Ký sự kinh nghiệm du lịch Châu Âu ( phần 1)
Praha – Thành phố của trăm ngọn tháp chuông!
Chuyến đi kéo dài khoảng gần 900km từ Haarlem (Hà Lan) đến Praha ( CH Séc), khiến tôi thực sự mệt mỏi.
Người Đức ở đây họ đi với tốc độ chóng mặt, tôi cùng lắm cũng chỉ 80-100km/h thôi. Mà ghê nhất là các tên đi moto, có lẽ họ chạy đến 180-200km/h, không biết có khi nào họ va phải một ai đó chưa nhỉ. Nhưng mà hầu như trên các đoạn đường đều có gắn các bộ GPS, máy quay, ra đa cố định để cảnh báo tốc độ, nhờ vậy mà các tay lái chỉ thi thoảng một vài người.
Ở xa xa thành phố 1 tý, mọi người có thể thỏa mái ngắm mùa thu nhuộm vàng sắc đỏ.
Mùa thu ở đây đẹp lắm các bác ạ!
Vào những ngày cuối thu, tầm khoảng 16h30 là trời Châu Âu đã lặn xuống núi rồi, nhưng vào những ngày hè, đến tận 20h mà nắng vẫn chưa tắt. Nhưng giờ chỉ mới 19h thôi mà trời như phủ xuống một màu tối về đêm.
Đi loanh quanh một lát rồi lại tìm về khách sạn và phải là khu gần ga. Nhưng đúng là tình hình tệ nạn nơi đây rất phát triển thì phải, đi rồi lại thấy một vài quán bar và nguyên một khu phức hợp đầy đủ thể loại như sex: World of Sex (WOS).
Vùng này dường như cuộc sống không nhộn nhịp và xa hoa, ngay cả hotel bóng đèn 6 chùm chỉ còn 2 chùm, Tv thì kênh được kênh mất, có 3 cái giường đơn và chăn gối tương đối coi là sạch sẽ. Cái mà tôi thấy vừa nhất có lẽ là Wifi và view nơi đây, dù chỉ là nhìn ra ga thôi nhưng thì sao vẫn đỡ hơn là một mảng trời tối đêm.
Lang thang đi dạo, chỉ mới ngoài 20h thôi mà đường xá trông vắng vẻ, phần lớn là các cặp đôi trai gái nắm tay nhau đi dạo thôi, không thì chỉ mấy khách du lịch, hay một vài bác bản địa. Thực ra nói là đi dạo nhưng mắt tôi cứ lia vào mấy quán ẩm thực . Đầy đủ món như món Kebab Thổ, rồi China Fan, rồi Hàn Quốc, … nhưng vẫn mãi không thấy đặc sản Đức quốc – chân giò lợn hầm ăn với củ cải muối kèm theo bia trong những trời rét rét như thế này có lẽ đó là món nhậu tuyệt vời nhất khi tôi đến với Đức đó.
Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết : “… Thấy đời mình là những chuyến xe…”, khi tuổi trẻ còn, hãy hành trang cho mình một chuyến đi chơi xa, chuẩn bị vali, quần áo, một vài thứ lặt vặt mà lòng cứ như rung lên. Phóng tầm mắt ra những vùng đất mới lạ, hít thở không khí trong lành của một chân trời xa xôi, vô tận. Sà vào những quán nhỏ ven đường, hay dừng chân nghỉ dưới những tán cây. Thật là thú vị biết nhường nào!
Tiếp tục vượt gần 500 km từ Fr.a.M đến Praha, đường xá có vẻ tốt hơn bên phía Đức nhiều. Qua bên này thì càng về gần bên biên giới thì càng nhiều xe Séc xịn đủ loại.
Trên thực tế, chợ người Việt ở Đức với cái tên mĩ miều như chợ Đồng Xuân, chợ Mazhan 17,… thì trong khi chợ lớn nhất của người Việt ở Praha có cái tên Sapa.
Một góc chợ Sa pa!
Một trong các sòng bạc trong chợ!
Thành phố Praha xinh đẹp nơi dòng sông Vltava thanh bình, lặng lẽ chảy qua. Nơi từng có biết bao nhiêu thăng trầm, biết cố đã xảy ra với một lịch sử dữ dội, vang âm mãi mãi.
[xtable=bcenter|cellpadding:0|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}“Con đập nắn dòng chảy bên dòng Vltava”{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
.Vào buổi sáng, trong những ngày thu đẹp trời, thong thả bước đi trên cầu Tình, hít thở không khí trong lành, mát lạnh của dòng sông Vlatava, ngồi đắm chìm trong tiếng nhạc jazz du dương, trầm bổng, thưởng thức từng ngụm bia Pilsner tê tê lạnh đầu lưỡi,… Ngồi thầm nghĩ, nhìn lại cuộc đời sao lãng phí, bôn chen, xô bờ thế!
Nhà thờ cổ phía xa xa !
Tháp chuông nhà thờ St. Michael!
Hành trình cho chuyến đi lần 2, tôi đến với Bratislava – thủ đô của Slovakia.
Dòng sông Danube – một huyền thoại của Châu Âu già nua như minh chứng cho sự trường tồn của Châu Âu cho đến bây giờ.
Vào cuối những năm 80, sau khi Đông Âu tan vỡ, Cộng hòa Tiệp Khắc cũ cũng không tránh khỏi số phận như Liên Bang Xô Viết, bị chia cắt ra thành hai nước độc lập là Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia. Trong khi đó, CH Séc lại chiếm thế thượng phong hơn về mặt như kinh tế, xã hội, công nghiệp, tài nguyên,… Còn về Slovakia vẫn được công nhận là một quốc gia nhưng vẫn là nước nhược tiêu nhất khu vực.
Đến với Bratis, thì trời đã về chiều, lạnh dần về đêm. Đi thêm khoảng tầm 200km nửa sẽ đến Budapest, ê ẩm cả người, vượt một chặng đường khá xa xôi thật vất vả đối với tôi.
Phong cảnh đập vào mắt đầu tiên của tôi là dòng sông Danube ( Đa – nuýp) . Tên này nghe khá quen thuộc đấy ạ! Dòng sông này là thơ, là kịch, là điện ảnh, là chiến tranh, là hòa bình cuả Châu Âu, cũng là một huyền thoại còn mãi với Châu Âu già nua.
Bắt đầu với những tấm ảnh đầu tay đến nơi này, tôi cảm thấy mình như một thợ nghiệp dư vậy !
Những ta nắng đầu còn vắt vẻo trên những lá cây, phía xa xa là những cánh chim bay lượn như điểm chấm lên khung cảnh thiên nhiên nên thơ, thanh bình ấy một bức tranh mộc mạc mang nét hơi hướng làng quê.
Dũi xe vào phố đi dạo, tuy trời hơi rét nhưng vẫn hạ quyết tâm đến dù chỉ một lần. Theo như lời ông anh quốc tịch Sloven, Bratis không đủ tuổi để so sánh với Praha. Quanh khu trung tâm, có một lâu đài cỗ, nhưng chúng tôi lại thích khám phá khu phố cổ dành cho người đi bộ – nơi có một vài bức tượng khá nhí nhảnh và đôi ba cái quảng trường gọi là tầm tầm. Nằm ở phía Tây của Slovakia, Bratis có chưa đến 500 nghìn dân. Và đây cũng chính là thủ đô, thành phố lớn nhất tại quốc gia này. Điểm thu hút của thành phố này chính là dòng sông Danube xanh ngắt, thanh bình như một dải lụa nằm vắt ngang.
Thành phố như nằm gọn trong lòng dòng sông xanh mượt mà, yên ả, lặng lẽ trôi.
Cổng chào khu trung tâm Bratis.
Tiến thẳng vào bên trong, là con đường đi bộ chính, có các nhánh xương cá 2 bên và dọc hai bên đường là khu trung tâm.
Mọi thành phố của Châu Âu, mọi người có thể gặp nhiều những kiểu nghệ thuật đương đại như thế này. Nói chung, ý tưởng về tượng nổi, tượng chìm của các bạn rất hay!
[xtable=bcenter|cellpadding:0|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}” vẻ mặt trầm tư, sâu lắng của bác “{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Một góc phố vắng ở Bratis! Buồn mà yên lắng!
Một vài khu nhà cổ, đèn đuốc sáng trưng.
Đến với Bratis chỉ thế thôi, vào McDonald’ ăn gì đó và chuẩn bị cho chuyến đi đến với thủ đo Hungary. Tạm biệt Bratis, tạm biệt Praha, tạm biệt dòng sông Danube của Châu Âu già nua để trôi theo đến với thành phố của những anh hùng, thành phố của dòng sông Budapest.
(Còn nữa)