http://petrotimes.vn/kinh-thua-ong-pccc-371841.html
Kính thưa ông… PCCC!
Phải mua chiếc bình chữa cháy với giá cao gần gấp 3 lần ngày trước, lại loay hoay tìm chỗ đặt, lại đi học cách sử dụng, nhưng vẫn nhớ lời “khi xe bị cháy thì hãy biến khỏi xe càng nhanh càng tốt”.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=left|top|76x@}
{/td}
{td=left|top}
'Xưa nay chưa thấy trường hợp nào bình cứu hỏa phát nổ'{/td}
{/tr}
{tr}
{td=left|top|76x@}
{/td}
{td=left|top}
Thêm hình ảnh đáng sợ về nổ bình cứu hỏa trong ôtô{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable=border:0|cellpadding:0|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}(Ảnh minh họa){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Kính thưa ông Phòng cháy Chữa cháy (PCCC).
Tôi xin kể hầu các ông câu chuyện này của tôi.
Vì lệnh của các các ông, nên tôi cũng phải nghiến răng đi mua một cái bình chữa cháy về lắp cho chiếc xe Misubishi máy dầu.
Mua xong không biết nhét cái bình vào đâu, vì các nhà thiết kế Nhật Bản đã “rất cẩu thả” và “vô trách nhiệm”, là khi thiết kế xe, lại không thiết kế chỗ gài bình; cũng không có chỉ dẫn là với loại xe máy dầu này, nên dùng bình chữa cháy loại nào, công năng ra sao?
Tôi có mang thắc mắc này hỏi một vài chuyên gia về ô tô, xe máy, thì họ bảo rằng: “Việt Nam ta là nước XHCN nên coi trọng tính mạng, và tài sản con người, còn đám tư bản kia, họ chỉ vì tiền… cho nên ô tô của họ không thiết kế phải có bình cứu hỏa, mà họ chỉ thiết kế làm sao cho xe… không bị cháy!”.
Thế nhưng Thổ tôi lại hỏi: “Tôi nghe ông Cục trưởng Cục PCCC nói rằng bình chữa cháy chịu được nhiệt độ từ âm 5 độ tới dương 55 độ C, cho nên để trong xe là an toàn. Không có chuyện vì nóng hơn 55 độ mà nổ vỡ bình. Nhưng tôi biết rất rõ là dưới trời nắng nóng cỡ 38-40 độ, thì nhiệt độ trong xe phải vọt lên 65 độ. Mà với nhiệt độ này, bình cứu hỏa xì, hoặc nổ”.
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=top}
Cục trưởng PCCC: 'Công an không bắt tay với doanh nghiệp'
Thiếu tướng Đoàn Việt Mạnh - Cục trưởng Cục cảnh sát PCCC (Bộ Công an): "Việc bắt tay giữa cơ ...{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Lại được nghe giải thích “Ngu lắm, khi đỗ xe dưới trời nắng nóng, hãy quay cửa kính xuống cho thoát hơi… thế là nhiệt độ chỉ còn hơn năm chục thôi”.
Thổ tôi lại hỏi: “Quay kính xuống, bụi lắm, tiền đâu ra mà đi hút bụi”.
Lại bị mắng: “Ngu lắm, có tiền mua ô tô, thì ắt phải có tiền hút bụi, rửa xe, và mua bình cứu hỏa”.
Thổ tôi lại hỏi: “Tôi từng được nghe dạy rằng, khi xe bị cháy, thì hãy biến khỏi xe càng nhanh càng tốt, và chạy ra càng xa càng tốt… Vì đám cháy nhỏ, nhưng nó mà ăn vào bình xăng thì bình xăng biến thành quả bom cháy…”.
Lại bị mắng tiếp: “Ấy là ngày xưa, còn bây giờ, để chưa cháy lan đến bình xăng, phải có bình chữa cháy… Mua ngay, đừng lắm lời”.
Phải mua chiếc bình chữa cháy với giá cao gần gấp 3 lần ngày trước, lại loay hoay tìm chỗ đặt, lại đi học cách sử dụng, nhưng vẫn nhớ lời “khi xe bị cháy thì hãy biến khỏi xe càng nhanh càng tốt”.
Các vị lãnh đạo PCCC nghĩ ra cái sáng kiến này, thì không biết trước đó, họ có tìm hiểu kỹ về đặc điểm khí hậu Việt Nam hay không? Họ có tìm hiểu là tại sao các hãng xe hơi, lại không quan tâm đến cái bình chữa cháy hay không?
Chả biết “hạ hồi phân giải” chuyện PCCC cho ô tô con thế nào, nhưng chỉ biết trước mắt, lượng bình chữa cháy bán ra tăng vọt, và có giời biết bình cũ, bình mới thế nào?
Thôi chết, khéo khéo lại có “lợi ích nhóm” ở đây.
Xin các vị lãnh đạo PCCC hãy cảnh giác.
Mình thấy hay quá.