Hạng D
17/10/19
1.961
2.762
113
24
Bến Tre
www.facebook.com
Giải đua xe Công thức 1 đã gặp bế tắc trong rất nhiều lĩnh vực và nguyên nhân chính liên quan tới việc thiếu đi tài trợ của các nhãn hàng thuốc lá.

Lệnh cấm thuốc lá có phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bê bối giải đua xe Công thức 1 ?


Lệnh cấm thuốc lá của chính phủ Anh và bê bối xung quanh ông trùm F1
Ngành công nghiệp thuốc lá lần đầu tiên sử dụng Giải đua xe Công thức 1 như một hình thức quảng cáo vào cuối những năm 1960.

Nhưng đến những năm 1990 sau khi Chính phủ Anh công bố bằng chứng, kết luận rằng việc quảng bá thương hiệu này có tác động đáng kể đến việc tiêu thụ thuốc lá, cũng như các ảnh hưởng của nó lên sức khỏe cộng đồng, nhất là trẻ nhỏ. Luật cấm đã được đưa vào nội dung của Hội nghị chính trị năm đó.

Vào tháng 1 năm 1997, cách đây 23 năm, Đảng lao động Anh chiến thắng trong tổng tuyển cử, Tony Blair lên nắm quyền, quyết định loại bỏ trò quảng cáo thuốc lá. Để làm được điều này, chính phủ Anh đã đề nghị Liên minh châu Âu (EU) giúp đỡ. Một khi quyết định được thông qua, F1 có thể bị vơi túi tiền bởi mất nguồn quảng cáo thuốc lá.

Ngay lập tức, Bernie Ecclestone, lúc này là giám đốc điều hành Tập đoàn Công thức 1 đã cùng Max Mosley, cựu chủ tịch Liên đoàn ôtô thế giới (FIA) tiến hành vận động hành lang, tranh luận với Đảng lao động để Đảng lao động Anh vẫn áp dụng lệnh cấm quảng cáo thuốc lá song lại chừa ra… giải F1.

Cuối cùng, quyết định cấm quảng cáo thuốc lá ở Anh vẫn được thông qua, nhưng luật ấy không áp dụng với F1. Để được như thế, Bernie đã quyên góp 1 triệu bảng Anh cho Đảng Lao động.

Lệnh cấm thuốc lá có phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bê bối giải đua xe Công thức 1 ?

Bernie Ecclestone - giám đốc điều hành Tập đoàn Công thức 1

Việc "quyên góp" này đã bị bại lộ vào tháng 11 năm đó sau khi Chính phủ tuyên bố F1 sẽ được miễn trừ lệnh cấm quảng cáo thuốc lá. Vụ bê bối buộc Chính phủ phải bỏ quyền miễn trừ này. Hầu hết các hình thức quảng cáo thuốc lá ở Anh đều bị cấm theo Đạo luật Quảng cáo Thuốc lá năm 2002, với lệnh cấm quảng cáo tại các sự kiện thể thao có hiệu lực (theo luật của cả EU và Anh) vào năm 2005.

Mối liên hệ mật thiết giữa F1 và các nhãn hiệu thuốc lá
Một điều mà fan hâm mộ cung đường sôi động bậc nhất F1 đều có thể đồng ý, là hầu hết các đội đua đều có một nhà tài trợ thuốc lá. Trong đó Marlboro là cái tên được nhắc đến nhiều nhất, bên cạnh đó còn các cái tên khác như Rothmans, West, British American Tobacco, Benson & Hedges. Sự đa dạng này giải thích cho việc các đội đua dễ dàng tìm được một hãng thuốc lá tài trợ cho riêng mình.

Marlboro là một nhà tài trợ chính cho các giải đua Grand Prix. Mục tiêu chính mà Marlboro nhắm tới là để cho thương hiệu của họ được nhiều người nhìn thấy nhất có thể, mục đích này đã đạt được kết quả rất khả quan, bởi người có thể thực hiện sứ mệnh đó, Bernie Ecclestone - cựu giám đốc điều hành của Tập đoàn Công thức 1, về cơ bản cũng làm việc cho Marlboro.

Marlboro đã chi rất nhiều con số 0 để tài trợ cho các sự kiện, đổi lại, Bernie sẽ tăng tần suất sự kiện xuất hiện trên TV nhiều nhất có thể.

Điều này mang lại kết quả tuyệt vời cho các đội tham gia, bởi vì tất cả các nhà tài trợ của họ đã được nhìn thấy bởi công chúng, đồng thời mang lại sự công bằng hơn trong việc nhận tài trợ - nghĩa là một đội đua tầm trung có thể nhận tài chính như các đội lớn hơn khác trong cuộc chơi.

Lệnh cấm thuốc lá có phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bê bối giải đua xe Công thức 1 ?


Nhưng sau đó các nhà tài trợ thuốc lá đã vướng phải các lệnh cấm trên thế giới. Bây giờ ông lớn Bernie chỉ tập trung vào việc thu lợi nhuận từ các đường đua muốn cầm trịch giải đua F1. Vì vậy chúng ta đã thấy môn thể thao này dừng chân ở các chặng đua tuyệt vời như Estoril, và đi đến các vòng đua tồi tệ như ở Thượng Hải, đơn giản vì Thượng Hải trả tiền cho Bernie nhiều hơn.

Điều này có tác động bất lợi đến giải đua: số lượng khán giả xem TV bắt đầu suy giảm, ngay lúc các đội tham gia cần thuyết phục các công ty khác-ngoài-thuốc-lá tài trợ cho mình. Hậu quả là các đội đua từ BMW, Honda, Ferrari, v.v ... những đội về cơ bản "tự tài trợ" có nhiều tiền hơn so với những đội tư nhân như WilliamsF1, những người trước đây là huyết mạch của môn thể thao này.

Trong bối cảnh thiếu công bằng như hiện tại, Ecclestone lại tiếp tục bị cuốn vào một vụ bê bối tham nhũng, trốn thuế và đặc biệt là những nghi vấn về khoản tiền đưa hối lộ lên tới 44 triệu USD…

Theo BBC, các công tố viên của Đức đã quyết định truy tố Bernie Ecclestone liên quan đến một khoản tiền đưa hối lộ trị giá 29 triệu bảng Anh (tương đương 44 triệu USD) cho Gerhard Gribkowsky, cựu thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Bayern LB (ngân hàng của Chính phủ Đức), nhằm đạt được thỏa thuận trong phi vụ bán bản quyền cuộc đua F1 cho quỹ đầu tư CVC Capital Partners hồi năm 2006.

Số tiền CVC chi cho thương vụ mua bán lên tới 839 triệu USD. Trong đó vai trò của Gribkowsky là "làm ngơ". Sau này, khi sự việc vỡ lở, tại tòa Gribkowsky khai đã nhận hối lộ từ Ecclestone mà không khai báo với cơ quan thuế vụ của Đức.

Vì vậy, nhiều thương hiệu đã rời bỏ giải đua, và không cách nào có thể thay thế họ bởi các hãng khác, bởi vì hầu hết các thương hiệu hàng đầu sẽ không liên kết với một giải đua xe dính líu tới vấn đề tham nhũng.

Lệnh cấm thuốc lá có phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bê bối giải đua xe Công thức 1 ?


Điều đó đã dẫn chúng ta đến bối cảnh F1 ngày nay, khi người có nhiều tiền nhất sẽ có những chiếc xe đua tốt nhất. Tuy nhiên một vấn đề phát sinh khác là Mercedes, Ferrari và Red Bull, những người về cơ bản "tự tài trợ", không thực sự quan tâm đến số lượng người xem - họ quan tâm đến lợi ích cá nhân của riêng họ kết hợp với nỗi ám ảnh về khí động học và tốc độ.

Lệnh cấm thuốc lá có phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bê bối giải đua xe Công thức 1 ?


Sự lệ thuộc vào khí động học khiến những chiếc xe tạo ra rất nhiều khí bẩn phía sau chúng, khiến cho việc bám sát đuôi chiếc chạy phía trước, tác động rất bất lợi đối với lốp xe và khả năng làm mát động cơ. Chính việc này làm hạn chế đi các cuộc rượt đuổi sát sao và vượt mặt mà khán giả thường thấy ở đường đua Công thức 1. Và đó là thứ chúng ta cần lấy lại.

Các thương hiệu này còn ám ảnh với việc biến chiếc xe của họ thành một cỗ máy tốc độ bằng các phương pháp nâng cao khí động học như làm cho chúng rộng hơn, cánh lướt gió to hơn, khiến việc vượt mặt trở nên khó khăn hơn.

Để đạt được điều gì chứ ? Các nhà bình luận trên NBC đã từng hào hứng nói với công chúng rằng chiếc xe đua phân hạng của Kimi Raikkonen ở Monaco nhanh hơn 8 giây so với con xe nổi tiếng của Ayrton Senna mà hầu hết người hâm mộ F1 sẽ thấy.

Xem trên TV mình cũng không thể nói nó có nhanh hơn thật sự hay không, nếu không có bảng thời gian đi kèm. Nhưng một điều mình biết chắc chắn đó là chiếc nào thú vị hơn trên đường đua.

Để thắp lại lửa cho những chặng đua F1, ban tổ chức cần tìm cách để tiền tài trợ được phân bổ đều hơn, họ cần dừng ngay cái nỗi ám ảnh về khí động học và họ cần hiểu rằng điều quan trọng cốt lõi là số lượng khán giả xem chương trình chứ không phải là lợi ích hạn hẹp của Red Bull, Mercedes hay Ferrari.
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: xxmagicxx