Thảo Luận Chung Lái xe - Học Cả Đời

Hạng B2
24/12/07
100
13
0
Lái xe: Học cả đời

Vậy thì một tay lái xe tốt và chủ động phải như thế nào? Xin chuyển đến các bạn sự chia sẻ của Walter Röhrl, tay đua 2 lần vô địch thế giới tại Rallye nổi tiếng.

"Bí quyết lớn nhất trong việc lái xe chính là việc tối thiểu hóa công đoạn “lái”, Walter Röhrl mở đầu. Và điều này khiến chúng ta ngạc nhiên khi lời khẳng định đó đến từ một người từng được coi là một thiên tài trên đường đua đen.

Theo quan điểm của Röhrl thì không ít trong “dân lái xe” bị nhầm lẫn giữa “lái xe một cách thô bạo” với chạy nhanh. Một ví dụ: Nếu ai trong chúng ta từng đẩy xe ô tô vì bị hỏng, nổ lốp… thì sẽ thấy đống sắt “cục mịch” đó vô cùng nặng nếu bạn bẻ vô lăng hết cỡ sang trái hoặc qua phải. Lực cản gia tăng theo vòng mở của trục trước và trục sau.

Nếu xe chuyển động bình thường, tác động đến vô lăng (xoay chuyển nhiều) khiến xe mất tốc độ, nhiên liệu và ảnh hưởng đến độ chính xác của sự di chuyển. Và sự chia sẻ này không chỉ có giá trị trên đường đua đen. Ngay cả nếu bạn đi trên các đoạn đường làng hoặc liên huyện liên tỉnh, thì cũng nên lựa chọn tuyến đường tốt nhất và càng vần vô lăng ít thì càng tốt.

Bạn phải biết dự đoán trước các trường hợp xảy ra phía trước xe và cần luôn hiểu rằng những người tham gia giao thông có thể mắc sai lầm và bạn phải tính đến điều đó. Thế giới không dừng lại 50m trước xe của bạn mà còn xa hơn nữa.

Trước khi bước vào ôm cua, kinh nghiệm của Röhrl là giảm tốc độ khi bước vào đường cong (thấp nhất). Chúng ta phải biết phân bổ trọng lượng, lực phanh và lực ly tâm đồng đều lên các bánh xe. Và vì vậy chúng ta sẽ phải phanh khi xe còn chạy trên đường thẳng. Bước vào cua chân phanh nhả ra, trong tích tắc đó, chân ga cũng ở số không và xe chạy theo quán tính. Kể từ chân đường tiếp tuyến, có thể nhấn ga tăng tốc. Röhrl ôm cua với một góc càng rộng càng tốt.

Bao nhiêu toan tính cho một vòng cua cũng chưa được xem là đủ vì còn cần sự sắn sàng về tinh thần để đưa ra những quyết đoán giải quyết các trường hợp cần thiết, bất ngờ. Con người thường không tập trung 100% vào việc lái xe mà còn trò chuyện, nghe nhạc, xem bản đồ hoặc quan sát dọc đường tìm số nhà… Trong khi đó lẽ ra họ phải quan tâm đến việc đường có trơn không, vòng cua có gấp, cua tay áo hay lên dốc, xuống dốc, vặn vỏ đỗ?

Chúng ta phải sẵn sàng phanh nếu có một con đường đâm ra ngay sau vòng cua. Và điều quan trọng nhất là phải biết rằng chúng ta cùng chạy trên đường với nhiều người khác, họ chẳng những không nắm được luật mà còn lái xe chẳng ra gì nữa. Họ có thể có những phản ứng vô lý. Và chúng ta phải nghĩ cả cho họ nữa. Trong khi điều khiển xe hơi, Röhrl không nghe điện thoại, radio hay CD. Thậm chí cả những cuộc trò chuyện, trao đổi cũng gây mất tập trung vào việc lái xe.

Những tay lái trẻ có thể học được gì trong giờ đào tạo lái xe thể thao của Röhrl ngoài việc phải tập trung cao độ và tìm đường lái lý tưởng? Họ sẽ được học ngồi cho hợp lý. Theo thống kê, hơn một nửa số lái xe ngồi quá xa vô lăng. Nếu bạn phải chạy đường zíc-zắc thì sẽ không thể lái được vì lúc đó cần lực lớn hơn. Mẹo nhỏ: dựa lưng (vai) vào thành ghế mà vẫn đặt được cổ tay vào phần trên của vô lăng thì bạn đã ngồi đúng.

Một vấn đề quan trọng nữa là lốp xe bởi một chiếc xe tốt nhất và người lái xuất sắc nhất cũng chẳng mang lại gì nếu lốp xe không chuẩn. Với quy định chiều sâu rãnh tối thiểu 1,6mm chúng ta có thể chạy trên đường khô ráo chứ nếu trời mưa thì coi như rùa bò tốc độ 50km/h. Trong các trường hợp tai nạn khi gặp trời mưa, 50% là do lốp xe không còn đủ đáp ứng điều kiện an toàn.

Kỹ thuật, phong cách lái và tư duy - nếu chúng ta có thể đưa tất cả những điều nói trên vào trong chiếc xe của mình thì có thể coi là những người lái xe chủ động. Và chỉ với định nghĩa này, kết luận của Röhrl mới đúng: những người chủ động lái xe nhanh đều là những tay lái tốt nhưng muốn là một tay lái xuất sắc, bạn phải học hỏi và thu thập kinh nghiệm không ngừng - cho đến khi không còn khả năng cầm lái.

Trích: http://www.vnn.vn/oto/2006/04/565949/
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
13/1/06
13.889
35.977
113
RE: Lái xe - Học Cả Đời

Lái xe> Còn lái còn học.
 
RE: Lái xe - Học Cả Đời

Xin phép bác cho đính chính chút xíu thôi. Theo Luật thì hình như con người ta từ đủ 18 mùa lá rụng trở lên mới được cấp bằng lái. Trong điều kiện cuộc sống hiện nay, tính trung bình con người ta thọ khỏang ....70 tuổi. Vậy khi đủ 18 tuổi thì con người ta đã đi được khỏang 1/4 cuộc đời rồi. Do vậy, câu của bác tính ra chưa chuẩn. Vậy nên sửa lại lái xe - học cả 3/4 cuộc đời !!!!:D:D:D
 
Hạng F
13/1/06
13.889
35.977
113
RE: Lái xe - Học Cả Đời

Dzị là trong các đám cưới cũng rút bớt thời gian khi chúc trăm năm hạnh phúc.:D:D
 
Hạng C
10/6/08
640
147
43
39
Biên Hòa
RE: Lái xe - Học Cả Đời

Xin phép bác cho đính chính chút xíu thôi. Theo Luật thì hình như con người ta từ đủ 18 mùa lá rụng trở lên mới được cấp bằng lái. Trong điều kiện cuộc sống hiện nay, tính trung bình con người ta thọ khỏang ....70 tuổi. Vậy khi đủ 18 tuổi thì con người ta đã đi được khỏang 1/4 cuộc đời rồi. Do vậy, câu của bác tính ra chưa chuẩn. Vậy nên sửa lại lái xe - học cả 3/4 cuộc đời !!!!
Dzị là trong các đám cưới cũng rút bớt thời gian khi chúc trăm năm hạnh phúc.
mấy bác cứ bắt bẻ nhau hoài
033102bebe_1_prv.gif
033102bebe_1_prv.gif
 
Hạng F
13/1/06
13.889
35.977
113
RE: Lái xe - Học Cả Đời

Em trêu bác Cọp tí thôi. bác ạ.:D