Hạng B1
5/5/10
61
101
33
HCM
www.starhouse.vn
Chào anh chị em,

Nhận thấy được rất nhiều nỗi lo âu của Chủ Nhà khi xây nhà, nhất là với Ngôi nhà đầu tiên. Đã có quá nhiều nỗi lo quanh bạn, vẫn phải làm việc, vẫn phải kiếm tiền, vẫn phải dành thời gian cho cuộc sống gia đình, người thân, bạn bè. Chẳng lẽ vì việc Xây nhà mà bạn phải bỏ bê những thứ khác sao? Chưa kể khi bạn đã nhận nhà, ngôi nhà chỉ mới đưa vừa sử dụng chưa được bao lâu thì đã xuất hiện có sự cố như nứt, thấm, nước thoát chậm.... và một loạt các vấn đề khác vì bạn hoặc người thân của bạn không đủ thời gian, kiến thức và kinh nghiệm về xây dựng để Giám Sát Nhà Thầu.

Cho phép tôi hỏi bạn vài câu ngắn nhé, bạn thấy điều gì tôi liệt kê dưới đây bạn đang lo lắng hoặc gặp phải khi xây nhà hay không:
  • Bạn lo lắng về năng lực và uy tín nhà thầu???
  • Bạn lo lắng về việc kiểm soát vật tư của nhà thầu có đảm bảo chất lượng???
  • Bạn lo lắng tiến độ thi công có đảm bảo như cam kết nhà thầu hay không???
  • Bạn lo lắng về chất lượng thi công, tiến độ thanh toán cho nhà thầu???
  • Bạn lo lắng về ai sẽ bảo hành ngôi nhà sau khi nhà thầu nhận đủ tiền thanh toán???
  • Bạn đang lo lắng chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng ngôi nhà???
Đúng là có qua nhiều nỗi lo và rủi ro như vậy. Vậy có cách nào để hạn chế tối đa những rủi ro và nỗi lo đó mà vẫn đảm bảo cuộc sống bình thường của bạn không?

stress-01.jpg

Chúng tôi với đội ngũ Kiến trúc sư, Kỹ sư Xây dựng kinh nghiệm trên dưới 10 năm kinh nghiệm tại các công ty Xây dựng hàng đầu Việt nam. Chúng tôi đã rất trăn trở và ấp ủ mục tiêu có thể chuyên nghiệp hóa lĩnh vực xây dựng Nhà Phố, Biệt Thự không thua kém gì đối với các công trình lớn. Chúng tôi đã chuẩn hóa các tiêu chuẩn về Thi công, Giám sát để có thể giúp Chủ nhà yên tâm hơn về ngôi nhà của mình. Ngoài ra chúng tôi còn đang Tư vấn kỹ thuật thi công, Quản lý dự án, Xây dựng quy trình hệ thống làm việc giữa công ty với công trường cho các công ty Kiến trúc - Xây dựng vừa và nhỏ. Chúng tôi luôn cam kết đảm bảo ngôi nhà mơ ước của bạn sẽ được thi công đúng thiết kế, đúng kỹ thuật, đảm bảo chất lượng và không bị phát sinh chi phí trong quá trình xây nhà.

Chúng tôi muốn thông qua Topic này, sẽ chia sẻ các tài liệu, tiêu chuẩn, kinh nghiệm và tư vấn các vấn đề liên quan cho các Chủ nhà đang có kế hoạch xây dựng cho mình 1 căn nhà đẹp và chất lượng.

Thông tin sẽ được cập nhật liên tục và hi vọng các anh chị em nào có kiến thức - kinh nghiệm hay sẽ cùng chia sẻ cho mọi người cùng biết.

Xin chân thành cảm ơn!

Tài liệu được tham khảo từ tài liệu kỹ thuật của các công ty Xây dựng hàng đầu Việt Nam như Coteccons, Hòa Bình, Descon, Socon... và theo TCVN của Bộ XD (Tài liệu chỉ dành cho Chủ Nhà tham khảo để có thể xây dựng cho mình 1 ngôi nhà như mong muốn và tránh được các rủi ro từ Nhà Thầu Thi Công)

Một số Lỗi nghiêm trọng trong quá trình Thi Công Nhà Phố, Biệt Thự:

Những Lỗi Kết Cấu Ảnh Hưởng Đến Công Tác Hoàn Thiện Nhà phố, Biệt thự

Những Lỗi Thường Gặp Khi Xây Tô Công Trình Nhà Phố, Biệt Thự

Những Lỗi Thường Gặp Khi Cán Nền Công Trình Nhà Phố, Biệt Thự

Vết nứt trong Bê tông, cách khắc phục và xử lý trong công trình Nhà phố, Biệt thự
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B1
5/5/10
61
101
33
HCM
www.starhouse.vn
Một số Quy trình Thi Công công trình Nhà Phố, Biệt Thự:

Quy Trình Kỹ Thuật Thi Công "XÂY TƯỜNG" Trong Công Trình Nhà Phố, Biệt Thự

Quy Trình Kỹ Thuật Thi Công "TÔ TƯỜNG" Trong Công Trình Nhà Phố, Biệt Thự

Quy Trình Kỹ Thuật Thi Công "CÁN NỀN" Trong Công Trình Nhà Phố, Biệt Thự

Quy Trình Kỹ Thuật Thi Công "SƠN NƯỚC" Trong Công Trình Nhà Phố, Biệt Thự

Quy Trình Kỹ Thuật Thi Công "CHỐNG THẤM" Trong Công Trình Nhà Phố, Biệt Thự
 
Hạng B1
5/5/10
61
101
33
HCM
www.starhouse.vn
Chia sẻ chút kinh nghiệm về Nền Móng cho mọi người tham khảo:
Móng hay móng nền, nền móng hay móng nhà là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của công trình xây dựng như các tòa nhà....) đảm nhiệm chức năng trực tiếp tải trọng của công trình vào nền đất bảo đảm cho công trình chịu được sức ép của trọng lực từng các tầng, lầu khối lượng của công trình đảm bảo sự chắc chắn của công trình. Móng phải được thiết kế và xây dựng và thi công công trình không bị lún gây ra nứt hoặc đổ vỡ các công trình xây dựng. Nền móng là phần đất nằm dưới đáy móng chịu toàn bộ hoặc phần lớn tải trọng công trình đè xuống, còn gọi là nền đất, nơi chịu toàn bộ tải trọng của công trình, lại là thành phần của công trình được chôn sâu và kỹ.. Móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý khi xây nhà hoặc các công trình khác. Đây là nơi quyết định cho sự kiên cố, bền vững và là nền tảng nâng đỡ cả công trình.
StarHouse giới thiệu loại móng thường gặp nhất là móng cọc và qui trình thi công móng:
CÁC BƯỚC THI CÔNG ÉP CỌC
Trước khi tiến hành thi công ép cọc cần phải có đầy đủ hồ sơ kỹ thuật như: báo cáo khảo sát địa chất khu vực, bản thiết kế móng, bản đồ các công trình ngầm… và các thông số kỹ thuật của cọc ép.
1. Chuẩn bị mặt bị mặt bằng:
+ Bạn phải bố trí mặt bằng bằng phẳng trước khi thi công ép cọc, giúp quá trình di chuyển máy ép được dễ dàng. Bố trí mặt bằng bao gồm cả việc tạo mặt bằng thuận lợi thi công lẫn việc bố trí vị trí tập kết cọc, vị trí nghỉ của tổ thợ ép cọc.
+ Để có mặt bằng thuận lợi cho công tác ép cọc bê tông bạn nên đào cốt nền tới cao độ đáy đài móng, sau đó đổ cát san mặt bằng tạo độ phẳng nhất định cho việc di chuyển máy (nếu mặt bằng có mực nước cao, bạn phải tiến hành bơm nước).
+ Tại vị trí chênh lệch cao độ giữa cốt mới đào và cốt đường tự nhiên bạn đổ dầy lớp cát tạo độ dốc để chuyển máy và cọc xuống mặt bằng.
2. Tập kết cọc:
+ Đợt tập kết đầu tiên bạn chỉ nên đưa tới công trình số lượng cọc vừa phải (thường khoảng 1/3 số tim cọc) để ép thử xem địa chất tại khu vực ra sao.
+ Thường đối với nhà dân quá trình thiết kế không được khảo sát địa chất để chủ nhà tiết kiệm chi phí, mà thường dựa vào kinh nghiệm của bên thiết kế để đưa ra chiều sâu giả thiết của cọc. Vậy nên bạn phải ép thử vài tim cọc để biết địa chất thực tế, sau đó các bên cùng bàn bạc rồi đưa ra tổ hợp cọc cho hợp lý, rồi mới tiến hành vận chuyển cọc còn lại đến công trình sau.
+ Độ dài cọc hiện nay các nhà sản xuất hay làm là: 3, 4, 5, 6 m vậy khi tổ hợp bạn phải tính sao cho lượng cọc được tiết kiệm nhất, tránh phải phá đầu cọc nhiều lãng phí. Nhưng bạn cũng phải chú ý, độ ngàm cọc vào đài thường là 10cm nên bạn thường phải ép dương lên tầm 40-50cm để khi đập đầu cọc ra có thép để ngàm vào thép đài.
+ Vận chuyển thiết bị thi công ép cọc bê tông, cọc bê tông về khu vực ép cọc và chia cọc bê tông thành từng nhóm
3. Tiến hành thi công ép cọc:
+ Vận chuyển và lắp thiết bị ép vào vị trí có cọc ép. Giá máy được kê vững chắc chắn, thăng bằng, chỉnh máy cho các đường trục của khung máy, của hệ thống kích, trục của cọc thẳng đứng và nằm trong cùng một mặt phẳng.
+ Liên kết chắc chắn thiết bị ép với hệ thống neo hoặc hệ thống dầm chất đối trọng, kiểm tra cọc lần nữa.
+ Dùng cần trục cẩu cọc đưa vào vị trí ép. Trước tiên ép đoạn mũi cọc, đoạn mũi cọc được định vị chính xác về độ thẳng đứng và vị trí. Những giây đầu tiên áp lực dầu nên tăng chậm và đều. Tốc độ không nên vượt quá 1cm/sec. Khi ép xong đoạn mũi, tiến hành nối đoạn giữa, mối nối cọc thực hiện bằng hàn trước và sau. Khi hàn phải kiểm tra độ thẳng đứng của cọc, phải đảm bảo hai đoạn nối phải trùng trục với nhau. Khi đã chỉnh và nối xong thì ép cho áp lực 3-4 kg/cm2. Thời điểm đầu tốc độ xuống cọc không nên quá 1cm/sec. Sau đó tăng dần nhưng không nên nhanh hơn 2cm/sec.
* Cọc được dừng ép khi thỏa mãn điều kiện:
- Đạt chiều sâu xấp xỉ do thiết kế qui định.
- Lực ép cọc vào thời điểm cuối cùng đạt trị số thiết kế quy định trên suốt chiều sâu xuyên lơn hơn 3 lần đường kính hoặc cạnh cọc. Trong khoảng đó tốc độ xuyên không quá 1cm/sec.
4. Ghi chép trong quá trình thi công ép cọc:
+ Khi cọc đã cắm sâu từ 30-50 cm thì ghi chỉ số lực ép đầu tiên. Sau đó, khi cọc xuống được 1m lại ghi lực ép tại điểm đó vào nhật ký thi công cũng như khi lực ép thay đổi đột ngột. Đến giai đoạn cuối cùng là lực ép có giá trị bằng 0,8 giá trị lực ép giới hạn tối thiểu, bắt đầu từ đây ghi lực ép trong từng đoạn 20cm cho tới khi ép xong.
+ Để biết được lực ép đầu cọc bạn có thể dùng công thức:
P(ép) = 2 x S(pittong) x Chỉ số đồng hồ (hoặc = Chỉ số đồng hồ/ 3,14)
Trong đó: P(ép) là lực ép đầu cọc
S(pittong) là tiết diện pittong
+ Bạn so sánh lực ép đầu cọc với tải trọng thiết kế để biết được tải trọng ép thế đạt chưa.
 
  • Like
Reactions: innova2222
Hạng B1
5/5/10
61
101
33
HCM
www.starhouse.vn
CÁC LƯU Ý VÀ QUY TRÌNH ĐỔ BÊ TÔNG MÓNG NHÀ PHỐ - BIỆT THỰ:
Cũng như công tác coffa, cốt thép thì công tác đổ bê tông cũng giữ vai trò quan trọng trong thi công. Quy trình đổ bê tông cho từng loại cấu kiện phải được giám sát chặt chẽ đảm bảo đạt chất lượng đổ bê tông cao nhất. Các dụng cụ để che nắng, để tránh mất nước nhanh, che mưa, đầm bê tông phải luôn dự phòng sẵn. Bê tông phải đảm bảo không bị rỗ, không bị phân tầng khi đầm bê tông.
Thực hiện công tác đổ bê tông:
- Cốt thép, coffa phải được nghiệm thu trước khi đổ bê tông, xét đến tất cả các lực tác dụng (do máy móc phục vụ cho việc đổ bê tông gây ra như đầm dùi, ống bơm…) khi đổ bê tông vào thép và coffa phải đảm bảo không làm sai lệch vị trí thép hay gây nở cho coffa làm cho cấu kiện bị biến dạng, sai lệch so với thiết kế đề ra.
- Trước khi đổ phải kiểm tra kỹ lưỡng, kịp thời bịt kín các khe hở giữa coffa với nhau tránh tình trạng bê tông chảy nước bằng giấy bao thấm nước, băng keo…kiểm tra các cục kê đảm bảo lớp bảo vệ bê tông.
- Vệ sinh sạch sẽ phần bên trong và bên ngoài cấu kiện đổ bê tông không để sót vật nào trong ngoài cấu kiện vì khi đổ rồi sẽ không lấy ra được.
- Vạch cốt cao độ, cốt nền của khối đổ theo yêu cầu thiết kế. Chuẩn bị mặt bằng tạo khoảng không thao tác, đường vận chuyển từ nơi trộn đến nơi đổ sao cho thuận lợi nhất, bê tông được vận chuyển tới là đổ liên tục không được gián đoạn nếu không sẽ ảnh hưởng đến cường độ cũng như độ liên kết của bê tông với kết cấu thép.
- Chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị đổ bê tông như đầm bê tông, xẻng để xúc, xô để đựng… nếu cao phải chuẩn bị giàn dáo như khi đổ cột… trường hợp đổ vào ban đêm phải chuẩn bị hệ thống chiếu sáng phục vụ cho công tác đổ bê tông.
- Bố trí lực lượng nhân công, giám sát kỹ thuật đủ theo yêu cầu công việc.
Tổ chức các nhóm thực hiện bao gồm:
+ BỘ PHẬN HƯỚNG DẪN CHỈ ĐẠO:
Gồm cán bộ kỹ thuật, đội trưởng đội thi công. Bộ phận chỉ huy này phải có mặt túc trực khi đổ bê tông, kịp thời phát hiện và xử lý mọi tình huống xảy ra trên công trường.
+ NHÓM KIỂM TRA:
Kiểm tra lại coffa, cốt thép, kẽm buộc…… trước và trong khi đổ.
+ NHÓM VẬN CHUYỂN, ĐỔ BÊ TÔNG:
Bê tông được chuyển tới vị trí đổ bằng bơm bê tông hoặc bằng xe cút kít vận chuyển đến. Nếu các bạn đổ bằng bê tông tay thì các bạn nên thuê ngoài đội chuyên đổ bê tông, đội này sẽ lấy vật tư, cho vào máy trộn và vận chuyển đến nơi cần đổ, các bạn chỉ bố trí nhân công làm mặt thôi.
+ NHÓM HOÀN THIỆN BỀ MẶT BÊ TÔNG:
Đảm bảo sau khi đổ bề mặt bê tông đúng cao độ thiết kế nhẵn phẳng hoặc tạo độ dốc cho bê tông. Trong quá trình đổ bê tông chú ý phải đầm dùi thật kỹ để cho bê tông phân bố đều trong kết cấu ( sử dụng đầm dùi máy).
Việc đổ bê tông, hoàn thiện bề mặt bê tông sẽ phải thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật đưới sự chỉ đạo của bộ phận hướng dẫn.
 
  • Like
Reactions: innova2222
Hạng B1
5/8/14
80
1.758
83
53
Không có giám sát ép cọc hả bác chủ? Thêm nữa, gói tư vấn giám sát văn phòng là sao ạ?
 
Hạng B1
5/5/10
61
101
33
HCM
www.starhouse.vn
Không có giám sát ép cọc hả bác chủ? Thêm nữa, gói tư vấn giám sát văn phòng là sao ạ?
Chào bác, mình chưa hiểu ý của bác.
Trong tất cả các gói Giám sát của bên mình đều có giám sát phần ép cọc nhé bác.
Gói giám sát Văn phòng của bên mình là Giám sát cho văn phòng công ty từ khi nhận thô hoàn toàn cho đến khi hoàn thiện hết phần xây dựng và nội thất. Đây là gói mới nên bên mình cũng đang khảo sát nhu cầu của thị trường trước thôi.
Cảm ơn bác!

là ngồi văn phòng giám sát đó bác :3dcuoi:
Bác ngồi ở Văn phòng mà vẫn có thể giám sát công trình được thì chắc phải nhờ bác chia sẻ bí quyết giúp rồi.
 
Hạng D
16/12/09
1.208
11.521
113
Em đang quan tâm Giám sát
Bác gủi bảng giá giam sát cho em
 
Hạng D
18/8/15
1.634
1.307
113
Bình Chánh
Cho mình góp ý chút xíu nhe.
Đây là công việc đòi hỏi kiến thức chuyên môn cho nên người không được đào tạo đúng chuyên ngành và không có nghiệp vụ thì sẽ không giám sát & quản lý chất lượng công trình xây dựng được. Có ra tới nơi thì cũng chỉ đứng xớ rớ chứ không hiểu để mà đưa ra quyết định đúng.