Các loại bình sữa cho trẻ sơ sinh có sự khác nhau về thương hiệu, chất liệu, kiểu dáng, giá cả… nhưng cấu tạo cơ bản là giống nhau. Bao gồm 4 phần chính: thân bình, núm vú, nắp bình và phần nối giữa thân bình với núm vú. Các bộ phận này có thể tháo rời và dễ dàng vệ sinh. Nói chung đã là bình sữa của các thương hiệu có uy tín thì đều tốt nhưng để tìm ra bình sữa cho trẻ sơ sinh loại nào tốt nhất, phù hợp với em bé của bạn, thì cần thiết cân nhắc các vấn đề sau đây.
1. Chọn chất liệu bình sữa
Để đi tìm bình sữa cho trẻ sơ sinh loại nào tốt nhất thì trước tiên hãy xem hiện nay có những loại bình sữa nào đang được bày bán trên thị trường và tìm hiểu cộng dụng cũng như đảm bảo về sức khỏe an toàn cho bé nhà mình. Ở Việt Nam hiện nay phổ biến 3 loại bình sữa làm từ chất liệu: nhựa, thủy tinh, silicon. Ở nước ngoài mình thấy có thêm loại bình bằng thép không gỉ, nhưng loại này thường đắt và không phổ biến.
Bình sữa bằng nhựa cứng: Trước đây chất liệu nhựa phổ biến là Polycarbonate, thành phần thường chứa BPA. Do đó khi lựa chọn bình sữa loại nào tốt bằng chất liệu nhựa cứng các mẹ nên tránh xa các sản phẩm rẻ tiền có xuất xứ Trung Quốc. Các thương hiệu uy tín sản phẩm sẽ là không chứa BPA (Mẹ chú ý sẽ có ký hiệu BPA Free trên thân bình hay vỏ hộp). Bình sữa bằng nhựa cứng bền, rẻ và dùng khá tốt.
Nhược điểm của loại bình này là ở khả năng chịu nhiệt. Nếu ở lâu trong mức nhiệt độ cao thì có thể sinh ra các chất không tốt cho sức khỏe. Ở giai đoạn trẻ sơ sinh hệ tiêu hóa còn yếu thì đồ dùng ăn uống thường được tiệt trùng hoàn toàn bằng nước đun sôi. Khi đó nên ưu tiên lựa chọn bình sữa silicon hoặc thủy tinh hơn.
Ngoài ra, bình sữa bằng nhựa cứng dùng lâu ngày có thể bị ố màu, xấu đi nên tần suất thay thế thường xuyên hơn so với 2 chất liệu còn¬¬ lại.
Bình sữa thủy tinh có khả năng chịu nhiệt rất tốt, sẽ không bị méo mó hay biến dạng nếu đun sôi tiệt trùng ở nhiệt độ cao. Đồng thời chất liệu này bền hơn, không chứa BPA, cũng chứa ít các chất có thể gây độc hại hơn bình nhựa. Ngoài ra bạn biết đấy, sữa mẹ thường chứa nhiều chất béo. Bình sữa thủy tinh vệ sinh dễ dàng hơn rất nhiều so với bình nhựa.
Nhưng bình thủy tinh có giá cao hơn bình nhựa. Cũng có hạn chế, đó là: thường rất nặng, dễ vỡ nên khi sử dụng mẹ cần hết sức cẩn thận. Bình sữa thủy tinh chỉ phù hợp cho bé mới được vài tháng dùng khi đó có người lớn cầm bình cho bé ăn. Khi bé biết tự cầm bình bú thì nên dùng bình nhựa hay bình silicon.
Ngoài ra, thủy tinh là chất liệu rất tốt để bảo quản đồ ăn uống. Nhưng mẹ tuyệt đối không dùng bình thủy tinh để trữ đông sữa nhé. Vì khi đó thủy tinh có thể bị rạn, nứt. Các mảnh vụn có thể lẫn vào sữa, rất nguy hiểm.
Bình sữa Silicon: Silicon là chất liệu mới, được dùng để sản xuất bình sữa trong vài năm gần đây. Silicon không chứa chất gây độc hại, chịu được nhiệt độ cao, không vỡ, không xước, không méo mó… Loại vật liệu này rất dễ dàng vệ sinh, khử trùng bằng cách đun sôi trong nước. Bình silicon rất nhẹ, bé có thể tự cầm bình ti rất dễ dàng.
Có phải mẹ đang lo lắng: thân bình mềm như vậy, khi bé cần chẳng may bóp mạnh thì sữa sẽ chảy ra nhiều, bé sẽ bị sặc? Nhưng mẹ yên tâm vì phần nắp bình thường có van an toàn để kiểm soát lượng sữa chảy ra. Vì có nhiều ưu điểm hơn hẳn các chất liệu khác nên bình sữa silicon được xem là chất liệu tốt nhất nhưng thường có giá đắt nhất.
2. Chọn kiểu dáng và kích thước của bình sữa.
Bình sữa cũng được thiết kế với nhiều kiểu dáng khác nhau. Có kiểu chỉ đơn giản như chiếc bình hình trụ thông thường. Có kiểu được làm giống như bầu ngực của mẹ. Có kiểu được làm cong phần cổ bình. Có kiểu phần thân lồi lõm cho bé dễ cầm hơn. Nhưng nếu căn cứ vào kiểu dáng phần cổ bình thì bình sữa cho trẻ sơ sinh được chia thành hai loại là bình sữa cổ rộng và bình sữa cổ hẹp.
Bình sữa cổ rộng: Ưu điểm lớn nhất của bình sữa cổ rộng là dễ dàng vệ sinh. Mẹ có thể cho cả bàn tay, dụng cụ rửa vào sâu dưới đáy bình. Như vậy là ưu việt hơn rất rất nhiều so với loại bình cổ hẹp. Ngoài ra, với bình cổ rộng thì việc cho sữa công thức vào bình cũng rất dễ dàng, tránh rơi vãi mất vệ sinh và lãng phí. Tuy nhiên loại bình này khi bé cầm nắm sẽ khó hơn so với bình cổ hẹp.
Bình sữa cổ hẹp có ưu điểm là nhỏ, nhẹ, bé dễ cầm nắm hơn. Nhưng bình cổ hẹp thường vệ sinh khó hơn, cần thiết sử dụng đến dụng cụ chuyên dụng để có thể vệ sinh tới tận đáy bình. Và khi cho sữa bột vào bình pha thì bạn cần hết sức cẩn thận kẻo sẽ rơi vãi.
Chọn kích thước (dung tích) bình sữa: Điều này liên quan chặt chẽ với tháng tuổi của bé, thường có 2 loại kích thước bình sữa. Bình loại nhỏ dung tích từ khoảng 100ml đến 150ml phù hợp với bé từ 1 đến 6 tháng tuổi. Bình loại lớn dung tích từ khoảng 225ml đến 250ml phù hợp với bé từ 6 tháng tuổi trở lên.
Khi còn ít tháng tuổi bé chưa ăn được nhiều. Bạn nên chọn mua cho bé bình sữa có dung tích nhỏ trước vì vạch chia dung tích của bình này nhỏ từ 10ml trở lên. Như vậy sẽ rất tiện để đo lượng ăn của bé. Hơn nữa, lúc này bình sữa nhỏ bé cũng sẽ cầm, nắm dễ dàng hơn.
Khi bé lớn hơn, mẹ nên đổi sang bình sữa dung tích lớn. Vạch chia dung tích lọai bình lớn khoảng 20-50ml. Lúc này lượng sữa bé ăn đã nhiều hơn, dùng bình nhỏ sẽ không đủ. Ngoài ra bé đã có thể tự cầm được bình sữa to, mẹ không cần lo lắng.
3. Chọn núm vú
Chọn bình sữa cho trẻ sơ sinh loại nào tốt nhất mẹ cũng nên quan tâm nhiều đến núm vú. Núm vú chính là phần bé sẽ ngậm vào miệng. Đây là bộ phận rất quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng đến việc bé có chịu bú bình hay không. Thông thường những núm vú cứng hay có mùi lạ sẽ không gây được thiện cảm với bé. Có nhiều tiêu chí để phân loại núm vú như chất liệu, kích cỡ, hình dạng, tốc độ dòng chảy…, mẹ có thể dựa vào đây để lựa chọn núm vú phù hợp nhất.
Núm vú cao su rất mềm, bé sẽ co cảm giác giống như ti mẹ. Nhưng khi còn mới thường có mùi cao su. Bạn cần luộc kỹ bằng nước sôi nhiều lần để loại bỏ mùi này rồi mới cho bé sử dụng. Ngoài ra, loại núm này dễ biến dạng và không bền bằng núm vú silicon. Cũng có một số trẻ bị dị ứng cao su.
Núm vú silicon thường cứng hơn núm vú cao su nhưng bền hơn, dễ làm sạch hơn, chịu nhiệt độ cao tốt. Đặc biệt đến giai đoạn bé đang ngứa lợi mọc răng, bé rất hay cắn, nhai rách núm vú. Lúc này thì núm vú bằng silicon sẽ ít bị nứt, rách hơn loại núm cao su.
Hình dạng và kích thước núm vú: Thiết kế cổ của bình sữa sẽ ảnh hưởng đến hình dạng và kích thước núm vú. Núm vú truyền thống nhìn giống như một cái chuông hay vòm mô phỏng giống hình bầu vú mẹ. Bầu núm vú của bình cổ rộng sẽ to hơn núm của loại bình cổ hẹp. Như vậy bé sẽ có cảm giác như đang được bú mẹ. Kiểu núm vú nha khoa được thiết kế để chứa vòm miệng và nướu của bé để định hình cho răng mọc.
Tốc độ dòng chảy phụ thuộc vào kích thước núm vú. Trẻ từ 0 đến 3 tháng thường cần kích thước núm vú nhỏ nhất (size S). Với kích thước này thì trên đầu núm vú sẽ có 1 lỗ nhỏ, lượng chảy sữa là chậm nhất để bé kịp bú và nuốt. Bé từ 4 đến 6 tháng phù hợp với size M, tốc độ dòng chảy nhanh hơn. Bé từ 6 tháng có thể dùng size L. Đây là cách phân loại phổ biến. Đương nhiên với các thiết kế khác nhau, các nhà sản xuất cũng có thể sẽ phân chia theo kiểu khác. Ngoài cách dựa theo tháng tuổi của bé, mẹ cũng có thể dựa vào khả năng ăn uống của bé nữa. Một số bé có thể ăn được nhiều hơn so với tháng tuổi của mình, khi đó mẹ nên chọn size núm vú lớn hơn phù hợp.
Hệ thống thông khí có tác dụng là bảo vệ bé khỏi tình trạng sặc sữa và đầy hơi. Loại bình sữa tốt thường sẽ có một van thông khí. Khi bé bú liên tục, không khí từ bên ngoài sẽ đi qua van này vào trong bình để tạo ra áp lực. Sữa sẽ được đưa từ từ xuống miệng bình giúp bé bú dễ dàng hơn. Nếu không có van thông khí bé sẽ cần dùng nhiều sức hơn để bú sữa. Núm vú sẽ bị hút xẹp lại, sữa không xuống nữa. Để núm vú căng trở lại, sữa xuống đầy bé sẽ phải nhả miệng ra. Khi đó bé sẽ nuốt phải không khí và dễ bị đầy bụng, nôn trớ, khó chịu.
Với những kinh nghiệm kể trên thì hẳn các mẹ đã biết được bình sữa cho trẻ sơ sinh loại nào tốt nhất rồi, với từng chất liệu cũng như tính năng thì các mẹ có thể cân nhắc để chọn lựa cho bé bình sữa na toàn nhất.
Website: chuchubaby.vn
Nguồn: https://suckhoebengoan.blogspot.com/2018/12/kinh-nghiem-chon-mua-binh-sua-cho-tre.html
1. Chọn chất liệu bình sữa
Để đi tìm bình sữa cho trẻ sơ sinh loại nào tốt nhất thì trước tiên hãy xem hiện nay có những loại bình sữa nào đang được bày bán trên thị trường và tìm hiểu cộng dụng cũng như đảm bảo về sức khỏe an toàn cho bé nhà mình. Ở Việt Nam hiện nay phổ biến 3 loại bình sữa làm từ chất liệu: nhựa, thủy tinh, silicon. Ở nước ngoài mình thấy có thêm loại bình bằng thép không gỉ, nhưng loại này thường đắt và không phổ biến.
Bình sữa bằng nhựa cứng: Trước đây chất liệu nhựa phổ biến là Polycarbonate, thành phần thường chứa BPA. Do đó khi lựa chọn bình sữa loại nào tốt bằng chất liệu nhựa cứng các mẹ nên tránh xa các sản phẩm rẻ tiền có xuất xứ Trung Quốc. Các thương hiệu uy tín sản phẩm sẽ là không chứa BPA (Mẹ chú ý sẽ có ký hiệu BPA Free trên thân bình hay vỏ hộp). Bình sữa bằng nhựa cứng bền, rẻ và dùng khá tốt.
Nhược điểm của loại bình này là ở khả năng chịu nhiệt. Nếu ở lâu trong mức nhiệt độ cao thì có thể sinh ra các chất không tốt cho sức khỏe. Ở giai đoạn trẻ sơ sinh hệ tiêu hóa còn yếu thì đồ dùng ăn uống thường được tiệt trùng hoàn toàn bằng nước đun sôi. Khi đó nên ưu tiên lựa chọn bình sữa silicon hoặc thủy tinh hơn.
Ngoài ra, bình sữa bằng nhựa cứng dùng lâu ngày có thể bị ố màu, xấu đi nên tần suất thay thế thường xuyên hơn so với 2 chất liệu còn¬¬ lại.
Bình sữa thủy tinh có khả năng chịu nhiệt rất tốt, sẽ không bị méo mó hay biến dạng nếu đun sôi tiệt trùng ở nhiệt độ cao. Đồng thời chất liệu này bền hơn, không chứa BPA, cũng chứa ít các chất có thể gây độc hại hơn bình nhựa. Ngoài ra bạn biết đấy, sữa mẹ thường chứa nhiều chất béo. Bình sữa thủy tinh vệ sinh dễ dàng hơn rất nhiều so với bình nhựa.
Nhưng bình thủy tinh có giá cao hơn bình nhựa. Cũng có hạn chế, đó là: thường rất nặng, dễ vỡ nên khi sử dụng mẹ cần hết sức cẩn thận. Bình sữa thủy tinh chỉ phù hợp cho bé mới được vài tháng dùng khi đó có người lớn cầm bình cho bé ăn. Khi bé biết tự cầm bình bú thì nên dùng bình nhựa hay bình silicon.
Ngoài ra, thủy tinh là chất liệu rất tốt để bảo quản đồ ăn uống. Nhưng mẹ tuyệt đối không dùng bình thủy tinh để trữ đông sữa nhé. Vì khi đó thủy tinh có thể bị rạn, nứt. Các mảnh vụn có thể lẫn vào sữa, rất nguy hiểm.
Bình sữa Silicon: Silicon là chất liệu mới, được dùng để sản xuất bình sữa trong vài năm gần đây. Silicon không chứa chất gây độc hại, chịu được nhiệt độ cao, không vỡ, không xước, không méo mó… Loại vật liệu này rất dễ dàng vệ sinh, khử trùng bằng cách đun sôi trong nước. Bình silicon rất nhẹ, bé có thể tự cầm bình ti rất dễ dàng.
Có phải mẹ đang lo lắng: thân bình mềm như vậy, khi bé cần chẳng may bóp mạnh thì sữa sẽ chảy ra nhiều, bé sẽ bị sặc? Nhưng mẹ yên tâm vì phần nắp bình thường có van an toàn để kiểm soát lượng sữa chảy ra. Vì có nhiều ưu điểm hơn hẳn các chất liệu khác nên bình sữa silicon được xem là chất liệu tốt nhất nhưng thường có giá đắt nhất.
2. Chọn kiểu dáng và kích thước của bình sữa.
Bình sữa cũng được thiết kế với nhiều kiểu dáng khác nhau. Có kiểu chỉ đơn giản như chiếc bình hình trụ thông thường. Có kiểu được làm giống như bầu ngực của mẹ. Có kiểu được làm cong phần cổ bình. Có kiểu phần thân lồi lõm cho bé dễ cầm hơn. Nhưng nếu căn cứ vào kiểu dáng phần cổ bình thì bình sữa cho trẻ sơ sinh được chia thành hai loại là bình sữa cổ rộng và bình sữa cổ hẹp.
Bình sữa cổ rộng: Ưu điểm lớn nhất của bình sữa cổ rộng là dễ dàng vệ sinh. Mẹ có thể cho cả bàn tay, dụng cụ rửa vào sâu dưới đáy bình. Như vậy là ưu việt hơn rất rất nhiều so với loại bình cổ hẹp. Ngoài ra, với bình cổ rộng thì việc cho sữa công thức vào bình cũng rất dễ dàng, tránh rơi vãi mất vệ sinh và lãng phí. Tuy nhiên loại bình này khi bé cầm nắm sẽ khó hơn so với bình cổ hẹp.
Bình sữa cổ hẹp có ưu điểm là nhỏ, nhẹ, bé dễ cầm nắm hơn. Nhưng bình cổ hẹp thường vệ sinh khó hơn, cần thiết sử dụng đến dụng cụ chuyên dụng để có thể vệ sinh tới tận đáy bình. Và khi cho sữa bột vào bình pha thì bạn cần hết sức cẩn thận kẻo sẽ rơi vãi.
Chọn kích thước (dung tích) bình sữa: Điều này liên quan chặt chẽ với tháng tuổi của bé, thường có 2 loại kích thước bình sữa. Bình loại nhỏ dung tích từ khoảng 100ml đến 150ml phù hợp với bé từ 1 đến 6 tháng tuổi. Bình loại lớn dung tích từ khoảng 225ml đến 250ml phù hợp với bé từ 6 tháng tuổi trở lên.
Khi còn ít tháng tuổi bé chưa ăn được nhiều. Bạn nên chọn mua cho bé bình sữa có dung tích nhỏ trước vì vạch chia dung tích của bình này nhỏ từ 10ml trở lên. Như vậy sẽ rất tiện để đo lượng ăn của bé. Hơn nữa, lúc này bình sữa nhỏ bé cũng sẽ cầm, nắm dễ dàng hơn.
Khi bé lớn hơn, mẹ nên đổi sang bình sữa dung tích lớn. Vạch chia dung tích lọai bình lớn khoảng 20-50ml. Lúc này lượng sữa bé ăn đã nhiều hơn, dùng bình nhỏ sẽ không đủ. Ngoài ra bé đã có thể tự cầm được bình sữa to, mẹ không cần lo lắng.
3. Chọn núm vú
Chọn bình sữa cho trẻ sơ sinh loại nào tốt nhất mẹ cũng nên quan tâm nhiều đến núm vú. Núm vú chính là phần bé sẽ ngậm vào miệng. Đây là bộ phận rất quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng đến việc bé có chịu bú bình hay không. Thông thường những núm vú cứng hay có mùi lạ sẽ không gây được thiện cảm với bé. Có nhiều tiêu chí để phân loại núm vú như chất liệu, kích cỡ, hình dạng, tốc độ dòng chảy…, mẹ có thể dựa vào đây để lựa chọn núm vú phù hợp nhất.
Núm vú cao su rất mềm, bé sẽ co cảm giác giống như ti mẹ. Nhưng khi còn mới thường có mùi cao su. Bạn cần luộc kỹ bằng nước sôi nhiều lần để loại bỏ mùi này rồi mới cho bé sử dụng. Ngoài ra, loại núm này dễ biến dạng và không bền bằng núm vú silicon. Cũng có một số trẻ bị dị ứng cao su.
Núm vú silicon thường cứng hơn núm vú cao su nhưng bền hơn, dễ làm sạch hơn, chịu nhiệt độ cao tốt. Đặc biệt đến giai đoạn bé đang ngứa lợi mọc răng, bé rất hay cắn, nhai rách núm vú. Lúc này thì núm vú bằng silicon sẽ ít bị nứt, rách hơn loại núm cao su.
Hình dạng và kích thước núm vú: Thiết kế cổ của bình sữa sẽ ảnh hưởng đến hình dạng và kích thước núm vú. Núm vú truyền thống nhìn giống như một cái chuông hay vòm mô phỏng giống hình bầu vú mẹ. Bầu núm vú của bình cổ rộng sẽ to hơn núm của loại bình cổ hẹp. Như vậy bé sẽ có cảm giác như đang được bú mẹ. Kiểu núm vú nha khoa được thiết kế để chứa vòm miệng và nướu của bé để định hình cho răng mọc.
Tốc độ dòng chảy phụ thuộc vào kích thước núm vú. Trẻ từ 0 đến 3 tháng thường cần kích thước núm vú nhỏ nhất (size S). Với kích thước này thì trên đầu núm vú sẽ có 1 lỗ nhỏ, lượng chảy sữa là chậm nhất để bé kịp bú và nuốt. Bé từ 4 đến 6 tháng phù hợp với size M, tốc độ dòng chảy nhanh hơn. Bé từ 6 tháng có thể dùng size L. Đây là cách phân loại phổ biến. Đương nhiên với các thiết kế khác nhau, các nhà sản xuất cũng có thể sẽ phân chia theo kiểu khác. Ngoài cách dựa theo tháng tuổi của bé, mẹ cũng có thể dựa vào khả năng ăn uống của bé nữa. Một số bé có thể ăn được nhiều hơn so với tháng tuổi của mình, khi đó mẹ nên chọn size núm vú lớn hơn phù hợp.
Hệ thống thông khí có tác dụng là bảo vệ bé khỏi tình trạng sặc sữa và đầy hơi. Loại bình sữa tốt thường sẽ có một van thông khí. Khi bé bú liên tục, không khí từ bên ngoài sẽ đi qua van này vào trong bình để tạo ra áp lực. Sữa sẽ được đưa từ từ xuống miệng bình giúp bé bú dễ dàng hơn. Nếu không có van thông khí bé sẽ cần dùng nhiều sức hơn để bú sữa. Núm vú sẽ bị hút xẹp lại, sữa không xuống nữa. Để núm vú căng trở lại, sữa xuống đầy bé sẽ phải nhả miệng ra. Khi đó bé sẽ nuốt phải không khí và dễ bị đầy bụng, nôn trớ, khó chịu.
Với những kinh nghiệm kể trên thì hẳn các mẹ đã biết được bình sữa cho trẻ sơ sinh loại nào tốt nhất rồi, với từng chất liệu cũng như tính năng thì các mẹ có thể cân nhắc để chọn lựa cho bé bình sữa na toàn nhất.
Website: chuchubaby.vn
Nguồn: https://suckhoebengoan.blogspot.com/2018/12/kinh-nghiem-chon-mua-binh-sua-cho-tre.html
Chủ đề tương tự
Người đăng:
huantpq94
Ngày đăng:
Người đăng:
phha
Ngày đăng:
Người đăng:
hangnhapkhauvn
Ngày đăng: