KINH NGHIỆM LÁI XE VÀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Tình huống thứ nhất: Nổ lốp
Để sống sót khi nổ lốp, bạn hãy tưởng tượng mình đang bị cảnh sát đuổi. Hãy nhấn ga và lái thẳng lên phía trước. Tiếng lốp nổ khiến hầu hết tài xế giật mình và mắc sai lầm là cho xe chậm dần để tấp vào lề đường. Với chiếc lốp hỏng và đặc biệt ở tốc độ cao, phanh gấp và lái xe vào lề đường khiến bạn dễ gây tai nạn hơn bao giờ hết.
Các chuyên gia ở Edmunds đào tạo tài xế bằng cách ngồi ở ghế sau và cho lốp nổ bằng thuốc nổ loại nhẹ. Gần như không ai mất lái và dưới đây là những bước các học viên đã làm:
Giữ chân ga trong khoảng 2 giây và tiếp tục lái thẳng. Quãng thời gian này đóng vai trò quan trọng, giúp bạn trấn tĩnh để không thực hiện cú phanh hoặc đánh lái chết người.
Sau 2 giây, bạn từ từ nhả chân ga. Lực tác động của chiếc bánh bị nổ khiến chiếc xe chậm dần đến khi dừng hẳn.
Quãng thời gian 2 giây có thể khiến nhiều tài xế cảm thấy khó ước lượng. Theo Edmunds, quan trọng nhất là hãy giữ thẳng lái, để chân xa chân phanh (hoặc chân côn). Khi xe xuống khoảng 45 km/h, bật xi-nhan để tấp vào lề đường.
Những hướng dẫn trên ở điều kiện lý tưởng. Trong trường hợp cần phải phanh sau khi giữ được lái, hãy nhớ thực hiện một cách nhẹ nhàng.
Theo thống kê, hầu hết các vụ nổ lốp xảy ra trên đường cao tốc, thời tiết nóng và lốp non hơi. Vì vậy, hãy thường xuyên kiểm tra áp suất lốp hoặc sử dụng hệ thống hiển thị.
Tình huống thứ hai: Vỡ hoa lốp
Dù xảy ra tương tự nhau về mặt kỹ thuật nhưng vỡ hoa lốp đôi khi còn nguy hiểm hơn nổ lốp. Đây là sự cố mà hoa lốp và dây thép phía trong rời ra một phần hoặc bung ra. Sự mất cân đối về trọng lượng và bề mặt khiến lốp bị đảo khi quay ở vận tốc 1.000 vòng/phút, gây những rung động mạnh cho bình nhiên liệu, ống dẫn dầu phanh, ghế sau, cửa sổ...
Hiện tượng này xảy ra trong vài ngày nhưng cũng có thể chỉ ít giây với tiếng ồn lớn và chắc, sau đó to dần. Đến khi vành sắt trong lốp tiếp xúc với mặt đường bạn sẽ nghe thấy tiếng kim loại bị ma sát.
Để xử lý, bạn hãy nhấp chân ga một chút rồi nhẹ nhàng bỏ ra. Trong lúc đó, tiếp tục lái thẳng tới khi đảm bảo an toàn và cho xe tấp vào lề đường.
Lý do mà tình huống này có thể nguy hiểm hơn cả nổ lốp là khi hoa bị văng ra, tiếng kêu mất và nhiều tài xế cho rằng không có vấn đề gì xảy ra. Trong khi đó, xe đang ở trạng thái hết sức nguy hiểm.
Tình huống thứ ba: Mất chân ga
Hiện tượng bướm ga bị tắc, dẫn tới chân ga mất tác dụng, rất ít khi xảy ra. Nhưng ngay khi thấy động cơ ở trạng thái bắt đầu không thể kiểm soát, hãy dừng xe ngay lập tức và thao tác các bước sau:
Chuyển về số N hoặc cắt côn. Đừng bận tâm về động cơ khi chuyển về số N bởi hệ thống giới hạn tốc độ động cơ trên các xe hiện đại sẽ giúp nó tránh bị hỏng. Sau đó bạn chuyển về số R (số lùi) để tắt động cơ hoặc trở lại số N nếu điều này không xảy ra. Trong trường hợp không thể về số N, hãy tắt khóa khởi động.
Tình huống thứ tư: Tăng tốc bất ngờ
Còn được gọi là tăng tốc không dự tính trước. Nó không xuất phát từ vấn đề kỹ thuật mà do tài xế bất ngờ nhấn chân ga. Đây là sự cố mà hầu hết những người mới lái mắc phải ít nhất một lần, và họ luôn khẳng định ấn chân phanh chứ không phải chân ga.
Khi gặp phải vấn đề này, tương tự như trường hợp mất chân ga, hãy dừng xe ngay lập tức và nhanh chóng chuyển về số N. Trong trường hợp không thể, hãy tắt khóa khởi động.
Dù xe có hay không có chống bó cứng phanh ABS, điều quan trọng nhất khi dừng xe khẩn cấp là các tài xế cần biết phải làm gì.
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS ngày càng trở nên phổ biến và dần được coi là một trong những thiết bị an toàn quan trọng nhất. Tuy nhiên, ABS chỉ là công nghệ hỗ trợ. Tự bản thân nó không thể xử lý hộ tài xế nên hiểu đúng về tác dụng của ABS sẽ giúp bạn lái đối phó tốt với những tình huống nguy kịch.
Tình huống thứ năm: Dừng gấp khi không có ABS
ABS mới phổ biến nên các tài xế gặp phải tình huống này rất nhiều. Thao tác đúng nhất lúc dừng khẩn cấp là tiếp tục giữ chân phanh. Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo không nhấn quá mạnh tới mức bánh xe bị khóa cứng, dẫn tới trượt trên mặt đường.
Mục đích quan trọng nhất khi phanh là cho xe dừng tại một điểm theo ý muốn. Để làm được điều này, dĩ nhiên bạn phải không bị mất lái. Nếu đã lỡ nhấn hết chân phanh, hãy nhả ra chút ít rồi tiếp tục nhấn theo kiểu kiểu nhấp-nhả liên tục và kết hợp với tay lái để xe dừng đúng chỗ. Ngoài ra, khi phải dừng khẩn cấp, nhiều tài xế thường đánh hết lái về phía trái hoặc phía phải. Vì vậy, đừng nhả hẳn phanh khi xe chưa ở trong tầm kiểm soát.
Những lưu ý trên chỉ là lý thuyết. Để hiện thực hóa trong những sự cố thật, cách tốt nhất là luyện tập.
Chọn một con đường vắng, cho xe di chuyển. Sau đó bạn bắt đầu nhấn phanh. Đến khi nghe thấy tiếng lốp rít, đó là dấu hiệu cho thấy nó sắp bị trượt trên mặt đường. Đây được coi là mức tốt nhất để bạn vừa phanh vừa điều khiển được xe. Nhưng nếu nghe thấy tiếng "tru", chắc chắn lốp đã bị bó và không thể điều khiển theo ý muốn. Hãy nhả phanh rồi nhấn trở lại.
Tình huống thứ sáu: Dừng gấp khi có ABS
Nếu xe có hệ thống ABS, hãy tự tin đạp mạnh chân phanh xuống tận sàn, giữ chặt cho tới khi xe dừng hẳn. Tuy nhiên, nên nhớ ABS chỉ hỗ trợ còn bạn mới là người cầm lái. Bạn cần tập trung cho nhiệm vụ điều khiển xe, trong khi ABS chịu trách nhiệm nhấn-nhả phanh (khoảng 15 lần mỗi giây).
Dẫu ABS rất hữu dụng nhưng vẫn cần phải huấn luyện. Bởi trong đa số các trường hợp, các tài xế không nhấn hết chân phanh hoặc không giữ tới lúc xe dừng hẳn. Họ thường phanh thành nhiều giai đoạn (tức ấn nhẹ rồi mới ấn mạnh) và nhả ra theo phản xạ. Một sinh viên trong buổi đào tạo của Edmunds đã đưa xe ra lề đường vì không phanh đủ lực. Lý do mà cô đưa ra là "Em sợ xe bị trượt".
Khi tập luyện ban đầu nên thử ở vận tốc khoảng 40 km/h. Sau đó khi đã thuần thục, bạn có thể thử ở vận tốc cao. Đừng quan tâm tới tiếng lốp rít bởi nhấn nhẹ chân ga và mài mòn lốp một chút không ảnh hưởng tới xe.
Tình huống thứ bảy: Tránh tai nạn với ABS
Trong tiếng Anh, các chuyên gia rút ra 3 chữ "S" quan trọng nhất với ABS. Đó là "Stomp, Stay and Steer - đạp mạnh, giữ và lái". Công dụng hữu ích nhất của ABS là cho phép tài xế điều khiển xe bình thường dù đạp hết chân phanh.
Tuy nhiên, có một vấn đề là tài xế thường bị "choáng" trước các sự cố và có xu hướng đánh lái quá nhiều về một hướng. Điều này rất nguy hiểm vì ở tốc độ cao, chỉ cần đánh lái nhẹ, quãng đường di chuyển đã rất dài. Sự mất lái lại khiến họ càng sợ và nhả phanh ra khiến ABS mất tác dụng.
Để luyện tập, bạn có thể dùng những chai nước đặt vuông góc với hướng lái ở một nơi thuận lợi. Bắt đầu nhấn ga, đến gần hãy phanh mạnh, đánh lái để vòng qua chướng ngại vật trên. Hãy cố gắng kiên trì và đừng tiếc xe bởi cái quý giá nhất là kinh nghiệm để bạn tự tin xử lý.
Mặc dù đây là tình huống thường xuyên xảy ra nhưng nhiều người không biết phải làm những gì và kết quả thường rất tồi tệ.
Tình huống thứ tám: Hai bánh bị trật khỏi đường
Đây là sự cố dễ mắc phải nhất trong 10 trường hợp hợp khẩn cấp. Cách xử lý cũng rất đơn giản với điều kiện bạn đừng vội vàng tìm mọi cách đưa bánh lên mặt đường. Hãy bình tĩnh và thực hiện các bước sau:
Nhẹ nhàng giảm ga. Đừng chạm vào chân phanh nếu không bắt buộc phải phanh (như xe đang ở đèo dốc hoặc phía trước có chướng ngại vật). Phanh xe vào thời điểm này rất dễ ảnh hưởng tới hệ thống ABS trị giá hàng trăm USD.
Tiếp tục lái xe song song với lề đường và giảm vận tốc xuống khoảng 55 km/h đến 65 km/h. Sau đó nhẹ nhàng đánh lái một góc nhỏ để xe leo lên mặt đường. Nếu lái một góc quá 5 độ, bạn có thể khiến xe vọt lên quá nhanh.
Trong tình huống hai bánh bị trượt nhưng phía trước lại có chướng ngại vật, bạn có thể nhấp phanh nhưng đừng đánh lái quá 15 độ. Lý do là nếu quay vô-lăng 45-60 độ để leo lên mặt đường, hai lốp trước sẽ đạt độ bám đường đầy đủ sớm hơn hai bánh sau. Điều này có thể khiến xe bị quay hoặc húc vào xe khác do leo lên đột ngột.
Tình huống thứ chín: Bánh trước bị trượt
Khi bánh trước bị trượt hãy bỏ chân ga, đừng chạm vào phanh và chờ đợi đến khi xe có độ bám đường trở lại. Bạn không nên phí công quay vô-lăng để hy vọng điều thần kỳ. Đánh lái quá nhiều còn có thể khiến xe bị mất phương hướng khi lốp bất ngờ hết trượt.
Edmunds ví đánh lái và phanh ở tình huống này chẳng khác nào việc cố gắng rút tiền từ tài khoản trống rỗng. Bởi bạn đang yêu cầu xe có độ bám đường cao hơn mức mà lốp có thể cung cấp.
Tình huống thứ mười: Lốp sau mất độ bám đường
Để đối phó, hãy đạp thật mạnh phanh xuống sàn và giữ cho tới khi xe dừng hẳn. Sau đó đếm đến "3" và từ từ nhả chân phanh nếu muốn tiếp tục di chuyển. Trong trường hợp nhả phanh trước khi xe dừng hẳn - dù chỉ đi khoảng 10 km/h - xe của bạn sẽ bị mất phương hướng.
Giới mê đua xe thường thấy các tay đua bị trượt bánh sau ở tốc độ tới 300 km/h nhưng vẫn không bị va vào tường. Đó là những người đã được đào tạo kỹ để có thể giữ tốt hướng lái khi khẩn cấp. Còn với các tài xế ít kinh nghiệm, chỉ cần ở 40 km/h, tâm lý khiến họ không thể chủ động.
Tai hại nhất là nhầm chân phanh thành chân ga. Thông thường chân nhẹ như lông hồng, bảo buông ga là buông, bảo phanh là phanh. Trên bảo dưới nghe, dưới có ý, trên nghe. Nhưng khi va chạm, cà cuống, mặt tái màu da nhái thì cái chân kia nặng tựa ngàn cân.Với xe có hộp số sàn (MT)Hầu hết người mới lái chưa quen xe, chưa nắm được các chức năng, tiện ích trong xe, dù xe đó thuộc quyền sở hữu của mình.Trong số họ nhiều người chưa thuộc số, khi chuyển số không hợp với tốc độ thực tế của xe, nên hay nhìn xuống cần số khi cần thao tác. Chưa có thói quen phải cắt côn ( kịch sàn ), dễ hóc số, hỏng hộp số…Khi nhìn xuống cần số để thao tác đồng nghĩa với phân tâm, việc nhìn đường và đánh giá tình huống bị ảnh hưởng.Côn, ga, số chưa hợp lý ở một số tình huống dẫn tới thừa ga, vòng tua tăng cao, tiếng máy gào to hoặc lại thiếu ga…Và rất dễ chết máy.Ở một số tình huống còn thao tác nhầm chân phành thành chân ga hoặc ngược lại, rất dễ gây ra tai nạn ở những trường hợp như vậy.Chưa có cảm giác tốt về khoảng cách, về tốc độ nên không dứt khoát trong khi vượt hoặc lưỡng lự trong việc xử lý các tình huống khó…, điều này gây trở ngại cho lưu thông, cũng là một tác nhân gây nên ùn ứ cục bộ, gây khó chịu cho những người cùng lưu thông.Chưa tạo thói quen nhìn gương và phụ thuộc vào gương, nhất là khi chuyển làn, khi quay đầu, thậm chí quên cả xi nhan khi chuyển làn hoặc tín hiệu pha/ cốt/còi làm cho người điều khiển các phương tiện khác khó hiểu hướng di chuyển, nên họ giải toả ức chế bằng cách văng tục !Cũng vì cảm giác khoảng cách còn yếu, cảm giác nhìn ảnh thật qua gương còn yếu nên khi ghép xe vào nơi đỗ, lùi xe ở những nơi chưa quen địa hình hoặc địa hình phức tạp thường rất lung túng, phải mất nhiều “đỏ” mới thực hiện được. Cá biệt có người không thể thực hiện được việc lùi xe, nhất là khi trời mưa, trời tối, địa hình khó.Khi đi bình thường hay rà phanh hoặc rà côn, hoặc cả hai. Nhưng khi cần phanh lại hay thừa lực, tức là đạp mạnh quá làm cho xe chúi đầu, giật mạnh,…làm cho phương tiện đi sau rơi vào tình huống bất ngờ. Và bác đi sau lại non và xanh nữa thì "xe điên" cũng là điều khó tránh khỏi.Hầu hết người mới lái chưa lái được một tay (tay trái loan vành vô lăng, tay phải thao tác cần số), nên phải lái bằng cả hai tay. Và việc lái bằng cả hai tay khiến quên điều khiển cần số những khi bắt buộc phải chuyển số. Những lúc như vậy rất dễ lúng túng và nhầm số, mắt lại phải nhìn xuống và lại phân tâm, lại côn ra, ga vào không hợp lý, hai tay lại xoắn quẩy...Xe số sàn với người có kinh nghiệm chỉ lái một tay, tay kia chỉ hỗ trợ khi phải cua gấp hoặc với địa hình bắt buộc phải lái hai tay, nhưng cũng chỉ là tay hỗ trợ , chứ không phải chia đều lực vận hành vô lăng cho cả hai tay.Người mới lái mà phải lên dốc, nhất là dốc cong cua, mật độ phương tiện lớn, ùn ứ hoặc tắc, phải nhích từng cm một thì quả là "nỗi kinh hoàng", bản năng co cứng, toát mồ hôi hột, tim đập nhanh… là điều dễ hiểu. Nếu côn ra, ga vào, số má không hợp lý rất dễ trôi xe, rất dễ vù ga húc xe trước, rất dễ chết máy, rất dễ ức chế, càng dễ cuống, càng dễ nhầm lẫn, càng dễ mắc sai lầm...Xe có hộp số tự động (AT)Về cảm nhận tình huống, tốc độ… người mới lái xe AT và MT cũng như nhau, không khác nhau là mấy. Tuy nhiên với AT một số thao tác đã đơn giản hoá đi rất nhiều. Người lái xe AT không còn phụ thuộc vào côn số, họ được tập trung nhiều cho tay lái mà không bị phân tâm bởi các thao tác tưởng chừng rất đơn giản với người đã lái quen, nhưng lại phức tạp với người mới lái.Người mới lái MT cần rất nhiều thời gian mới biến thao tác thành phản xạ tự nhiên được. Còn lái AT thời gian này được rút ngắn hơn. Vì vậy ở một số nước, nếu học lái và thi với AT thì chưa được lái MT, ngược lại người học và thi MT khi có bằng thì được lái AT.Cái cần bàn đến nhất với AT chính là lỗi nhầm chân phanh thành chân ga. Lợi thế của AT so với MT là không có chân côn và tay số, nhưng hạn chế lớn nhất được cho là mất an toàn nhất cũng chính là chân côn và tay số. Vậy, làm thế nào để khác phục nược điểm này?Trong lúc các nhà khoa học, các kỹ sư chưa đưa ra được phương án khả thi nhằm tăng sự an toàn cho hạn chế này thì người lái xe chỉ còn cách luyện tập thật nhiều để biến thao tác bắt buộc thành thói quen, thành phản xạ tự nhiên đến vô thức. Một bạn có nói biến thao tác thành phản xạ bản năng sinh tồn. Tôi nghĩ và chắc nhiều người cũng nghĩ nhuần nhuyễn với AT dễ hơn nhuần nhuyễn với MT.Chúng ta đang sống ở thế kỷ 21 - thế kỷ của công nghệ, chúng ta không đứng ngoài cuộc được. Chúng ta phải chấp nhận nó như một phần tất yếu của cuộc sống, phải chấp nhận từ bỏ thói quen cơ học thủ công sang thói quen tự động hoá hoặc bán tự động. Thay đổi thói quen tiêu dùng là đặc tính của kỷ nguyên công nghệ. Chúng ta đã, đang sử dụng rất nhiều sản phẩm thay đổi thói quen tiêu dùng , ai cũng biết và tôi không cần phải lấy ví dụ cụ thể nữa. Tới đây chúng ta sẽ phải chấp nhận nhiều cái thay đổi thói quen hơn thế nữa.Bình tĩnh ngay khi xảy ra va chạm đầu tiênCó bạn sẽ vặn là: Phải bình tĩnh, tập trung khi chưa xảy ra tai nạn chứ ! Khi xảy ra rồi muốn "bình tĩnh" thì đã lên nóc tủ rồi. Vâng, quá đúng! Bình tĩnh, tập trung khi lái xe là quá tốt, điều đó phải là hiển nhiên. Nhưng va chạm không ai muốn và không ai tránh khỏi, ngoài chủ quan nó còn có nguyên nhân khách quan.Ở đây tôi chỉ xin đề cập tới khi va chạm, ngay từ va chạm đầu tiên hãy bình tĩnh. "Bình tĩnh" viết ra thì rất dễ, thực tế phải thực hiện mới khó. Chúng ta phải tập, phải chuẩn bị trước tình huống giống như tập trận, diễn tập cứu hộ…thôi.Vậy chúng ta cần lưu ý gì? Khi va chạm xảy ra, tuyệt đối không lái tiếp, cho dù chỉ táp xe vào lề đường cho khỏi ách tắc cũng không nên (tôi không nói đến việc giữ nguyên hiện trường. Một va chạm nhỏ hai bên tự giải quyết được thì không cần thiết phải giữ nguyên hiện trường).Với người mới lái ít kinh nghiệm, nhất là công chức, khối văn phòng, phụ nữ...ít va chạm, chưa có thói quen đối diện với các loại va chạm kiểu đường phố (tôi chưa tìm được từ thích hợp, ý không phải là cãi nhau, đánh nhau), nên khi va chạm thường "mặt tái, tai run, mồm lắp bắp". Tức là không tỉnh táo, tức là mất bình tĩnh, tim đập nhanh, máu bơm tới não và tứ chi thấp. Lúc này mà tiếp tục lái xe cho dù là táp lề thì cũng rất dễ cuống và nhầm.Tai hại nhất là nhầm chân phanh thành chân ga. Với AT là kinh hoàng. Thông thường chân nhẹ như lông hồng, bảo buông ga là buông, bảo phanh là phanh. Trên bảo dưới nghe, dưới có ý, trên nghe. Nhưng khi va chạm, cà cuống, mặt tái màu da nhái thì cái chân kia nặng tựa ngàn cân. Thần kinh trung ương bảo nhấc ga, chuyển phanh thì cái chân đấy nó cứ ị ra. Nó tưởng đang đặt lên phanh và cứ thế mà nó đè, nó đạp, xe nó lồng lên và tay lái bắt đầu xoay...Con AT càn lướt, nó chỉ dừng lại khi bỏ lại đằng sau nhiều đống phế liệu. Vì vậy để tránh hãy không lái, hãy hít thở sâu khoảng chục nhịp, hãy uống nước mát để sẵn trong xe, hay ra khỏi xe có trách nhiệm với va chạm...Cảm thấy ổn mới quay lại xe, kiểm tra lại chìa khoá xem tay có run khi tra vào ổ không, lắc lắc cấn số xem N/P gì chưa. Vuốt mặt, cào tóc, hít thở vài hơi, kiểm tra lại cái chân phanh, sau đó mới xi-nhan, đẩy D rồi mới táp lề hoặc đi tiếp.Xin lưu ý với xe AT, khi buông ga là xe giảm tốc độ, nhưng có trường hợp buông ga mà không dùng phanh xe vẫn tăng số, ấy là khi xe đang xuống dốc với độ dốc và chiều dài con dốc nhất định. Nên cái chân phanh phải trở thành vô thức hay phản xạ bản năng sinh tồn là rất quan trọng.Hãy tập luyện cho nó thành thói quen. Muốn bình tĩnh cũng phải tập một môn thể thao thường xuyên mang tính cá nhân đối kháng cao ví dụ như bóng bàn, cầu lông, cờ tướng. Nếu còn trẻ tập võ thuật có thi đấu tính điểm thì quá tốt, nó rèn luyện tinh thần, sự bình tĩnh và phán đoán chứ không phải là đánh nhau.
Xử lý tình huống khi xe ô tô mất lái?Lỗi hệ thống lái dẫn đến mất lái hiếm khi xảy ra. Điều đó khiến nhiều người chủ quan không tìm hiểu cách xử lý.
Theo cách xử lý, lỗi hệ thống lái được phân thành hai loại: vô-lăng lái nặng do hỏng trợ lực hoặc mất lái. Hỏng trợ lực, tài xế vẫn có thể đánh lái nhưng cần lực điều khiển lớn hơn, họ có đủ thời gian lựa chọn phương án tốt nhất. Nhưng khi mất lái, vô-lăng không thể chuyển hướng bánh, chiếc xe gần như phải dừng ngay lập tức trước khi đâm vào thứ gì đó hoặc gây ra tai nạn liên hoàn.
Xử lý khi xe mất trợ lực lái:
- Giữ chặt vô-lăng bằng hai tay để duy trì quyền kiểm soát.
- Tài xế vẫn có thể đánh lái nhưng nặng hơn. Phanh gấp hoặc xe chạy tốc độ quá chậm sẽ khiến việc lái bằng tay trở nên khó hơn.
- Giảm tốc từ từ.
- Bật đèn cảnh báo nguy hiểm hoặc đèn xin vượt.
- Cẩn trọng đưa xe vào khu vực có thể đỗ an toàn.
Xử lý khi xe mất lái:
Một tình huống khẩn cấp, tài xế không có nhiều sự lựa chọn. Điều quan trọng lúc này là giữ bình tĩnh, suy nghĩ rõ ràng, phản ứng dứt khoát để giảm tối đa thương vong và tổn thất.
- Nếu mặt đường phía trước khô, vắng xe, phanh gấp để dừng xe ngay lập tức.
- Nhưng nếu mặt đường ướt hoặc có tuyết, cần rà phanh, tránh phanh gấp để duy trì kiểm soát hướng di chuyển. Bởi khi bánh bị khóa cứng, lực bám ngang không còn, xe sẽ bị văng đi. Về số thấp phanh bằng động cơ.
- Nếu đường nhiều xe hoặc là đường cao tốc, việc đầu tiên cần làm là phát tín hiệu cảnh báo bằng đèn, còi để những người tham gia giao thông khác biết. Xe chạy trong đêm, cần bật đèn cảnh báo sự cố, nháy đèn pha – cốt liên tục để gây sự chú ý. Giảm tốc chậm để các xe khác có đủ thời gian phản ứng.
Phối hợp việc nhấp nhả phanh chân, phanh tay, về số để tìm quyền kiểm soát xe. Chuẩn bị tâm thế có một cú va chạm. Nếu khoảng cách với các xe phía sau đã giãn ra, phương án đạp phanh gấp cũng nên được tính tới.
Hiện tượng mất phanh và mất lái là 2 trong số những sự cố kỹ thuật nguy hiểm nhất khi xe tham gia giao thông.
Để phòng tránh và xử lý tình huống trên, bạn phải đảm bảo chế độ chăm sóc, sửa chữa, bảo dưỡng xe định kỳ; luôn học hỏi, nâng cao kỹ năng xử lý những tình huống khẩn cấp.
Mất phanh: nhanh chóng về số thấp
Ông Trương Kim Phong - Giám đốc Marketing, Công ty Ford Việt Nam cho biết: “Hiện tượng này xảy ra cả với những xe đời mới và xe đời cũ và thường khiến lái xe bị động, luống cuống, tạo hậu quả nặng nề...”.
Hiện tượng mất phanh xảy ra nhiều nhất với những xe chạy đường dài, đường đồi núi, địa hình hiểm trở. Bởi, khi đi ở các cung đường này lái xe thường sử dụng phanh quá nhiều, trong khi hệ thống phanh của hầu hết các xe đều được dẫn động bằng dầu và trợ lực bằng khí chân không, nên khi sử dụng nhiều dễ sinh nhiệt làm trơ má phanh, phanh không ăn, làm lộn cupen ở xilanh phanh và mỗi lần đạp phanh làm dầu phanh thất thoát ra ngoài, dẫn đến mất phanh.
Khi mất phanh, hãy bình tĩnh kéo phanh tay, tiếp đến là cố gắng gạt cần số trở về vị trí số 1 để xe giảm tốc xuống mức chậm nhất. Lưu ý, không gạt về số 0 (N) quá lâu, bởi khi xe đang xuống dốc mà bạn đạp côn để về số 0 thì xe sẽ lao đi nhanh hơn và rất khó để vào lại được số do tốc độ của máy và tốc độ vòng quay của bánh xe không còn đồng tốc. Chẳng hạn, xe của bạn đang đổ đèo ở vị trí số 3 và đột ngột mất phanh, để dồn về số 1 bạn đạp côn, về số 0; nhả chân côn và vù mạnh chân ga để tốc độ vong tua máy đồng tốc với tốc độ vòng quay bánh xe; tiếp đến là đạp chân côn, dồn về số 2. Lúc này, xe sẽ khựng lại và giật đột ngột, bạn hãy gạt cần số về số 1, tốc độ xe đã rất chậm, bạn có thể dừng hẳn xe bằng cách nhả cần phanh tay đã kéo rồi nhanh chóng kéo mạnh để dừng hẳn xe. Khi mất phanh, bạn nên đạp nhồi chân phanh liên tục nhiều lần để có thể phục hồi tạm thời áp suất thủy lực trong đường ống bị rò rỉ... và cho xe dừng hẳn bằng cách dựa vào các thanh hộ lan, lan can thép, bờ tường, lề đường, vách núi...
Với những xe trang bị hộp số tự động, khi mất phanh hãy gạt cần số về số R (số lùi) để các bánh xe bị khóa chặt, cách này có thể làm hỏng hộp số xe, nhưng sẽ an toàn hơn. Ngoài ra, có thể hãm tốc độ bằng cách gạt cần số sang chế độ lái số sàn, chuyển từng số một: D3, D2, D1... căn cứ trên tốc độ của xe tại thời điểm mất phanh. Tiếp theo là kéo phanh tay, tắt điều hòa để vòng tua máy không cao, khi ở số L, tốc độ giảm còn khoảng dưới 20km/h và bạn có thể hạ và tiếp tục kéo mạnh phanh tay nhấc, nhả, hoặc cảnh báo mọi người trên xe bám chặt vào ghế, giật thật mạnh để xe dừng hẳn...
Để giảm thiểu các tác động dẫn đến mất phanh, bạn nên tập thói quen đi bằng số thấp (số 1, 2 hoặc 3) mỗi khi đổ đèo, dốc cao, hoặc địa hình hiểm trở để vòng tua máy thấp sẽ làm hãm độ trôi của xe, gánh bớt gánh nặng của phanh. Nên nhớ, những xe được chăm sóc, sửa chữa, bảo dưỡng đúng định kỳ thì tỷ lệ mất phanh chỉ là 1%.
Mất lái: đi càng chậm càng an toàn
Mất lái là khi bạn không thể điều khiển xe theo đúng hướng, do 2 nguyên nhân chính: lỗi kỹ thuật của xe (nổ lốp, một chi tiết nào đó trong hệ thống lái hoặc các bộ phận liên quan bị hỏng hóc, kẹt cứng, hệ thống bánh xe chưa được cân chỉnh chính xác...) và lỗi điều khiển xe của người lái (không làm chủ tốc độ, không làm chủ được chân ga, chân phanh, vào cua ở tốc độ cao, đi trên những đoạn đường trơn trượt...).
Khi xe mất lái, bị văng ra lề đường, bạn hãy bình tĩnh giữ chặt lái, không được cố đánh lái để cho xe quay trở lại đường ngay. Đồng thời, nhả ga để xe đi chậm lại và không đạp mạnh chân phanh. Chờ khi xe chậm, hãy quan sát kỹ và từ từ đánh lái cho xe trở lại phần đường của mình.
Để hạn chế hỏng hóc trên xe có thể dẫn tới mất lái, bạn nên bảo dưỡng định kỳ hệ thống lái và các chi tiết liên quan như: vô lăng, rô tuyn lái, vòng bi, gioăng cao su, luôn kiểm tra áp suất lốp, căn chỉnh góc đặt bánh xe... Khi lái xe, không phóng nhanh, vượt ẩu, đi đúng tốc độ, giữ khoảng cách an toàn với các xe lưu thông trên đường. Khi đi qua những địa hình trơn trượt, mưa ướt, phải giảm tốc độ, ít nhất 10% so với tốc độ ngày nắng trên đường thẳng; giảm 20% nếu ôm cua. Không nên phanh gấp, kéo phanh tay khi xe bị trượt bánh, tăng khoảng cách an toàn với xe phía trước. Tại những đoạn vào cua, bạn áp dụng cách chém cua hết mức có thể để giảm góc cua. Khi đi đường đồi núi có nhiều khúc cua tay áo thì phải láo xe áp vào bên núi, giảm tốc khi vào cua có bề mặt đường nghiêng về ta luy âm (vực).
(Phía trước tay lái là sự sống - Hãy lái xe bằng cả trái tim)
10 TÌNH HUỐNG THƯỜNG GẶP KHI LÁI XE Ô TÔ TRÊN ĐƯỜNG.Tình huống thứ nhất: Nổ lốp
Để sống sót khi nổ lốp, bạn hãy tưởng tượng mình đang bị cảnh sát đuổi. Hãy nhấn ga và lái thẳng lên phía trước. Tiếng lốp nổ khiến hầu hết tài xế giật mình và mắc sai lầm là cho xe chậm dần để tấp vào lề đường. Với chiếc lốp hỏng và đặc biệt ở tốc độ cao, phanh gấp và lái xe vào lề đường khiến bạn dễ gây tai nạn hơn bao giờ hết.
Các chuyên gia ở Edmunds đào tạo tài xế bằng cách ngồi ở ghế sau và cho lốp nổ bằng thuốc nổ loại nhẹ. Gần như không ai mất lái và dưới đây là những bước các học viên đã làm:
Giữ chân ga trong khoảng 2 giây và tiếp tục lái thẳng. Quãng thời gian này đóng vai trò quan trọng, giúp bạn trấn tĩnh để không thực hiện cú phanh hoặc đánh lái chết người.
Sau 2 giây, bạn từ từ nhả chân ga. Lực tác động của chiếc bánh bị nổ khiến chiếc xe chậm dần đến khi dừng hẳn.
Quãng thời gian 2 giây có thể khiến nhiều tài xế cảm thấy khó ước lượng. Theo Edmunds, quan trọng nhất là hãy giữ thẳng lái, để chân xa chân phanh (hoặc chân côn). Khi xe xuống khoảng 45 km/h, bật xi-nhan để tấp vào lề đường.
Những hướng dẫn trên ở điều kiện lý tưởng. Trong trường hợp cần phải phanh sau khi giữ được lái, hãy nhớ thực hiện một cách nhẹ nhàng.
Theo thống kê, hầu hết các vụ nổ lốp xảy ra trên đường cao tốc, thời tiết nóng và lốp non hơi. Vì vậy, hãy thường xuyên kiểm tra áp suất lốp hoặc sử dụng hệ thống hiển thị.
Tình huống thứ hai: Vỡ hoa lốp
Dù xảy ra tương tự nhau về mặt kỹ thuật nhưng vỡ hoa lốp đôi khi còn nguy hiểm hơn nổ lốp. Đây là sự cố mà hoa lốp và dây thép phía trong rời ra một phần hoặc bung ra. Sự mất cân đối về trọng lượng và bề mặt khiến lốp bị đảo khi quay ở vận tốc 1.000 vòng/phút, gây những rung động mạnh cho bình nhiên liệu, ống dẫn dầu phanh, ghế sau, cửa sổ...
Hiện tượng này xảy ra trong vài ngày nhưng cũng có thể chỉ ít giây với tiếng ồn lớn và chắc, sau đó to dần. Đến khi vành sắt trong lốp tiếp xúc với mặt đường bạn sẽ nghe thấy tiếng kim loại bị ma sát.
Để xử lý, bạn hãy nhấp chân ga một chút rồi nhẹ nhàng bỏ ra. Trong lúc đó, tiếp tục lái thẳng tới khi đảm bảo an toàn và cho xe tấp vào lề đường.
Lý do mà tình huống này có thể nguy hiểm hơn cả nổ lốp là khi hoa bị văng ra, tiếng kêu mất và nhiều tài xế cho rằng không có vấn đề gì xảy ra. Trong khi đó, xe đang ở trạng thái hết sức nguy hiểm.
Tình huống thứ ba: Mất chân ga
Hiện tượng bướm ga bị tắc, dẫn tới chân ga mất tác dụng, rất ít khi xảy ra. Nhưng ngay khi thấy động cơ ở trạng thái bắt đầu không thể kiểm soát, hãy dừng xe ngay lập tức và thao tác các bước sau:
Chuyển về số N hoặc cắt côn. Đừng bận tâm về động cơ khi chuyển về số N bởi hệ thống giới hạn tốc độ động cơ trên các xe hiện đại sẽ giúp nó tránh bị hỏng. Sau đó bạn chuyển về số R (số lùi) để tắt động cơ hoặc trở lại số N nếu điều này không xảy ra. Trong trường hợp không thể về số N, hãy tắt khóa khởi động.
Tình huống thứ tư: Tăng tốc bất ngờ
Còn được gọi là tăng tốc không dự tính trước. Nó không xuất phát từ vấn đề kỹ thuật mà do tài xế bất ngờ nhấn chân ga. Đây là sự cố mà hầu hết những người mới lái mắc phải ít nhất một lần, và họ luôn khẳng định ấn chân phanh chứ không phải chân ga.
Khi gặp phải vấn đề này, tương tự như trường hợp mất chân ga, hãy dừng xe ngay lập tức và nhanh chóng chuyển về số N. Trong trường hợp không thể, hãy tắt khóa khởi động.
Dù xe có hay không có chống bó cứng phanh ABS, điều quan trọng nhất khi dừng xe khẩn cấp là các tài xế cần biết phải làm gì.
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS ngày càng trở nên phổ biến và dần được coi là một trong những thiết bị an toàn quan trọng nhất. Tuy nhiên, ABS chỉ là công nghệ hỗ trợ. Tự bản thân nó không thể xử lý hộ tài xế nên hiểu đúng về tác dụng của ABS sẽ giúp bạn lái đối phó tốt với những tình huống nguy kịch.
Tình huống thứ năm: Dừng gấp khi không có ABS
ABS mới phổ biến nên các tài xế gặp phải tình huống này rất nhiều. Thao tác đúng nhất lúc dừng khẩn cấp là tiếp tục giữ chân phanh. Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo không nhấn quá mạnh tới mức bánh xe bị khóa cứng, dẫn tới trượt trên mặt đường.
Mục đích quan trọng nhất khi phanh là cho xe dừng tại một điểm theo ý muốn. Để làm được điều này, dĩ nhiên bạn phải không bị mất lái. Nếu đã lỡ nhấn hết chân phanh, hãy nhả ra chút ít rồi tiếp tục nhấn theo kiểu kiểu nhấp-nhả liên tục và kết hợp với tay lái để xe dừng đúng chỗ. Ngoài ra, khi phải dừng khẩn cấp, nhiều tài xế thường đánh hết lái về phía trái hoặc phía phải. Vì vậy, đừng nhả hẳn phanh khi xe chưa ở trong tầm kiểm soát.
Những lưu ý trên chỉ là lý thuyết. Để hiện thực hóa trong những sự cố thật, cách tốt nhất là luyện tập.
Chọn một con đường vắng, cho xe di chuyển. Sau đó bạn bắt đầu nhấn phanh. Đến khi nghe thấy tiếng lốp rít, đó là dấu hiệu cho thấy nó sắp bị trượt trên mặt đường. Đây được coi là mức tốt nhất để bạn vừa phanh vừa điều khiển được xe. Nhưng nếu nghe thấy tiếng "tru", chắc chắn lốp đã bị bó và không thể điều khiển theo ý muốn. Hãy nhả phanh rồi nhấn trở lại.
Tình huống thứ sáu: Dừng gấp khi có ABS
Nếu xe có hệ thống ABS, hãy tự tin đạp mạnh chân phanh xuống tận sàn, giữ chặt cho tới khi xe dừng hẳn. Tuy nhiên, nên nhớ ABS chỉ hỗ trợ còn bạn mới là người cầm lái. Bạn cần tập trung cho nhiệm vụ điều khiển xe, trong khi ABS chịu trách nhiệm nhấn-nhả phanh (khoảng 15 lần mỗi giây).
Dẫu ABS rất hữu dụng nhưng vẫn cần phải huấn luyện. Bởi trong đa số các trường hợp, các tài xế không nhấn hết chân phanh hoặc không giữ tới lúc xe dừng hẳn. Họ thường phanh thành nhiều giai đoạn (tức ấn nhẹ rồi mới ấn mạnh) và nhả ra theo phản xạ. Một sinh viên trong buổi đào tạo của Edmunds đã đưa xe ra lề đường vì không phanh đủ lực. Lý do mà cô đưa ra là "Em sợ xe bị trượt".
Khi tập luyện ban đầu nên thử ở vận tốc khoảng 40 km/h. Sau đó khi đã thuần thục, bạn có thể thử ở vận tốc cao. Đừng quan tâm tới tiếng lốp rít bởi nhấn nhẹ chân ga và mài mòn lốp một chút không ảnh hưởng tới xe.
Tình huống thứ bảy: Tránh tai nạn với ABS
Trong tiếng Anh, các chuyên gia rút ra 3 chữ "S" quan trọng nhất với ABS. Đó là "Stomp, Stay and Steer - đạp mạnh, giữ và lái". Công dụng hữu ích nhất của ABS là cho phép tài xế điều khiển xe bình thường dù đạp hết chân phanh.
Tuy nhiên, có một vấn đề là tài xế thường bị "choáng" trước các sự cố và có xu hướng đánh lái quá nhiều về một hướng. Điều này rất nguy hiểm vì ở tốc độ cao, chỉ cần đánh lái nhẹ, quãng đường di chuyển đã rất dài. Sự mất lái lại khiến họ càng sợ và nhả phanh ra khiến ABS mất tác dụng.
Để luyện tập, bạn có thể dùng những chai nước đặt vuông góc với hướng lái ở một nơi thuận lợi. Bắt đầu nhấn ga, đến gần hãy phanh mạnh, đánh lái để vòng qua chướng ngại vật trên. Hãy cố gắng kiên trì và đừng tiếc xe bởi cái quý giá nhất là kinh nghiệm để bạn tự tin xử lý.
Mặc dù đây là tình huống thường xuyên xảy ra nhưng nhiều người không biết phải làm những gì và kết quả thường rất tồi tệ.
Tình huống thứ tám: Hai bánh bị trật khỏi đường
Đây là sự cố dễ mắc phải nhất trong 10 trường hợp hợp khẩn cấp. Cách xử lý cũng rất đơn giản với điều kiện bạn đừng vội vàng tìm mọi cách đưa bánh lên mặt đường. Hãy bình tĩnh và thực hiện các bước sau:
Nhẹ nhàng giảm ga. Đừng chạm vào chân phanh nếu không bắt buộc phải phanh (như xe đang ở đèo dốc hoặc phía trước có chướng ngại vật). Phanh xe vào thời điểm này rất dễ ảnh hưởng tới hệ thống ABS trị giá hàng trăm USD.
Tiếp tục lái xe song song với lề đường và giảm vận tốc xuống khoảng 55 km/h đến 65 km/h. Sau đó nhẹ nhàng đánh lái một góc nhỏ để xe leo lên mặt đường. Nếu lái một góc quá 5 độ, bạn có thể khiến xe vọt lên quá nhanh.
Trong tình huống hai bánh bị trượt nhưng phía trước lại có chướng ngại vật, bạn có thể nhấp phanh nhưng đừng đánh lái quá 15 độ. Lý do là nếu quay vô-lăng 45-60 độ để leo lên mặt đường, hai lốp trước sẽ đạt độ bám đường đầy đủ sớm hơn hai bánh sau. Điều này có thể khiến xe bị quay hoặc húc vào xe khác do leo lên đột ngột.
Tình huống thứ chín: Bánh trước bị trượt
Khi bánh trước bị trượt hãy bỏ chân ga, đừng chạm vào phanh và chờ đợi đến khi xe có độ bám đường trở lại. Bạn không nên phí công quay vô-lăng để hy vọng điều thần kỳ. Đánh lái quá nhiều còn có thể khiến xe bị mất phương hướng khi lốp bất ngờ hết trượt.
Edmunds ví đánh lái và phanh ở tình huống này chẳng khác nào việc cố gắng rút tiền từ tài khoản trống rỗng. Bởi bạn đang yêu cầu xe có độ bám đường cao hơn mức mà lốp có thể cung cấp.
Tình huống thứ mười: Lốp sau mất độ bám đường
Để đối phó, hãy đạp thật mạnh phanh xuống sàn và giữ cho tới khi xe dừng hẳn. Sau đó đếm đến "3" và từ từ nhả chân phanh nếu muốn tiếp tục di chuyển. Trong trường hợp nhả phanh trước khi xe dừng hẳn - dù chỉ đi khoảng 10 km/h - xe của bạn sẽ bị mất phương hướng.
Giới mê đua xe thường thấy các tay đua bị trượt bánh sau ở tốc độ tới 300 km/h nhưng vẫn không bị va vào tường. Đó là những người đã được đào tạo kỹ để có thể giữ tốt hướng lái khi khẩn cấp. Còn với các tài xế ít kinh nghiệm, chỉ cần ở 40 km/h, tâm lý khiến họ không thể chủ động.
Tai hại nhất là nhầm chân phanh thành chân ga. Thông thường chân nhẹ như lông hồng, bảo buông ga là buông, bảo phanh là phanh. Trên bảo dưới nghe, dưới có ý, trên nghe. Nhưng khi va chạm, cà cuống, mặt tái màu da nhái thì cái chân kia nặng tựa ngàn cân.Với xe có hộp số sàn (MT)Hầu hết người mới lái chưa quen xe, chưa nắm được các chức năng, tiện ích trong xe, dù xe đó thuộc quyền sở hữu của mình.Trong số họ nhiều người chưa thuộc số, khi chuyển số không hợp với tốc độ thực tế của xe, nên hay nhìn xuống cần số khi cần thao tác. Chưa có thói quen phải cắt côn ( kịch sàn ), dễ hóc số, hỏng hộp số…Khi nhìn xuống cần số để thao tác đồng nghĩa với phân tâm, việc nhìn đường và đánh giá tình huống bị ảnh hưởng.Côn, ga, số chưa hợp lý ở một số tình huống dẫn tới thừa ga, vòng tua tăng cao, tiếng máy gào to hoặc lại thiếu ga…Và rất dễ chết máy.Ở một số tình huống còn thao tác nhầm chân phành thành chân ga hoặc ngược lại, rất dễ gây ra tai nạn ở những trường hợp như vậy.Chưa có cảm giác tốt về khoảng cách, về tốc độ nên không dứt khoát trong khi vượt hoặc lưỡng lự trong việc xử lý các tình huống khó…, điều này gây trở ngại cho lưu thông, cũng là một tác nhân gây nên ùn ứ cục bộ, gây khó chịu cho những người cùng lưu thông.Chưa tạo thói quen nhìn gương và phụ thuộc vào gương, nhất là khi chuyển làn, khi quay đầu, thậm chí quên cả xi nhan khi chuyển làn hoặc tín hiệu pha/ cốt/còi làm cho người điều khiển các phương tiện khác khó hiểu hướng di chuyển, nên họ giải toả ức chế bằng cách văng tục !Cũng vì cảm giác khoảng cách còn yếu, cảm giác nhìn ảnh thật qua gương còn yếu nên khi ghép xe vào nơi đỗ, lùi xe ở những nơi chưa quen địa hình hoặc địa hình phức tạp thường rất lung túng, phải mất nhiều “đỏ” mới thực hiện được. Cá biệt có người không thể thực hiện được việc lùi xe, nhất là khi trời mưa, trời tối, địa hình khó.Khi đi bình thường hay rà phanh hoặc rà côn, hoặc cả hai. Nhưng khi cần phanh lại hay thừa lực, tức là đạp mạnh quá làm cho xe chúi đầu, giật mạnh,…làm cho phương tiện đi sau rơi vào tình huống bất ngờ. Và bác đi sau lại non và xanh nữa thì "xe điên" cũng là điều khó tránh khỏi.Hầu hết người mới lái chưa lái được một tay (tay trái loan vành vô lăng, tay phải thao tác cần số), nên phải lái bằng cả hai tay. Và việc lái bằng cả hai tay khiến quên điều khiển cần số những khi bắt buộc phải chuyển số. Những lúc như vậy rất dễ lúng túng và nhầm số, mắt lại phải nhìn xuống và lại phân tâm, lại côn ra, ga vào không hợp lý, hai tay lại xoắn quẩy...Xe số sàn với người có kinh nghiệm chỉ lái một tay, tay kia chỉ hỗ trợ khi phải cua gấp hoặc với địa hình bắt buộc phải lái hai tay, nhưng cũng chỉ là tay hỗ trợ , chứ không phải chia đều lực vận hành vô lăng cho cả hai tay.Người mới lái mà phải lên dốc, nhất là dốc cong cua, mật độ phương tiện lớn, ùn ứ hoặc tắc, phải nhích từng cm một thì quả là "nỗi kinh hoàng", bản năng co cứng, toát mồ hôi hột, tim đập nhanh… là điều dễ hiểu. Nếu côn ra, ga vào, số má không hợp lý rất dễ trôi xe, rất dễ vù ga húc xe trước, rất dễ chết máy, rất dễ ức chế, càng dễ cuống, càng dễ nhầm lẫn, càng dễ mắc sai lầm...Xe có hộp số tự động (AT)Về cảm nhận tình huống, tốc độ… người mới lái xe AT và MT cũng như nhau, không khác nhau là mấy. Tuy nhiên với AT một số thao tác đã đơn giản hoá đi rất nhiều. Người lái xe AT không còn phụ thuộc vào côn số, họ được tập trung nhiều cho tay lái mà không bị phân tâm bởi các thao tác tưởng chừng rất đơn giản với người đã lái quen, nhưng lại phức tạp với người mới lái.Người mới lái MT cần rất nhiều thời gian mới biến thao tác thành phản xạ tự nhiên được. Còn lái AT thời gian này được rút ngắn hơn. Vì vậy ở một số nước, nếu học lái và thi với AT thì chưa được lái MT, ngược lại người học và thi MT khi có bằng thì được lái AT.Cái cần bàn đến nhất với AT chính là lỗi nhầm chân phanh thành chân ga. Lợi thế của AT so với MT là không có chân côn và tay số, nhưng hạn chế lớn nhất được cho là mất an toàn nhất cũng chính là chân côn và tay số. Vậy, làm thế nào để khác phục nược điểm này?Trong lúc các nhà khoa học, các kỹ sư chưa đưa ra được phương án khả thi nhằm tăng sự an toàn cho hạn chế này thì người lái xe chỉ còn cách luyện tập thật nhiều để biến thao tác bắt buộc thành thói quen, thành phản xạ tự nhiên đến vô thức. Một bạn có nói biến thao tác thành phản xạ bản năng sinh tồn. Tôi nghĩ và chắc nhiều người cũng nghĩ nhuần nhuyễn với AT dễ hơn nhuần nhuyễn với MT.Chúng ta đang sống ở thế kỷ 21 - thế kỷ của công nghệ, chúng ta không đứng ngoài cuộc được. Chúng ta phải chấp nhận nó như một phần tất yếu của cuộc sống, phải chấp nhận từ bỏ thói quen cơ học thủ công sang thói quen tự động hoá hoặc bán tự động. Thay đổi thói quen tiêu dùng là đặc tính của kỷ nguyên công nghệ. Chúng ta đã, đang sử dụng rất nhiều sản phẩm thay đổi thói quen tiêu dùng , ai cũng biết và tôi không cần phải lấy ví dụ cụ thể nữa. Tới đây chúng ta sẽ phải chấp nhận nhiều cái thay đổi thói quen hơn thế nữa.Bình tĩnh ngay khi xảy ra va chạm đầu tiênCó bạn sẽ vặn là: Phải bình tĩnh, tập trung khi chưa xảy ra tai nạn chứ ! Khi xảy ra rồi muốn "bình tĩnh" thì đã lên nóc tủ rồi. Vâng, quá đúng! Bình tĩnh, tập trung khi lái xe là quá tốt, điều đó phải là hiển nhiên. Nhưng va chạm không ai muốn và không ai tránh khỏi, ngoài chủ quan nó còn có nguyên nhân khách quan.Ở đây tôi chỉ xin đề cập tới khi va chạm, ngay từ va chạm đầu tiên hãy bình tĩnh. "Bình tĩnh" viết ra thì rất dễ, thực tế phải thực hiện mới khó. Chúng ta phải tập, phải chuẩn bị trước tình huống giống như tập trận, diễn tập cứu hộ…thôi.Vậy chúng ta cần lưu ý gì? Khi va chạm xảy ra, tuyệt đối không lái tiếp, cho dù chỉ táp xe vào lề đường cho khỏi ách tắc cũng không nên (tôi không nói đến việc giữ nguyên hiện trường. Một va chạm nhỏ hai bên tự giải quyết được thì không cần thiết phải giữ nguyên hiện trường).Với người mới lái ít kinh nghiệm, nhất là công chức, khối văn phòng, phụ nữ...ít va chạm, chưa có thói quen đối diện với các loại va chạm kiểu đường phố (tôi chưa tìm được từ thích hợp, ý không phải là cãi nhau, đánh nhau), nên khi va chạm thường "mặt tái, tai run, mồm lắp bắp". Tức là không tỉnh táo, tức là mất bình tĩnh, tim đập nhanh, máu bơm tới não và tứ chi thấp. Lúc này mà tiếp tục lái xe cho dù là táp lề thì cũng rất dễ cuống và nhầm.Tai hại nhất là nhầm chân phanh thành chân ga. Với AT là kinh hoàng. Thông thường chân nhẹ như lông hồng, bảo buông ga là buông, bảo phanh là phanh. Trên bảo dưới nghe, dưới có ý, trên nghe. Nhưng khi va chạm, cà cuống, mặt tái màu da nhái thì cái chân kia nặng tựa ngàn cân. Thần kinh trung ương bảo nhấc ga, chuyển phanh thì cái chân đấy nó cứ ị ra. Nó tưởng đang đặt lên phanh và cứ thế mà nó đè, nó đạp, xe nó lồng lên và tay lái bắt đầu xoay...Con AT càn lướt, nó chỉ dừng lại khi bỏ lại đằng sau nhiều đống phế liệu. Vì vậy để tránh hãy không lái, hãy hít thở sâu khoảng chục nhịp, hãy uống nước mát để sẵn trong xe, hay ra khỏi xe có trách nhiệm với va chạm...Cảm thấy ổn mới quay lại xe, kiểm tra lại chìa khoá xem tay có run khi tra vào ổ không, lắc lắc cấn số xem N/P gì chưa. Vuốt mặt, cào tóc, hít thở vài hơi, kiểm tra lại cái chân phanh, sau đó mới xi-nhan, đẩy D rồi mới táp lề hoặc đi tiếp.Xin lưu ý với xe AT, khi buông ga là xe giảm tốc độ, nhưng có trường hợp buông ga mà không dùng phanh xe vẫn tăng số, ấy là khi xe đang xuống dốc với độ dốc và chiều dài con dốc nhất định. Nên cái chân phanh phải trở thành vô thức hay phản xạ bản năng sinh tồn là rất quan trọng.Hãy tập luyện cho nó thành thói quen. Muốn bình tĩnh cũng phải tập một môn thể thao thường xuyên mang tính cá nhân đối kháng cao ví dụ như bóng bàn, cầu lông, cờ tướng. Nếu còn trẻ tập võ thuật có thi đấu tính điểm thì quá tốt, nó rèn luyện tinh thần, sự bình tĩnh và phán đoán chứ không phải là đánh nhau.
Xử lý tình huống khi xe ô tô mất lái?Lỗi hệ thống lái dẫn đến mất lái hiếm khi xảy ra. Điều đó khiến nhiều người chủ quan không tìm hiểu cách xử lý.
Theo cách xử lý, lỗi hệ thống lái được phân thành hai loại: vô-lăng lái nặng do hỏng trợ lực hoặc mất lái. Hỏng trợ lực, tài xế vẫn có thể đánh lái nhưng cần lực điều khiển lớn hơn, họ có đủ thời gian lựa chọn phương án tốt nhất. Nhưng khi mất lái, vô-lăng không thể chuyển hướng bánh, chiếc xe gần như phải dừng ngay lập tức trước khi đâm vào thứ gì đó hoặc gây ra tai nạn liên hoàn.
Xử lý khi xe mất trợ lực lái:
- Giữ chặt vô-lăng bằng hai tay để duy trì quyền kiểm soát.
- Tài xế vẫn có thể đánh lái nhưng nặng hơn. Phanh gấp hoặc xe chạy tốc độ quá chậm sẽ khiến việc lái bằng tay trở nên khó hơn.
- Giảm tốc từ từ.
- Bật đèn cảnh báo nguy hiểm hoặc đèn xin vượt.
- Cẩn trọng đưa xe vào khu vực có thể đỗ an toàn.
Xử lý khi xe mất lái:
Một tình huống khẩn cấp, tài xế không có nhiều sự lựa chọn. Điều quan trọng lúc này là giữ bình tĩnh, suy nghĩ rõ ràng, phản ứng dứt khoát để giảm tối đa thương vong và tổn thất.
- Nếu mặt đường phía trước khô, vắng xe, phanh gấp để dừng xe ngay lập tức.
- Nhưng nếu mặt đường ướt hoặc có tuyết, cần rà phanh, tránh phanh gấp để duy trì kiểm soát hướng di chuyển. Bởi khi bánh bị khóa cứng, lực bám ngang không còn, xe sẽ bị văng đi. Về số thấp phanh bằng động cơ.
- Nếu đường nhiều xe hoặc là đường cao tốc, việc đầu tiên cần làm là phát tín hiệu cảnh báo bằng đèn, còi để những người tham gia giao thông khác biết. Xe chạy trong đêm, cần bật đèn cảnh báo sự cố, nháy đèn pha – cốt liên tục để gây sự chú ý. Giảm tốc chậm để các xe khác có đủ thời gian phản ứng.
Phối hợp việc nhấp nhả phanh chân, phanh tay, về số để tìm quyền kiểm soát xe. Chuẩn bị tâm thế có một cú va chạm. Nếu khoảng cách với các xe phía sau đã giãn ra, phương án đạp phanh gấp cũng nên được tính tới.
Hiện tượng mất phanh và mất lái là 2 trong số những sự cố kỹ thuật nguy hiểm nhất khi xe tham gia giao thông.
Để phòng tránh và xử lý tình huống trên, bạn phải đảm bảo chế độ chăm sóc, sửa chữa, bảo dưỡng xe định kỳ; luôn học hỏi, nâng cao kỹ năng xử lý những tình huống khẩn cấp.
Mất phanh: nhanh chóng về số thấp
Ông Trương Kim Phong - Giám đốc Marketing, Công ty Ford Việt Nam cho biết: “Hiện tượng này xảy ra cả với những xe đời mới và xe đời cũ và thường khiến lái xe bị động, luống cuống, tạo hậu quả nặng nề...”.
Hiện tượng mất phanh xảy ra nhiều nhất với những xe chạy đường dài, đường đồi núi, địa hình hiểm trở. Bởi, khi đi ở các cung đường này lái xe thường sử dụng phanh quá nhiều, trong khi hệ thống phanh của hầu hết các xe đều được dẫn động bằng dầu và trợ lực bằng khí chân không, nên khi sử dụng nhiều dễ sinh nhiệt làm trơ má phanh, phanh không ăn, làm lộn cupen ở xilanh phanh và mỗi lần đạp phanh làm dầu phanh thất thoát ra ngoài, dẫn đến mất phanh.
Khi mất phanh, hãy bình tĩnh kéo phanh tay, tiếp đến là cố gắng gạt cần số trở về vị trí số 1 để xe giảm tốc xuống mức chậm nhất. Lưu ý, không gạt về số 0 (N) quá lâu, bởi khi xe đang xuống dốc mà bạn đạp côn để về số 0 thì xe sẽ lao đi nhanh hơn và rất khó để vào lại được số do tốc độ của máy và tốc độ vòng quay của bánh xe không còn đồng tốc. Chẳng hạn, xe của bạn đang đổ đèo ở vị trí số 3 và đột ngột mất phanh, để dồn về số 1 bạn đạp côn, về số 0; nhả chân côn và vù mạnh chân ga để tốc độ vong tua máy đồng tốc với tốc độ vòng quay bánh xe; tiếp đến là đạp chân côn, dồn về số 2. Lúc này, xe sẽ khựng lại và giật đột ngột, bạn hãy gạt cần số về số 1, tốc độ xe đã rất chậm, bạn có thể dừng hẳn xe bằng cách nhả cần phanh tay đã kéo rồi nhanh chóng kéo mạnh để dừng hẳn xe. Khi mất phanh, bạn nên đạp nhồi chân phanh liên tục nhiều lần để có thể phục hồi tạm thời áp suất thủy lực trong đường ống bị rò rỉ... và cho xe dừng hẳn bằng cách dựa vào các thanh hộ lan, lan can thép, bờ tường, lề đường, vách núi...
Với những xe trang bị hộp số tự động, khi mất phanh hãy gạt cần số về số R (số lùi) để các bánh xe bị khóa chặt, cách này có thể làm hỏng hộp số xe, nhưng sẽ an toàn hơn. Ngoài ra, có thể hãm tốc độ bằng cách gạt cần số sang chế độ lái số sàn, chuyển từng số một: D3, D2, D1... căn cứ trên tốc độ của xe tại thời điểm mất phanh. Tiếp theo là kéo phanh tay, tắt điều hòa để vòng tua máy không cao, khi ở số L, tốc độ giảm còn khoảng dưới 20km/h và bạn có thể hạ và tiếp tục kéo mạnh phanh tay nhấc, nhả, hoặc cảnh báo mọi người trên xe bám chặt vào ghế, giật thật mạnh để xe dừng hẳn...
Để giảm thiểu các tác động dẫn đến mất phanh, bạn nên tập thói quen đi bằng số thấp (số 1, 2 hoặc 3) mỗi khi đổ đèo, dốc cao, hoặc địa hình hiểm trở để vòng tua máy thấp sẽ làm hãm độ trôi của xe, gánh bớt gánh nặng của phanh. Nên nhớ, những xe được chăm sóc, sửa chữa, bảo dưỡng đúng định kỳ thì tỷ lệ mất phanh chỉ là 1%.
Mất lái: đi càng chậm càng an toàn
Mất lái là khi bạn không thể điều khiển xe theo đúng hướng, do 2 nguyên nhân chính: lỗi kỹ thuật của xe (nổ lốp, một chi tiết nào đó trong hệ thống lái hoặc các bộ phận liên quan bị hỏng hóc, kẹt cứng, hệ thống bánh xe chưa được cân chỉnh chính xác...) và lỗi điều khiển xe của người lái (không làm chủ tốc độ, không làm chủ được chân ga, chân phanh, vào cua ở tốc độ cao, đi trên những đoạn đường trơn trượt...).
Khi xe mất lái, bị văng ra lề đường, bạn hãy bình tĩnh giữ chặt lái, không được cố đánh lái để cho xe quay trở lại đường ngay. Đồng thời, nhả ga để xe đi chậm lại và không đạp mạnh chân phanh. Chờ khi xe chậm, hãy quan sát kỹ và từ từ đánh lái cho xe trở lại phần đường của mình.
Để hạn chế hỏng hóc trên xe có thể dẫn tới mất lái, bạn nên bảo dưỡng định kỳ hệ thống lái và các chi tiết liên quan như: vô lăng, rô tuyn lái, vòng bi, gioăng cao su, luôn kiểm tra áp suất lốp, căn chỉnh góc đặt bánh xe... Khi lái xe, không phóng nhanh, vượt ẩu, đi đúng tốc độ, giữ khoảng cách an toàn với các xe lưu thông trên đường. Khi đi qua những địa hình trơn trượt, mưa ướt, phải giảm tốc độ, ít nhất 10% so với tốc độ ngày nắng trên đường thẳng; giảm 20% nếu ôm cua. Không nên phanh gấp, kéo phanh tay khi xe bị trượt bánh, tăng khoảng cách an toàn với xe phía trước. Tại những đoạn vào cua, bạn áp dụng cách chém cua hết mức có thể để giảm góc cua. Khi đi đường đồi núi có nhiều khúc cua tay áo thì phải láo xe áp vào bên núi, giảm tốc khi vào cua có bề mặt đường nghiêng về ta luy âm (vực).
(Phía trước tay lái là sự sống - Hãy lái xe bằng cả trái tim)