toàn và nhẹ nhõm.
Khi vượt
Phải chọn đủ đoạn đường có tầm nhìn tốt mới vượt, không vượt ở chỗ có biển cấm vượt, không vượt xe với vận tốc quá cao, hãy nhường họ, rồi cũng về đến nhà cả thôi.
Nhưng đã vượt thì phải dứt khoát, không chần chừ thậm thụt vì nhiều khi xe sau cũng vượt theo.
Chạy xe ban đêm.
Chạy đêm không bao giờ điều tiết mắt vào đèn xe ngược chiều (điều này không dễ để giải thích) . các bác hãy điều tiết mắt ra chỗ khác không nhìn vào đèn vì một khi điều tiết mắt bạn sẽ bị lóa
Nói thêm về văn hóa dùng đèn khi chạy ban đêm:
các bác cảm thấy khó chịu khi xe ngược chiều bật pha vào mặt mình và nháy đèn hoài không thấy người ta chuyển sang cos. hãy thông cảm cho họ, xe ngược chiều là xe có đèn mà không có chế độ cos và pha (xe cũ, cos đã hỏng).
hãy giảm tốc độ và nhường đường cho xe loại này, nếu mình cũng bật pha vào họ thì tự nhận mình là kém văn hóa về sử dụng đèn pha. thực ra nhường họ nhưng cũng chính là bảo vệ mình, một khi mình bật pha, bên kia sẽ mù tạm thời và có thể gây tại nạn với chính xe của các bác.
trong đô thị tuyệt đối không dùng đèn pha, hãy xuống cos ngay khi có xe chạy ngược chiều nhá đèn.
Chạy đêm đòi hỏi phải có kinh nghiệm với các tài mới nên chạy ban ngày, ban đêm mát và vắng hơn nhưng tầm nhìn bị hạn chế vì vậy khả năng gặp rủi ro cũng nhiều hơn. hơn nữa, ban đêm xe Khách chạy nhanh hơn và hỗn hơn.
Chạy xe trời mưa
Khi trời mưa, mặt đường bị ướt và trơn trượt, tác dụng của thắng cũng giảm, tốt nhất nên giảm tốc đô khi đi mưa.
Nếu xe có chế độ 2 cầu thì hãy sử dụng 2 cầu nhanh để tăng bám đường khi chạy trời mưa và đường trơn trượt, gió ngang.
Hãy làm sạch gương chiếu hậu, kính 2 bên , kính trước sau để tăng góc nhìn cho tài xế , vì sau một đoạn đường mưa toàn bộ xe sẽ bị tắm bùn , bụi bẩn.
Last edited by a moderator: