HAC
Hạng C
31/3/07
706
16
0
54
http://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%94_t%C3%B4#Model_c.E1.BA.A3i_ti.E1.BA.BFn_v.C3.A0_thay_.C4.91.E1.BB.95i_v.E1.BB.81_thi.E1.BA.BFt_k.E1.BA.BF

Mazda Motors
Mazda được xây dựng và phát triển từ một công ty nhỏ có tên là Toyo Cork Kogyo Co., Ltd do Jujiro Matsuda thành lập vào năm 1920, tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Lúc đó Toyo Cork Kogyo chủ yếu chế tạo các thiết bị máy móc. Đến năm 1929, công ty sản xuất động cơ ôtô đầu tiên, và năm 1931, xuất khẩu 30 chiếc xe chở hàng 3 bánh vào thị trường Trung Quốc.

Năm 1934 Jujiro Matsuda đổi tên công ty thành Mazda, nhiều người cho rằng cái tên Mazda xuất phát từ Ahura Mazda, tên của một vị thần lửa. Nhưng theo một số người, Mazda có cách phát âm trùng với tên của một người sáng lập là Jujiro Matsuda, người đã quyết định đổi tên cho công ty để tỏ lòng trân trọng đối với gia đình và những tín đồ thần lửa. Mazda còn có nghĩa là “sự tự do” theo tiếng Ba Tư cổ.
Mazda sản xuất những chiếc sedan đầu tiên vào năm 1940, nhưng phải ngừng lại do chiến tranh thế giới lần thứ 2. Ngày 6/8/1945, Mỹ đã ném bom nguyên tử phá huỷ toàn bộ thành phố Hiroshima, trong đó có nhà máy của Mazda Motors. Cái tên Mazda bị xoá sổ suốt 15 năm sau.

Năm 1959, Mazda trở lại sau quá trình tái thiết, và việc đầu tiên là biểu tượng của hãng được thay đổi. Sau đó, Mazda bắt tay vào sản xuất hàng loạt những dòng xe như Carol mà đặc biệt là chiếc sedan R360 và dòng Mazda Cosmos với RX-8.
Đến năm 1984 công ty mới chính thức sử dụng tên Mazda mặc dù tất cả các xe hơi của công ty được bán trước đây cũng đã mang nhãn hiệu này. Chiếc xe hơi 4 bánh đầu tiên, chiếc Mazda R360 được chính thức ra mắt năm 1960. Tiếp theo đó là chiếc Mazda Carol vào năm 1962. Và từ đó đến nay tên giao dịch chính thức là MAZDA Motors hoặc là Matsuda theo tiếng Nhật.

Để cạnh tranh và phát triển những thị trường mới, Mazda đã bán 15% vốn của mình cho Ford. Sau đó Mazda đã bị lâm vào tình trạng khủng khoảng tài chính. Do vậy, ngày 31 tháng 3 năm 1999, Ford đã trở thành cổ đông chính với tỷ lệ nắm giữ lên đến 33,4% và nắm giữ quyền điều hành. Ngay sau đó Ford đã bổ nhiệm ông Mark Fields làm Tổng giám đốc điều hành với trách nhiệm là khôi phục lại Mazda. Sự hợp tác đã giúp cho Ford sản xuất một số model dựa trên các model của Mazda như chiếc Probe, model mới nhất là Escort (Bắc Mỹ) và Mercury Tracear và chiếc hợp tác sản xuất Escape/Mazda Tribute.

Năm 1979 nổi bật với sự kiện Ford bán những model của Mazda tại Châu Á và Úc dưới cái tên như Laser và Telstar. Những model này thay thế các model của Ford châu Âu được bán trong những năm 70. Ford cũng sử dụng các model của Mazda để chiếm lĩnh thị trường Nhật bản. Tại đây, nhà phân phối là công ty Autorama đã bán những chiếc xe này, cùng với các model của Ford Mỹ và Ford châu Âu. Những model thiết kế thời kỳ này không còn được sản xuất vào đầu thế kỷ 21 nữa khi Ford thay thế chiếc Laser bằng chiếc Focus và chiếc Telstar bằng chiếc Mondeo của hãng.
Ford và Mazda đã đi đến hợp tác mang ý nghĩa hơn dựa trên nền tảng chia sẻ. Mazda bán những chiếc xe hơi được xây dựng trên các model của Ford như chiếc Mazda 121 dựa trên chiếc Ford Fiesta.

Theo dòng lịch sử
1960 - thập kỷ 60

Năm 1960 Mazda đã chính thức trở thành nhà chế tạo ô tô. Ngay trong thập kỷ này, nhãn hiệu đã phát triển từ chiếc keicar 16 Hp tới chiếc xe hơi thế thao động cơ rô to Wankel thuộc dòng Mazda Cosmo. Mazda bắt đầu bán xe tại Úc vào năm 1968 và gia nhập thị trường Mỹ năm 1970.

1970 - thập kỷ 70
Trên bình diện quốc tế, những năm 70 là thời đại hoàng kim của Mazda. Là nhà tiên phong trong việc chế tạo những chiếc ôtô có công suất lớn. Động cơ rô to Wankel khiến cho Mazda vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh sử dụng động cơ píttông và đem lại lợi nhuận lớn. Mazda đã tận dụng tối đa lợi thế của loại động cơ này bằng việc đưa nó vào hầu hết các sản phẩm của công ty từ chiếc Pickup tới chiếc RX-7 và thậm chí là chiếc xe hơi mui kín Luce cỡ lớn. Ngoại trừ duy nhất là chiếc Mazda Chantez Keicar vì nó đã bị loại bỏ bởi các nhà sản xuất ôtô khác.
Tuy nhiên, đây cũng là thời kỳ Mazda lần đầu tiên rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính. Đây là kết quả dẫn đến việc Ford nắm giữ 25% tổng số vốn của công ty. chiếc RX-7 đầu tiên được tung ra năm 1978 đem lại cho Mazda hình ảnh của một nhà tiên phong trong lĩnh vực ôtô. Nhưng doanh số bán hàng của công ty vẫn chưa thực sự được phục hồi cho tới đầu những năm 80.

1980 - thập kỷ 80
Vào thập kỷ 80, Mazda chuyển từ một công ty ôtô của Nhật sang là một bộ phận của đế chế Ford là một trong ba ông lớn của ngành ô tô Mỹ. Đây được coi là những năm thành công nhất của Mazda. Với đỉnh cao là chiếc 323 và chiếc 626 ở đầu thập kỷ. Chiếc 323 đã đạt vị trí số 1 về doanh số bán xe tại Nhật, vượt qua cả Toyota Corolla. Ngày nay điều này vẫn rất quan trọng khi một chiếc xe lại đứng hạng Top trên biểu đồ về doanh số bán mà không phải là Toyota.
Mazda cũng đã đóng góp cho Ford nhiều loại xe trong đó đáng chú ý nhất là chiếc MX-6 dựa trên chiếc Ford Probe. Năm 1988, tại Mỹ họ đã cho ra đời chiếc 626/MX-6 mới. Trong thời gian này, Mazda và Ford đã thành lập công ty sản xuất ôtô đầu tiên tại Mỹ với tên gọi là công ty Auto Alliance International.
Kết thúc thập kỷ 80, chiếc xe hơi thể thao Eunos Roadster (Mazda MX-5 hay Miata tên gọi ngoài Nhật bản) được ra đời vào năm 1989. Chiếc model này đã làm bùng nổ thị trường xe thể thao trên thế giới khi đó đang do những chiếc GT nặng và đắt thống trị. Được truyền cảm hứng từ chiếc Lotus Elan, chiếc Miata vẫn rất thành công cho đến ngày nay.

1990 - Thập kỷ 90
Đây là thời kỳ đi xuống của Mazda. Do giá quá cao nên chiếc RX-7 thế hệ 3 được bán rất ít (mặc dù nó vẫn rất được yêu thích) và chiếc Miata cũng không thể duy trì được số lượng bán hàng như dự kiến. Những dòng xe còn lại được đón nhận rất ít ở Mỹ và Nhật. Sự phổ biến của chúng tại Châu âu dường như cũng không thế bù lại được sự mất mát.
Cuối thập kỷ 80, Mazda nỗ lực thực hiện đa dạng hoá thương hiệu. Họ làm vậy bởi theo nghiên cứu thị trường thương hiệu Mazda có những chiếc xe mang ý nghĩa kinh tế cho người Nhật và trên thế giới vì giá rẻ và hiệu quả sử dụng. Với mục đích tăng lượng bán hàng lên gấp đôi, Mazda đã tung ra 3 thương hiệu mới tại Nhật là Eunos, Anfini và Autozam. Eunos dự định sẽ có một bản sao là chiếc Amiti hạng sang tại Mỹ và Xedos tại Châu âu. Tuy nhiên kế hoạch sản xuất chiếc Amiti, động cơ V12 mới chỉ được thực hiện trên giấy.

Trong khi một loạt các thương hiệu khác cố gắng sáp nhập với Toyota và Nissan. Hai thương hiệu ô tô lớn nhất của Nhật bản, cả hai đều rất mạnh và thay nhau thống lĩnh thị trường nội địa. Nôn nóng cải thiện tình hình, trong năm 1993 Mazda giới thiệu và bán 7 model dựa trên chiếc 626 nhưng doanh số bán hàng của họ cũng chỉ bằng 1/3 so với Toyota.
Trên các thị trường khác, căn bệnh khủng hoảng đã khiến họ lúng túng trong việc lựa chọn logo cho mình. Từ “Mazda” được giới thiệu vào năm 1975 là do ý tưởng của công ty thiết kế hàng đầu của Nhật bản CAD. Sau 15 năm, vào năm 1991, một logo mới được thay thế nhưng cũng nhanh chóng bị thay thế bởi một mẫu thiết kế khác, bởi khi đến Paris nó quá giống với logo của Renault. Vì vậy, ngay sau đó Mazda đã thay bằng logo hình thoi, biến nó trở thành ngọn lửa, và về tổng thể, logo vẫn là cách điệu của chữ M đang bay và đang cháy. Thể hiện cho ước vọng vươn lên tầm cao mới của người sáng lập Jujiro Matsuda. Hơn nữa, nó có sự liên hệ đến vị thần lửa "Ahura-Mazda".

Tháng 7 năm 1997, nhà thiết kế nổi tiếng trên thế giới, Rei Yoshimara được thuê để thiết kế logo cho các sản phẩm ôtô mang thương hiệu Mazda trên toàn cầu. Logo là hình ảnh cánh chim sải dài, tượng trưng cho tốc độ, sự linh hoạt, sức mạnh và trường tồn. Việc kết hợp giữa đôi cánh đang bay lượn và quỹ đạo của nó (đường tròn bao quanh) là thông điệp mà Mazda muốn gửi tới khách hàng: Như cánh chim không mỏi, Mazda vẫn đang bay để vươn cao hơn, xa hơn trên con đường chinh phục những đỉnh cao mà người sáng lập Matsuda hằng ao ước.

Mazda đã phải nhận rất nhiều lời phê bình tại Châu Âu cho những mẫu thiết kế cuối những năm 90 trong đó bao gồm cả chiếc 323 và chiếc 626 đời mới nhất. Hai loại xe này vẫn không được đánh giá cao như những model trước. Năm 1998, MX-5 được tái thiết kế với kỹ thuật tiên tiến hơn, tuy nhiên phiên bản mới đã làm mất đi nhiều vẻ nét truyền thống của chiếc xe nguyên bản được thiết kế năm 1989.

Mazda và Ford tiếp tục nỗ lực hợp tác. Năm 1994, dòng Mazda B-Series được tách ra từ hai phiên bản là international của Mazda và North American clone của Ford Ranger. Năm 1998, Mazda và Ford mở thêm một nhà máy sản xuất ôtô mới tại Thái Lan là AutoAlliance Thailand (AAT). Được xây dựng sau Hofu của Mazda, AAT nay là điểm sản xuất quan trọng của công ty.

Trong thời gian này, Mazda đã chế tạo chiếc Amiti hạng sang để thách thức Acura, Ifniniti và Lexus ở Bắc Mỹ. Tại Châu Âu là nhãn hiệu Xedos.

Mazda trên đất Mỹ
Với tên gọi Mazda USA, Năm 1960 Toyo Kogyo thâm nhập hầu hết thị trường Mỹ ngoại trừ California và Hawaii. Năm 1970 là chiếc xe đơn RX-2. Tiếp đó là chiếc compact Familia dựa trên 1200, R100, chiếc Capella cỡ lớn hơn dựa trên 616, RX-2 và 1800 cỡ lớn trong năm tiếp theo. Năm 1972 dòng xe được mở rộng với sự xuất hiện của RX-3 và B1600. Chiếc 1200 và 616 được lần lượt thay thế bởi 808 và 618 có hình dáng tương tự, riêng chiếc 1800 quá lỗi thời nên đã bị loại bỏ. Chiếc 618 lắp động cơ píttông và R100 cũng được đào thải ngay trong năm kế tiếp nhưng 1200 1.2 L lại tái sản xuất sau một năm.
Mazda đã phát triển rất nhanh nhờ việc sử dụng động cơ Wankel trên các sản phẩm của mình. Năm 1974, hai chiếc xe trang bị động cơ rô to là Pickup và RX-4 được ra mắt. Chiếc 808 và B1600 là 2 chiếc Mazda duy nhất gắn động cơ píttông được chào bán tại Mỹ trong cùng thời gian.

Mazda đã thiết kế chiếc REPU và RX-4 dựa theo yêu cầu của thị trường Mỹ nhưng do cuộc khủng hoảng năng lượng vẫn chưa được cải thiện. Doanh số bán hàng của công ty bị giảm sút vì động cơ Wankel bị coi là tốn nhiên liệu. Mazda đã đối phó với sự việc này bằng việc ra mắt chiếc Mizer 1.3 L được gắn động cơ píttông dựa trên chiếc Mazda Familia. Chiếc này và chiếc đàn anh GLC ra mắt năm 1977 đã đem lại về cho công ty danh tiếng và doanh số bán khá cao.
Trong thời gian này, Mazda cho ra đời chiếc RX-5 Cosmo lắp động cơ wankel. Tuy nhiên những dòng xe dùng động cơ Wankel chủ đạo đã bị thất bại trông thấy, tất cả những model động cơ rô tô đã bị loại bỏ sau năm 1978.
Mặc dù động cơ wankel đã đánh mất đi sức hút của nó nhưng Mazda vẫn bền bỉ với công nghệ của mình và tìm được thị trường thích hợp cho nó. Chiếc RX-7 động cơ rô to đã gây được ảnh hưởng lớn trong ngành công nghiệp ô tô.
Mazda đã dành tâm huyết cho hai sản phẩm là RX-7 và 626 để mở rộng thương hiệu trên nước Mỹ. Mazda xây dựng một nhà máy ôtô của Mỹ ( nay là AutoAlliance International) để sản xuất chiếc 626. Ford đã hỗ trợ rất nhiều cho dự án này.
 
Last edited by a moderator: