Cũng theo giám đốc bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, người sử dụng các loại thuốc giảm miễn dịch kéo dài như Corticoid, hoá chất điều trị ung thư có nguy cơ mắc lao cao.
Những dấu hiệu nghi mắc bệnh lao phổi như: Ho kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu), đây là triệu chứng quan trọng nhất. Ngoài ra có thể xuất hiện kèm nhóm triệu chứng: Sụt cân nặng, kém ăn, mệt mỏi. Đặc biệt người nhiễm lao thường bị sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi trộm ban đêm và đau ngực, khó thở.
Về con đường lây lan, chỉ có lao phổi là nguồn lây. Lao phổi lây chủ yếu qua đường hô hấp, từ người bệnh sang người khác. Cụ thể khi người bệnh ho, hắt hơi hay khạc nhổ tức họ đã phát tán vi khuẩn lao vào không khí. Người bình thường chỉ cần hít phải một lượng nhỏ vi khuẩn lao cũng sẽ nhiễm lao.
Theo Tổ chức y tế thế giới thì khoảng 1/3 dân số thế giới có lao tiềm tàng. Có nghĩa những người này đã nhiễm vi khuẩn lao nhưng chưa phát triển thành bệnh lao.
Hướng dẫn điều trị và phòng ngừa lao đúng cách
Khi được xác định mắc bệnh lao, người bệnh không nên quá lo lắng vì lao ngày nay có thể chữa lành. Nếu được phát hiện sớm, khả năng chữa khỏi tới 90%.
Trước tiên, bệnh nhân lao cần thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên y tế dù điều trị trong mạng lưới chương trình chống lao hay điều trị ở y tế tư nhân. Hiện nay thuốc điều trị lao được cấp miễn phí.
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc sau: Phối hợp thuốc chống lao, dùng thuốc đúng liều, uống thuốc một lần vào lúc đói và uống đều đặn.
Những triệu chứng nhận biết bệnh lao
TS.BS Nguyễn Huy Dũng- Giám đốc bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TP.HCM, Phó trưởng ban điều hành dự án phòng chống lao quốc gia cho biết: Báo cáo mới nhất của tổ chức y tế thế giới WHO cho thấy, Việt Nam đang xếp thứ 12 trong 22 quốc gia có gánh nặng về bệnh lao.
Bệnh lao tàn phá cơ thể, nặng có thể dẫn đến tử vong. Đối với cộng đồng, người mắc bệnh lao phổi có vi khuẩn lao trong đờm là nguồn lây nguy hiểm cho xã hội nếu không được điều trị kịp thời.
Một người mắc bệnh lao không được điều trị, mỗi năm sẽ gây bệnh cho 15 – 20 người khác. Theo BS Dũng, nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh lao cao gồm: Người nhiễm HIV/AIDS, người tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây, đối tượng mắc các bệnh mãn tính như loét dạ dày - tá tràng, đái tháo đường, người nghiện ma tuý, rượu, thuốc lá, thuốc lào.
Bệnh nhân điều trị đủ thời gian theo 2 giai đoạn: Tấn công và duy trì. Người bệnh cần lưu ý không được tự ý bỏ điều trị vì như vậy vi khuẩn lao sẽ có cơ hội sống sót và phát triển thành lao kháng thuốc. Lúc đó việc điều trị lao kháng thuốc sẽ khó khăn hơn gấp nhiều lần. Thời gian này, nếu có những phản ứng bất lợi (phản ứng phụ của thuốc lao), cần đến cơ sở y tế để được giúp đỡ kịp thời.Bác sĩ Dũng khuyến khích bệnh nhân lao ăn riêng, ngủ riêng ít nhất trong 2 tháng đầu điều trị, chú ý vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thông thoáng:
“Người bệnh phải được sinh hoạt phòng riêng, ở nơi đủ ánh sáng. Cần biết rằng vi khuẩn lao bị tiêu diệt ngoài ánh sáng. Tới thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn đang sử dụng phác đồ điều trị lao với những loại thuốc có khoảng 30 năm về trước. Đối với lao kháng đa thuốc, các bác sĩ đang nghiên cứu phác đồ điều trị chỉ kéo dài 9 tháng so với phác đồ truyền thống là từ 18 – 22 tháng bây giờ”, BS Dũng cho hay.
Bệnh lao tuy nguy hiểm nhưng có thể phòng tránh. Các bác sĩ khuyến cáo, ngay từ lúc mới sinh, các bé có thể trạng bình thường cần được tiêm chủng vắc xin BCG giúp ngăn ngừa các bệnh lao cấp tính.
Mọi người khi có dấu hiệu nghĩ đến bệnh lao cần đi khám ngay, không tự ý mua thuốc tự điều trị. Mọi người nên thực hiện lối sống lành mạnh, không thức khuya, không thuốc lá và không rượu sẽ ngăn ngừa bệnh lao hiệu quả.
Bên cạnh việc mỗi cá nhân tự bảo vệ mình khỏi các nguồn lây, bản thân bệnh nhân lao cần có ý thức cộng đồng: Tuyệt đối không khạc nhổ bừa bãi, dùng tay hoặc khăn giấy che miệng mỗi khi ho, hạn chế đến chỗ đông người. Tốt nhất người bệnh nên mang khẩu trang y tế khi tiếp xúc với người khác cho đến khi được xác định không còn vi khuẩn lao trong đàm.
Tuy nhiên cộng đồng không nên xa lánh người mắc bệnh lao, chỉ cần biết cách phòng tránh sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm. Nhiều người quan niệm bệnh nhân lao lây qua ăn uống nhưng thực chất bệnh chỉ lây qua đường hô hấp. Ngoài các phương pháp phòng ngừa trên, mỗi người cần thực hiện chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng, từ đó tăng nâng cao khả năng phòng bệnh.
Xem thêm:
https://hoangadsvn.wixsite.com/website/blog/cách-điều-trị-bệnh-lao-phổi-và-phòng-tránh-hiệu-quả