Hạng F
2/12/06
5.619
802
113
Có lẽ bạn đã nghe nói nhiều đến OLED - tương lai của công nghệ hỉnh ảnh. Để đến được với chúng ta, OLED còn một chặng đường khá dài, và có lẽ phải mất đến 2 năm nữa bạn mới có một chiếc TV OLED trong nhà mình. Tuy vậy, gần đây, một loại TV mới đã xuất hiện, đó là TV LED. Khá nhiều người dùng đã nhầm lẫn giữa hai loại công nghệ này.

Vậy TV LED là gì? Nó có giống OLED không? Và sự vượt trội so với LCD thường của TV LED có thật sự lớn như bao lời quảng cáo hay không? Câu trả lời sẽ đến sau đây.

1. TV LED không phải là một dạng TV mới

Dù các nhà sản xuất đã tốn bao công sức chào hàng, giới thiệu với những lời hoa mỹ ngầm ý nâng tầm LED TV. Tuy vậy, đây thật sự chỉ là TV LCD với đèn nền LED - "light emitting diodes" thay vì đèn nền CCFL - cold - "cathode flourescent lights" như trước đây. TV LED được biết đến nhiều năm nay nhờ dòng sản phẩm siêu mỏng của Samsung. Các TV LED đã được bày bán khá hạn chế từ năm 2007 với sự xuất hiện của dòng Samsung LN-T4581F.

Không như plasma hay OLED, công nghệ mà mỗi điểm ảnh có nguồn sáng riêng, LCD là công nghệ mà các điểm ảnh được chiếu sáng từ phía sau, hay còn gọi là backlit.

2. Có 2 dạng LED backlit

Ban đầu, các màn hình LED đời đầu như Samsung LN-T4681F được chiếu sáng bởi một dãy các đèn LED chạy dọc phía sau màn hình. Dạng đèn nền này được gọi là "local dimming" Nhưng để làm cho TV trở thành siêu mỏng, các kỹ sư quyết định chuyển dãy đèn nền này sang các cạnh màn hình. Với dạng đèn nền này, các đèn LED được sắp xếp ở 4 cạnh của TV và ánh sáng được dẫn đến vùng giữa màn hình qua những "lightguides" tạm dịch là các đường truyền ánh sáng. Dạng TV này được được biết dưới tên TV "edge-lit" LED.
Samsung là nhà sản xuất chính cho loại TV này với 3 dòng sản phẩm ra đời năm nay. Các hãng khác cũng có các mẫu LED TV nhưng không phải là edge-lit và số lượng model cũng khá hạn chế. Về sự khác biệt về chất lượng hình ảnh của 2 loại này, chúng tôi sẽ nói đến trong phần sau.

3. Trong 2 loại, local dimming thể hiện sắc đen tốt hơn, nhưng kèm theo là hiện tượng "blooming"

Dạng đèn nền ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng thể hiện màu đen của TV. Hầu như tất cả các LED TV dùng đèn nền phía sau (công nghệ local dimming) đều cho màu đen sâu hơn do đèn nền có thể được giảm xuống hay sáng lên tại các vùng màn hình độc lập khi hình ảnh trở nên sáng hơn hay tối đi. Với dạng đèn nền CCFL thông thường và đèn nền LED edge-lit, cả hệ thống đèn nền sẽ được giảm xuống hay sáng lên cùng một lúc bởi sự thay đổi của độ tương phản.

Giảm sáng đèn nền ở các vùng tối của màn hình có thể giảm tối đa lượng ánh sáng thoát ra ở các pixel tối, và kết quả là màu đen sẽ tối hơn và thực hơn. Và vì độ sâu của sắc đen ảnh hưởng trực tiếp đến độ tương phản nên hình ảnh và cả màu sắc sẽ trở nên rực rỡ hơn. Một điển hình thành công của dạng LED TV "local dimming" là dòng UNB8500 từ Samsung, một trong những TV tốt nhất hiện nay.

Một mặt xấu của localdimming là hiệu ứng có tên "blooming", nơi vùng sáng hơn sẽ tràn qua phần tối và làm cho rìa của phần hình ảnh tối trở nên sáng lên. Hiệu ứng này có thể phát hiện rõ ở các model như To.shiba 46SV670U và khó phát hiện ở dòng UNB8500 từ Samsung. Lỗi này liên quan trực tiếp đến việc giảm sáng (dimming) các vùng độc lập trên màn hình nhưng một vài nhà sản xuất không xác nhận thông tin này. Booming là vấn đề đặc trưng của LED TV local dimming, các dạng đèn nền khác không bị ảnh hưởng.
4. Edge-lit TV thật sự rất mỏng, nhưng lại phải hi sinh thứ khác

Như đã chúng tôi đã đề cập ở trên, Edge-lit TV cho phép các nhà sản xuất có thể thiết kế những dòng LED TV thật sự mỏng (đến dưới 1cm). Tuy vậy, mặt không tốt của công nghệ này là khi ta chiếu một ảnh trắng lên màn hình, các rìa màn hình trở nên sáng hơn hay "nóng hơn". Và khi bạn chiếu môt hình ảnh đen lên màn hình, hình ảnh ở rìa trông có vẻ sáng hơn, gần như xám.

5. Đèn nền LED hay các dạng khác không làm tăng góc nhìn kém của LCD

Một trong những nhược điểm lớn của LDC TV là hình ảnh sẽ sai màu khi bạn ngồi sang hai bên màn hình hay bạn đặt màn hình quá cao hoặc quá thấp so với tầm mắt của bạn. LED TV thật đáng tiếc vẫn chưa khắc phục được vấn đề trên, mà trong một vài trường hợp lại trở nên tệ hơn.

Như Samsung 8500 chẳng hạn, hình ảnh chỉ đẹp nhất, màu đen chỉ sâu nhất khi bạn ngồi ở ngay "vị trí ngọt ngào" - vị trí mà điểm giữa màn hỉnh chiếu thẳng vào giữa hai mắt bạn. Tuy vậy, khi bạn nhích sang bên khoảng 1 m, hình ảnh sẽ không được như trước, thậm chí bạn còn cảm thấy nó tệ hơn các TV khác. Lý do là vì bạn đã bắt đầu xem với hình ảnh quá đẹp, sự khác biệt sẽ bị tô đậm lên rất nhiều khi hình ảnh xấu đi.

6. LCD TV tiêu tốn ít điện, LED TV còn ít hơn
Có một điều chắc chắn là LED TV có thể giảm lượng điện dùng cho TV. Đơn giản vì đèn nền LED tiêu tốn rất ít điện và độ sáng có được lại rất cao. LED là công nghệ đèn nền sử dụng điện hiệu quả nhất hiện nay. Thí dụ LED TV Samsung 46 inch UN46B6000 mỗi năm sẽ "rút khỏi ví bạn" khoảng 370 000 đồng tiền điện (với độ sáng tiêu chuẩn). 
Mặt khác TV đèn nền CCFL cũng đang dần tiết kiệm điện hơn. Với Samsung 46 inch LN46B650, bạn cần khoảng 500 000 đồng mỗi năm cho tiền điện, nhiều hơn 28% so với người anh em dùng công nghệ LED. Dù vậy sự chênh lệch khoảng 130 000 đồng mỗi năm không ảnh hưởng mấy đến quyết định của người dùng khi chọn 1 trong 2 dòng công nghệ.

Một điều nữa quá rõ ràng đó là LCD TV luôn tiết kiệm điện hơn Plasma. Ví dụ với màn hình Pa.nasonic 46 inch TC-P46G10, bạn cần đến 1 200 000 đồng cho tiền điện mỗi năm. Như vậy tính ra thì LED TV sẽ hiệu quả hơn 3 lần so với Plasma ở khía cạnh sử dụng điện hiệu quả.
7. Công nghệ đèn nền LED sẽ ngày một tốt hơn, nhưng tốt bao nhiêu thì chưa rõ
Một chân lý trong giới công nghệ là mỗi khi một công nghệ mới ra đời, nếu thành công, nó sẽ liên tục phát triển cho ra đời những sản phẩm ngày càng tốt hơn. LED TV cũng không ngoại lệ. Một số nguồn tin nội bộ cho biết rằng sắp tới sẽ có một bước tiến rõ rệt trên công nghệ edge-lit. Bởi vì người dùng rất ưa chuộng các TV LCD siêu mỏng, các kỹ sư vẫn đang tiếp tục "vắt óc" nghĩ ra những công nghệ mới nhằm cải tiến edge-lit, cho ra đời những sản phẩm với hình ảnh ngang bằng hoặc thậm chí vượt trội so với công nghệ đèn nền full-array LED (local dimming).
Một vấn đề với công nghệ full-array LED đó là để thật sự hoàn hảo, nó cần đến 2.1 triệu đèn LED độc lập để chiếu sáng 2.1 triệu điểm ảnh (ở TV Full HD 1080p). Việc này không quá khó và nhiều nguồn tin cho thấy các kỹ sư vẫn đang làm việc để tối đa hóa lượng đèn LED có thể đặt trên 1 tấm panel màn hình mà không làm giá thành sản phẩm quá cao.

8. LED đồng nghĩa với "đắt đỏ"
Nói về "chuyện tiền bạc", rõ ràng LED TV sẽ làm bạn tốn nhiều tiền hơn một LCD TV thông thường. Trung bình, một TV đèn nền LED sẽ có giá cao hơn khoảng 7 triệu đồng so với LCD không dùng LED cùng kích cỡ. Các dòng mới nhất sẽ có giá từ 40 triệu đồng trở lên phụ thuộc vào kích cỡ màn hình (thí dụ Samsung 46 inch 8500 có giá hơn 70 triệu đồng trong khi dòng LN46B750 chỉ có giá khoảng 35 triệu đồng).

Sự chênh lệch như vậy sẽ dẫn đến một câu hỏi mà ai cũng cần lời giải khi chọn lựa giữa hai công nghệ này. Liệu số tiền bỏ ra thêm có xứng đáng với chất lượng hay không? Bạn sẽ nhận được gì? Một TV đời mới nhất với thiết kế sang trọng, siêu mỏng ấn tượng. Nhưng về chất lượng hình ảnh thì sao? Trung bình, một TV sẽ tiêu tốn nhiều hơn 25% khi có công nghệ LED nhưng chất lượng hình ảnh chỉ tốt hơn 10%.

Tất nhiên là khi LED trở nên phổ biến hơn, bạn sẽ không cần phải trả tiền cho những cái giá quá "nóng" để sở hữu một chiếc TV mới nữa. 
9. Trên cả, LED TV mang lại hình ảnh tốt như TV Plasma - nhưng vẫn còn nhược điểm

Trước nay, LCD TV luôn bị Plasma qua mặt ở khoảng màu sắc và khả năng thể hiện sắc đen một cách trung thực. LED TV ra đời và nay đã có thể so kè với Plasma mà không e ngại. Thực tế thì sắc đen ở các TV LED chân thật không hề kém so với một số TV Plasma tốt nhất và hình ảnh thì tuyệt vời. Còn nữa, LED TV lại tiết kiệm điện hơn rất rất nhiều so với Plasma. Nhưng góc nhìn vẫn vậy, đó là nhược điểm muôn thuở của LCD. Với Plasma, bạn có thể ngồi ở hai bên mà hình ảnh không giảm chất lượng.

10. Nếu bạn không tinh chỉnh các thiết lập của TV tốt, LED hay không LED sẽ không khác biệt
Bạn có thể chi một khoản lớn để có được một chiếc TV với công nghệ mới nhất và mạnh nhất, nhưng nếu không tinh chỉnh đúng, tất cả sẽ là vô nghĩa. Bạn nên tìm trên các trang tin công nghệ, cnet chẳng hạn, các thiết lập tốt nhất cho từng dong LCD TV.
Chỉ có vậy, vài điều bạn cần biết về LED TV đã xong. CRT đã là quá khứ và OLED lại khá xa vời. Hãy hài lòng và tận hưởng hiện tại với LED TV và chờ đợi những điều thú vị sắp đến trong tương lai.
http://forum.mysamsung.vn/showthread.php?t=32899 
  
 
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: SANPHAMMOI
Lơ Xe
6/6/04
15.553
12.438
113
Vietnam
www.otosaigon.com
LED thì chỉ đc cái là tiết kiệm điện và thiết kế đẹp hơn vì có thể thiết kế mỏng đi, còn các tính năng khác cũng y như LCD, sắp tới sẽ có 3D LED có kính và kg kính
 
  • Like
Reactions: APP1102
Hạng B1
26/12/10
65
0
6
Cảm ơn bác đã chia sẻ. MÌnh thấy màn hình LED chất lượng hình ảnh chỉ hơn LCD một chút thôi, không ấn tượng lắm
 
Hạng B2
29/1/10
265
3
18
50
Đã quyết định múc em plasma giá cả phải chăng tiền chênh lệch để bù lại tiền điện hình ảnh thì đẹp thế là ok. Tivi led âm thanh nhỏ quá do mỏng ko gằn loa to được, muốn to phải thêm phí loa ngòai.:):D
 
Tập Lái
26/12/10
34
0
0
41
nhà bà dì mới làm 1 em LG LEDG5500 giá 15tr xong, tuyệt vời 37 inch , màn hình led, wifi, bluetooth...., phím bấm cảm ứng, ace tham khảo
 
TKM confirmed
Hạng D
24/2/08
2.139
18.403
113
Em ko biết sao nhưng ra Phong Vũ mua monitor máy tính, so sánh thấy Samsung EX1920 LED & Samsung EX1920 khác nhau 1 trời 1 vực, màu của LED monitor rực rỡ & đẹp hơn nhiều.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
25/9/10
340
12
18
51
Những khái niệm cơ bản về LCD và Plasma, LED

LCD và Plasma là hai công nghệ màn hình phổ biến nhất hiện nay, trong đó Plasma chủ yếu được dùng để sản xuất HDTV, trong khi LCD phổ biến ở cả TV và màn hình máy tính.

Một số yếu tố quan trọng góp phần tạo nên chất lượng màn hình gồm: độ sâu màu (độ chuẩn xác của màu sắc được tái tạo trên màn hình), góc nhìn (màu sắc có bị biến đổi khi nhìn từ các góc khác nhau hay không) và khả năng xử lý chuyển động trong các pha hành động ở tốc độ cao.

Plasma và LCD

Plasma là công nghệ xuất hiện trước và nắm giữ vị thế độc tôn trong việc sản xuất HDTV, trước khi có sự xuất hiện và soán ngôi của công nghệ LCD. So với LCD, Plasma có một số ưu điểm, bên cạnh những nhược điểm khiến nó ngày càng thất thế trước công nghệ đối thủ.
Hạn chế lớn nhất của công nghệ Plasma là ở mức độ tiêu thụ điện năng. Những chiếc HDTV Plasma nhìn chung tiêu thụ điện năng nhiều hơn so với TV LCD, khiến hóa đơn tiền điện nhà bạn mỗi tháng sẽ bị đội lên một khoản.
Những chiếc TV Plasma đời cũ cũng gặp phải vấn đề với hiện tượng burn-in (cháy hình), tạo ra các "bóng ma". Đó là khi xuất hiện một số hình ảnh bị "chết" trên màn hình sau một thời gian sử dụng, tạo cảm giác có những bóng ma lờ mờ hiển thị ở phía sau các hình ảnh đang hiển thị thực tế trên màn hình. Tuy nhiên, hiện tượng này đã được cải thiện rõ rệt ở những dòng TV Plasma đời mới.
Bên cạnh đó, vẫn có những lý do khiến nhiều người lựa chọn TV Plasma, thay vì LCD, đặc biệt là những người đề cao chất lượng hình ảnh. Màn hình Plasma xử lý các cảnh tối tốt hơn, qua đó tạo độ sâu màu cao hơn, đồng thời có góc nhìn rộng hơn so với LCD. TV Plasma cũng hiển thị những hình ảnh chuyển động nhanh mượt mà hơn so với LCD. Phải đến một vài năm trở lại đây, khi xuất hiện công nghệ đèn nền LED backlighting, đồng thời tốc độ làm tươi màu được tăng lên, thì LCD mới có thể cạnh tranh được với Plasma ở những khoản này.

LCD (Liquid Crystal Display) - màn hình tinh thể lỏng

Màn hình tinh thể lỏng là loại thiết bị hiển thị cấu tạo bởi các điểm ảnh chứa tinh thể lỏng có khả năng thay đổi tính phân cực của ánh sáng và do đó thay đổi cường độ ánh sáng truyền qua khi kết hợp với các kính lọc phân cực. Chúng có ưu điểm là phẳng, cho hình ảnh sáng, chân thật và tiết kiệm năng lượng.
Dựa trên kiến trúc cấu tạo, LCD được chia thành 2 loại chính là LCD ma trận thụ động (DSTN LCD - Dual Scan Twisted Nematic) và LCD ma trận chủ động (TFT LCD - Thin Film Transistor). Điểm khác biệt cơ bản giữa hai loại này là cách thức điều khiển mỗi điểm ảnh (pixel).
Màn hình LCD sử dụng một vài công nghệ khác nhau, trong đó, bộ đôi phổ biến nhất là công nghệ Twisted Nematic (TN) có ưu điểm là thời gian đáp ứng nhanh và In-Plane Switching (IPS) có khả năng thể hiện màu sắc trung thực, ấn tượng. Những mẫu LCD cao cấp hơn còn sử dụng các công nghệ như MVA (Multi-domain Vertical Alignment) và PVA (Patterned Vertical Alignment).

Độ sâu của màu sắc

Một số màn hình LCD được làm từ những tấm panel 6-bit có khả năng hiển thị xấp xỉ 65.000 màu, trong khi những panel 8-bit có khả năng hiển thị 16 triệu màu, còn những màn LCD 10-bit có thể hiển thị hơn 1 tỷ màu.
Đối với phần lớn người dùng máy tính, một màn hình 6-bit có thể không lý tưởng, nhưng nếu bạn chỉ duyệt web và hay các công việc liên quan đến văn bản thì cũng khá ổn. Tuy nhiên, nếu công việc của bạn đòi hỏi độ chính xác màu sắc cao như chỉnh sửa ảnh, video, thì bạn cần sở hữu những màn hình ít nhất 8-bit. Những chiếc HDTV LCD hiện nay đa phần sử dụng màn hình 8-bit hoặc tốt hơn.

Hệ thống chiếu sáng nền (Backlighting)

Yếu tố khác biệt lớn khác giữa những chiếc LCD là hệ thống chiếu sáng nền. Theo truyền thống, LCD sử dụng công nghệ đèn nền huỳnh quang lạnh CCFL (Cold Cathode Fluorescent Lamp). Hạn chế lớn nhất của công nghệ này là nó sẽ làm màn hình trở nên tối hơn theo thời gian.
Sự xuất hiện của hệ thống chiếu sáng nền LED (light-emitting diode) đã khắc phục lỗi trên và cung cấp thêm những lợi ích khác. Trong khi hệ thống đèn nền CCFL phải mất vài phút mới đạt được độ sáng đầy đủ khi bạn bật màn hình thì hệ thống đèn nền LED tự nó đã đầy đủ độ sáng khi khởi động. LED backlighting còn hiệu quả và lý tưởng cho laptop và các thiết bị khác như smartphone hay máy tính bảng.
Hãng nghiên cứu thị trường DisplaySearch dự đoán rằng hơn nửa số HDTV được bán ra trong năm 2010 sẽ sử dụng công nghệ chiếu sáng nền LED.
Với LED backlighting, còn có hai khái niệm cần phân biệt là Edge-lit LED backlighting và Full-array LED backlighting. Với hệ thống Edge-lit LED backlighting, các đèn LED được sắp xếp ở 4 cạnh của TV và ánh sáng được dẫn đến vùng giữa màn hình qua những "lightguides", là các đường truyền ánh sáng. Trong khi đó, ở hệ thống Full-array LED backlighting, các đèn LED được đặt ngay phía sau màn hình.
<h1>Lựa chọn TV Plasma, LCD và LED</h1> <h2>Khi người dùng có nhu cầu sắm TV màn ảnh rộng, có rất nhiều điều cần phải cân nhắc như kiểu dáng, kích cỡ, điện năng tiêu thụ và cả công nghệ làm nên loại màn hình đó.</h2> Ở thời kỳ đầu của TV phẳng màn ảnh rộng, công nghệ Plasma chiếm ưu thế nhờ chất lượng màu sắc tốt. Về sau, TV LCD (Liquid Crystal Display - màn hình tinh thể lỏng) có kiểu dáng thời trang, giá hấp dẫn đã dần chiếm thị phần của Plasma. Trong một thời gian dài, 2 dòng sản phẩm này có những khách hàng riêng, tùy theo nhu cầu sử dụng. Vài năm gần đây sự xuất hiện của loại TV đèn hình LED đã thể hiện sự ưu việt ở cả hình ảnh, thiết kế và khả năng tiết kiệm điện. Tuy nhiên, do giá còn đắt nên TV LED chưa thực sự chiếm ưu thế.
<h3>Phân biệt công nghệ Plasma, LCD và LED</h3> 3 công nghệ TV khác hẳn nhau ở cách chúng phát sáng màn hình. Ở TV Plasma, các phân tử phốt-pho tạo ra hình ảnh trên màn hình có thể tự phát sáng và không cần đèn phía sau. Còn TV dạng LCD, màn hình tinh thể lỏng không thể phát sáng nên cần phải có một nguồn ánh sáng riêng biệt phía sau. Đây cũng chính là điểm tạo ra sự khác biệt giữa TV LCD thông thường (sử dụng bóng đèn huỳnh quang CCFL) và LCD LED (diode phát sáng).
Do sử dụng nguồn ánh sáng tiên tiến hơn nên TV LED hơn hẳn LCD ở kiểu dáng siêu mỏng, dải màu rộng hơn, màu sắc trung thực, độ tương phản và độ sáng cao hơn 40%, chạy mát và tiêu thụ ít điện năng. Ngoài ra, tốc độ quét hình của các dòng LED hiện nay từ 120 Hz đến 240 Hz (hơn hẳn LCD là 50 và 100 Hz) giúp giảm rõ rệt hiện tượng vệt chuyển động thường xuất hiện trên các màn LCD.
Tuy nhiên, giá TV LED lại là loại đắt nhất, thường cao hơn vài triệu đồng so với TV LCD cùng kích cỡ. Plasma là loại HDTV có giá thành hấp dẫn nhất nhưng chúng thường có kiểu dáng dày, hoạt động nóng và ngốn điện hơn hẳn. Đơn cử, giá TV Plasma 43 inch của Samsung ở Việt Nam vào khoảng 10 triệu đồng, còn loại sử dụng công nghệ LCD và LED cùng kích cỡ lần lượt là 13,5 và 19 triệu đồng.
<h3>Chất lượng hình ảnh</h3> Với công nghệ Plasma, mỗi điểm ảnh bao gồm các màu cơ bản đỏ, lục, lam kết hợp với nhau để hiển thị hàng tỷ màu sắc giúp hình ảnh chính xác hơn so với LCD hay LED. Ngoài ra, TV Plasma chiếm ưu thế ở độ tương phản siêu cao, cho màu đen đạt gần mức hoàn hảo cùng độ quét hình lên đến 600 Hz giúp người xem cảm nhận tốt hơn trong các cảnh chuyển động nhanh.
TV LED hiện nay cũng cho độ tương phản cao gần bằng Plasma cùng các dải màu sống động hơn hẳn LCD.
TV Plasma có nhược điểm là thường xảy ra hiện tượng cháy hình "burn-in". Khi người dùng để TV hiển thị một hình tĩnh trong 30 phút, ảnh này sẽ lưu lại ở dạng vệt mờ trên TV sau đó vài ngày hoặc có khi cả tháng. Hiện tượng này xuất hiện vì phốt-pho ở trong màn hình bị đốt nóng trong khoảng thời gian dài dẫn đến mất khả năng phát sáng, tạo ra vệt mờ.
<h3>Góc nhìn</h3> Góc nhìn trên một TV thể hiện khả năng hiển thị hình ảnh chi tiết ở bất cứ góc nào, Ở đặc điểm này, Plasma dẫn đầu khi hình ảnh không hề biến đổi ở góc nhìn lên đến 180 độ. Với TV LCD, màu sắc và chi tiết vật thể không còn nguyên vẹn khi nhìn lệch. TV LED ra đời sau đã khắc phục một phần nào nhược điểm trên và có góc nhìn cao hơn LCD xong vẫn chỉ dừng ở 170 độ và vẫn không bằng Plasma.
<h3>Kích cỡ và tiêu thụ điện năng</h3> Thiết kế siêu mỏng không phải là một đặc điểm quan trọng để đánh giá HDTV, nhưng nó tạo nên ấn tượng tốt ngay cái nhìn đầu tiên. Ngoài ra, TV mỏng manh sẽ giúp dễ dàng gắn lên tường và trang trí trong phòng. Ở khoản này TV LED dường như không có đối thủ khi có những model mỏng chỉ ngang với laptop 22 mm.
Về khoản tiết kiệm điện năng, TV LED tiếp tục dẫn đầu khi chỉ tiêu thụ dưới 100 W hoặc thấp hơn trong khi TV Plasma ngốn gấp 2 hoặc 3 lần.
<h3>Tuổi thọ</h3> TV LED mới xuất hiện và được cho là có tuổi thọ cao nhất trong cả 3 dòng sản phẩm trên. Tiếp đến là LCD và Plasma.
<h3>Chọn TV Plasma, LCD hay LED</h3> Nếu người dùng muốn một sản phẩm giá hấp dẫn, màu sắc trung thực, thường xuyên xem phim hành động và không quá chú trọng vào kiểu dáng có thể chọn Plasma. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc đến hiện tượng cháy hình, lượng điện năng tiêu thụ và hơi nóng mà chúng tỏa ra.
Còn khi có nhu cầu TV kiểu dáng thời trang, siêu mỏng, cho hình ảnh đẹp, có thể làm vật trang trí trong phòng khách và tiêu tốn ít điện năng, người dùng nên nhắm đến TV LCD hoặc LED.