Hạng B2
Super Moderators
14/7/19
292
437
63
Lệ phí trước bạ ôtô có thể giảm từ 15/11


Bộ Tài chính dự kiến giảm lệ phí trước bạ cho ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước từ 15/11 năm nay đến giữa tháng 5 năm sau.

Dự thảo Nghị định Bộ Tài chính đang lấy ý kiến cho biết, lệ phí trước bạ cho ôtô sản xuất lắp ráp trong nước sẽ giảm 50%, áp dụng từ ngày 15/11 năm nay đến hết 15/5 năm sau.

Tuy nhiên, nếu Chính phủ ký ban hành Nghị định sau 15/11, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ thời gian thực hiện và hiệu lực từ ngày 1/12 đến hết tháng 5 năm sau.

Nghị định này dự kiến được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn, trên cơ sở kết luận cuộc họp thường trực Chính phủ ngày 20/10. Dự án hiện mới ở bước Bộ Tài chính lấy ý kiến rộng rãi, trước khi tham vấn các bộ, ngành liên quan và trình Chính phủ xem xét.


Giảm lệ phí trước bạ không làm giảm giá xe nhưng giảm chi phí lăn bánh một chiếc xe mới. Việc giảm 50% mức thu theo Bộ Tài chính sẽ kích cầu tiêu dùng cũng như thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước nối lại chuỗi cung ứng, tăng mở rộng đầu tư. Việc giảm phí sẽ giảm số thu nhưng số lượng xe tiêu thụ dự kiến tăng nên tổng thu ngân sách vẫn có thể tăng lên.

Như năm ngoái, khi áp dụng chính sách giảm 50% vào nửa cuối năm, số thu lệ phí trước bạ theo chính sách giảm 7.314 tỷ nhưng tổng số thu ngân sách nhà nước tăng 14.110 tỷ đồng.

6 tháng đầu năm 2020 (khi chưa giảm 50% phí trước bạ), lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước đăng ký trước bạ lần đầu là hơn 102.900 xe, bình quân gần 17.600 xe một tháng. Nửa cuối năm, số xe đăng ký gấp đôi.

Giam-50-phi-truoc-ba-voi-oto-s-8634-9468-1635325327.jpg


Trong dự thảo, Bộ Tài chính cũng chia sẻ thêm về những thách thức khi áp dụng chính sách ưu đãi. Áp lực đó là Việt Nam có khả năng chưa tuân thủ hoàn toàn quy định tại Hiệp định GATT của WTO, có thể tiếp tục nhận được yêu cầu giải thích từ một số nước không có hoạt động sản xuất, lắp ráp trong nước tại Việt Nam.

Tuy nhiên, chính sách giảm chỉ kéo dài trong 6 tháng như biện pháp ngắn hạn gỡ khó cho ngành sản xuất trong nước trước tác động của Covid-19. Bên cạnh đó, theo bộ giải thích, tại Việt Nam, các hãng sản xuất lắp ráp ôtô lớn của nhiều nước hầu hết đã có nhà máy sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam, một số nhà máy có công suất khá lớn như Toyota, Mazda, Hyundai, Kia. Do đó, các chính sách ưu đãi nội địa khuyến khích hoạt động sản xuất, lắp ráp của Việt Nam cũng sẽ có lợi cho các hãng xe lớn trên thế giới.

Một số nước như Indonesia, Malaysia cũng đã và đang áp dụng chính sách ưu đãi phát triển ngành công nghiệp ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước trước tác động của Covid-19.

Trong khi đó, vì dịch bùng phát trở lại, ngành sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước chịu thiệt hại nghiêm trọng, số xe tiêu thụ giảm mạnh. Số xe đăng ký trước bạ lần đầu trong nửa đầu năm nay là hơn 160.000 xe, giảm 24% so với nửa cuối năm ngoái. Đến quý III, số xe đăng ký trước bạ chỉ đạt bình quân gần 16.200 xe mỗi tháng, bằng hơn một nửa so với bình quân quý II. Trong tháng 8, con số này chỉ còn hơn 8.800 xe.

Bộ Tài chính đánh giá, số ca nhiễm thấp hơn đỉnh dịch nhưng dịch vẫn diễn biến phức tạp, nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng đe dọa nghiêm trọng ngành sản xuất, lắp ráp ôtô do lượng tồn khi cao, công suất thấp khi không thể duy trì số người lao động và sức mua trong nước sụt giảm. Doanh nghiệp dự báo thị trường ôtô không chỉ bị ảnh hưởng trong năm nay mà còn có thể kéo dài sang các năm sau.

Mới đây, đại diện 11 hãng nhập khẩu như Audi, Volkswagen, Subaru, Volvo, Jeep, Porsche... hôm 25/10 cho rằng Chính phủ không nên chỉ ưu đãi xe lắp ráp và kiến nghị áp dụng giảm lệ phí trước bạ cho cả xe nhập. Các nhà nhập khẩu ôtô tại Việt Nam (VIVA) cho rằng không công bằng khi ưu đãi lệ phí trước bạ cho ôtô chỉ dành cho loại sản xuất, lắp ráp trong nước. Covid-19 ảnh hưởng chung đến tất cả doanh nghiệp kinh doanh ôtô, cả lắp ráp lẫn nhập khẩu chứ không riêng hình thức nào.

Trong dự thảo đang lấy ý kiến, Bộ Tài chính chưa nêu lý do không áp dụng giảm thuế với xe nhập khẩu.

Nguồn: VNE
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
9/3/21
223
137
43
mong nhanh chóng chính thức duyệt, các hãng xe cũng mong chờ lắm rồi. Em cũng mong.
 
  • Like
Reactions: thuymap
Hạng C
27/5/08
749
377
63
48
Chính phủ giảm thuế trước bạ và các hãng xe chả sứt mẻ xu nào nhưng vẫn quảng cáo ầm ầm là giảm giá xe và gộp vào các CTKM của họ!
 
  • Like
Reactions: thuymap
Hạng B2
17/12/20
133
229
43
39
Chính phủ giảm thuế trước bạ và các hãng xe chả sứt mẻ xu nào nhưng vẫn quảng cáo ầm ầm là giảm giá xe và gộp vào các CTKM của họ!
Theo em biết thì giảm phí trước bạ thì giá lăn bánh giảm ( lợi cho dân ), giá xe không thay đổi mà có thể bán được nhiều ( doanh nghiệp không những không ảnh hưởng mà càng lợi hơn khi bán dc nhiều xe ) còn nhà nước tuy mất 5% phí trước bạ nhưng sẽ thu về các khoảng khác cao hơn như thuế TTDB và kéo theo thuế từ các doanh nghiệp phụ trợ cụ ạ . Cái này cả ba bên cùng có lợi chỉ sợ mấy ông nhập khẩu phân bì thôi
 
  • Like
Reactions: thuymap
Hạng B2
22/8/13
342
261
63
Chả biết tới khi nào trong khi mới là dự thảo thôi, chắc gì chính phủ đồng ý và nếu đồng ý chắc còn chờ khướt…
Sếp nào nhanh trí chốt đơn vs hãng xong khoan đăng ký vội mà đợi khi nào giảm thuế thì đi đăng ký thế là ta vừa được hãng giảm tiền mặt vừa được nhà nước giảm thuế.
Double kill…^^!
 
Hạng B2
14/8/16
124
194
43
36
Chắc giảm thì hãng lại cắt khuyến mãi, giá lăn bánh ra cũng ngang ngang. Haizzz! Xe giá trị lớn thì thấy giảm dc nhiều chứ xe phổ thông giảm 50 chai là thấy cũng gần gần hãng tự khuyến mãi thôi.
 
  • Like
Reactions: Morningcui
Hạng C
25/4/15
610
671
93
45
các hãng lại điều chỉnh cái khác, tính ra giá cũng ko giảm đc bao nhiêu, mình ở xứ thiên đường mà các bác, :D
 
  • Haha
Reactions: thuymap
Hạng D
4/6/10
1.731
2.534
113
Giảm thì giảm quách cho rồi, kg giảm thì thôi. Dây dưa từ giữa tháng 8 đến giờ. Người mua oto có tiền và đã chuẩn bị tâm lý đóng thuế. Không vì không giảm thuế mà họ bỏ ý định mua xe. Việc kéo dài thế này làm người mua không chốt deal, hãng xe không có doanh thu trong tháng vì chủ yếu người mua đặt cọc chứ chưa trả full tiền.
 
  • Like
Reactions: thuymap