Ford Ranger là một trong những dòng bán tải được biết đến nhiều nhất ở Việt Nam với doanh số bán ra luôn đứng đầu phân khúc. Lịch sử mẫu xe này cũng vô cùng ấn tượng ngay từ những ngày đầu tại Mỹ.
Ranger là sản phẩm xe bán tải bán chạy nhất tại Việt Nam, với gần 50% thị phần trong phân khúc xe bán tải trong nước.
Ford Ranger gây được ấn tượng sâu đậm trong lòng khách hàng Việt nhờ việc tái định nghĩa phân khúc, đồng thời đưa ra những chuẩn mực mới về thiết kế, hoàn thiện và tiện nghi cho dòng xe bán tải.
Nhưng không chỉ bây giờ, ngay từ những ngày đầu khai sinh tại Mỹ, Ranger đã là một cú "hit", giúp Ford đạt được thành công lớn.
Mẫu Ranger thời kỳ này này sử dụng hệ dẫn động cầu sau hoặc 4x4. Xe có 2 cỡ chiều dài trục cơ sở và thùng để lựa chọn: Xe tải trục cơ sở 2743 với thùng tải 1828 mm hoặc phiên bản chiều dài cơ sở 2 895 mm với thùng tải 2133 mm.
Phiên bản dùng hệ dẫn động 4x4 có thể chở tới 725 kg và có hệ thống treo trước độc lập.
Về động cơ, Ford Ranger thời kỳ đầu sở hữu 2.0 L 4 xi-lanh 73 mã lực; động cơ 2.3 L 4 xi-lanh 79 mã lực; và động cơ 2.8 L V6 115 mã lực. Ngoài ra Ranger còn mượn Mazda một động cơ diesel 2,2 L hút khí tự nhiên 59 mã lực. Đến năm 1985 thì động cơ dầu này được được thay thế bằng động cơ diesel tăng áp 2,3 L 86 mã lực mượn của Mitsubishi.
Các hộp số bao gồm số sàn 4 hoặc 5 cấp và hộp số tự động 3 cấp.
Đến năm 1986, Ford bổ sung của động cơ V6 2,9 L phun nhiên liệu 140 mã lực. Cùng với đó là thêm dáng xe SuperCab, với cabin kéo dài cùng chiều dài cơ sở lên mức 3175 mm. Kiểu xe SuperCab có thêm hàng ghế thứ 2 (tương tự xe hiện đại) và tăng tăng sức chứa hành khách lên 5 người trên mẫu xe này.
Ranger thế hệ thứ nhất khá thành công nên Ford ra mắt thêm phiên bản facelift vào năm 1989. Bản nâng cấp giữa vòng đời này được gia cố khung gầm. Xe được điều chỉnh kiểu dáng ngoại thất ở cụm đèn, chán bùn, lưới tản nhiệt. Nội thất có thêm hộp đựng găng và bảng điều khiển.
Trang bị chống bó cứng phanh trở thành tiêu chuẩn ở bản cập nhật này.
Ford Ranger 1989 facelift có thêm động cơ V6 4.0 L 160 mã lực trên phiên bản 4x4. Động cơ này đi cùng hộp số sàn 5 cấp hoặc tự động 4 cấp.
Đến năm 1991, hãng xe Mỹ đếm đến một phiên bản thú vị hơn là Ranger Sport với bánh xe bằng nhôm và tùy chọn động cơ 3.0 L V6 công suất 140 mã lực
Hãng xe Mỹ cũng trang bị nhiều tùy chọn động cơ gồm loại 4 xi-lanh công suất 98 mã lực, 2.3 L, V6 3.0 L 145 mã lực và V6 4.0 L 160 mã lực.
Ở đợt nâng cấp vào năm 1995, Ford tiếp tục thực hiện một số thay đổi đối với Ranger. Động cơ bốn xi-lanh cơ bản đã được nâng công suất từ 98 lên 112 mã lực. Hệ thống âm thanh tốt hơn. Một túi khí bên người lái đã được bổ sung. Đến năm 1996 thì túi khí bên hành khách có thể ngừng kích hoạt để sử dụng ghế trẻ em.
Ranger đời này sử dụng động cơ 4 xi-lanh, nâng cấp từ từ 2,3L lên 2,5L và công suất 117 mã lực. Động cơ V6 3.0L và động cơ V6 4.0L là tùy chọn.
Thế hệ này tự hào có một cửa sổ phía sau lớn hơn để có tầm nhìn tốt hơn cũng như bộ ghế mới, nhiều chỗ để chân hơn và nhiều tiện ích hơn.
Năm 2001 chứng kiến sự bổ sung của động cơ 4.0 L V6 công suất 207 mã lực thay cho động cơ 4.0 L V6 trước đó và bổ sung ABS trên Rangers 2WD. Những thay đổi này đã tăng sức kéo của xe tải lên hơn 2,7 tấn. Động cơ tiêu chuẩ được thay đổi thành loại 2.3 L Duratec 4 xi-lanh thẳng hàng.
Ford Ranger 2001
Năm 2004, Rangers có lưới tản nhiệt, cản trước và mui xe mới, cùng với tùy chọn ghế bọc da và đầu đĩa CD.
Năm 2007 hãng bổ sung các tính năng tiêu chuẩn mới, từ Hệ thống An toàn Cá nhân và hệ thống chống trộm đến giám sát áp suất lốp và giắc cắm âm thanh phụ trợ. Hệ thống neo và dây buộc dành cho trẻ em được gọi là LATCH đã được bổ sung vào năm 2008. Ngoài ra còn có một hệ thống cảm biến để túi khí sẽ không bung ra khi có trẻ nhỏ ngồi ở bên ghế hành khách.
Kết thúc thế hệ thứ 3 vào năm 2011, Ford Ranger đã bị khai tử ở thị trường Mỹ. Ranger tuy được khai sinh ở Mỹ nhưng do sở thích của nhóm khách hàng tại thị trường này là những chiếc bán tải to lớn nên mẫu xe “đàn anh” F-150 vẫn được lòng hơn cả. Cùng thời với Ranger, mẫu Bronco cũng ngừng phân phối tại thị trường Mỹ kể từ năm 2011.
Thế hệ thứ 3 cũng là thế hệ Ranger đầu tiên xuất hiện ở thị trường Việt Nam từ năm 2000. Ford Ranger đời 2000 – 2002 này có 2 loại là cabin kép và đơn. Xe được trang bị động cơ diesel 2.5L SOHC với khả năng vận hành rất linh hoạt và mạnh mẽ.
Với những ưu điểm vượt trội phù hợp với thị hiếu người dùng, Ford Ranger luôn dẫn đầu doanh số xe bán tải bán chạy nhất tại thị trường Việt Nam. Thậm chí Ford Ranger còn chiếm phân nửa doanh thu trong phân khúc này.
Ford Ranger 2019-nay (Thế hệ thứ 4)
Năm 2019, Ford đem đến thế hệ Ranger hoàn toàn mới, được phát triển trên khung gầm T6. Ở đời này, Ranger cũng chính thức quay trở lại nước Mỹ sau một khoảng thời gian xa cách.
Ranger mới sở hữu những thay đổi về thiết kế ngoại thất cũng như tích hợp động cơ hiện đại và mạnh mẽ. Mẫu xe mới không chỉ thêm màu mới, nâng cấp ngoại hình, nội thất mà còn sở hữu động cơ dầu 2.0L Bi-Turbo và hộp số tự động 10 cấp.
Đáng chú ý nhất ở đợt nâng cấp lần này chính là hệ truyền động của xe. Ranger Mới trình làng với ba lựa chọn động cơ. Phiên bản cao cấp nhất Wildtrak 4x4 được trang bị động cơ Turbo kép 2.0L đi cùng hộp số tự động 10 cấp mới. Phiên bản Wildtrak 4x2 đi cùng động cơ Turbo đơn 2.0L và hộp số tự động 10 cấp mới. Các phiên bản còn lại được trang bị động cơ Duratorq 2.2L và hộp số tự động hoặc số sàn 6 cấp.
Phiên bản hiệu năng cao Ranger Raptor được ra mắt vào tháng 10 năm 2018 đã giúp củng cố vị thế dẫn đầu của Ranger trong phân khúc bán tải đầy cạnh tranh.
Ford Ranger facelift 2022 chính thức ra mắt toàn cầu từ 11/2021. Mẫu bán tải này được lột xác toàn diện về thiết kế, nâng cấp tiện nghi an toàn và hỗ trợ lái để tiếp tục trở thành mẫu bán tải hấp dẫn trong phân khúc.
Ford Ranger 2022 được “lột xác” với thiết kế mới hấp dẫn mang phong cách F-150. Nội thất Ford Ranger 2022 được nâng cấp với màn hình giải trí cỡ lớn 10.1 - 12 inch.
Xe có tùy chọn động cơ dầu V6 3.0L và động cơ 2.0L tăng áp kép đi kèm hộp số tự động 10 cấp. Động cơ cho công suất 248 mã lực và mô-men xoắn cực đại 600Nm. Xe có thêm chế độ lái 4A cho phép hệ dẫn động 2 cầu vận hành như hệ dẫn động AWD.
Ngoài ra, Ford Ranger 2022 được trang bị chế độ lái Multi-Terrain trên phiên bản Wildtrak 2022, trước đây chế độ lái Multi-Terrain vốn chỉ có trên phiên bản Ranger Raptor.
Xem thêm:
Ranger là sản phẩm xe bán tải bán chạy nhất tại Việt Nam, với gần 50% thị phần trong phân khúc xe bán tải trong nước.
Ford Ranger gây được ấn tượng sâu đậm trong lòng khách hàng Việt nhờ việc tái định nghĩa phân khúc, đồng thời đưa ra những chuẩn mực mới về thiết kế, hoàn thiện và tiện nghi cho dòng xe bán tải.
Nhưng không chỉ bây giờ, ngay từ những ngày đầu khai sinh tại Mỹ, Ranger đã là một cú "hit", giúp Ford đạt được thành công lớn.
Ford Ranger 1983-1992 (Thế hệ đầu tiên)
Ra mắt vào năm 1982, Ranger là chiếc bán tải nhỏ gọn đầu tiên được Ford thiết kế, thay thế Courier được sản xuất bởi Mazda.Mẫu Ranger thời kỳ này này sử dụng hệ dẫn động cầu sau hoặc 4x4. Xe có 2 cỡ chiều dài trục cơ sở và thùng để lựa chọn: Xe tải trục cơ sở 2743 với thùng tải 1828 mm hoặc phiên bản chiều dài cơ sở 2 895 mm với thùng tải 2133 mm.
Phiên bản dùng hệ dẫn động 4x4 có thể chở tới 725 kg và có hệ thống treo trước độc lập.
Poster quảng cáo Ford Ranger 1983
Về động cơ, Ford Ranger thời kỳ đầu sở hữu 2.0 L 4 xi-lanh 73 mã lực; động cơ 2.3 L 4 xi-lanh 79 mã lực; và động cơ 2.8 L V6 115 mã lực. Ngoài ra Ranger còn mượn Mazda một động cơ diesel 2,2 L hút khí tự nhiên 59 mã lực. Đến năm 1985 thì động cơ dầu này được được thay thế bằng động cơ diesel tăng áp 2,3 L 86 mã lực mượn của Mitsubishi.
Các hộp số bao gồm số sàn 4 hoặc 5 cấp và hộp số tự động 3 cấp.
Đến năm 1986, Ford bổ sung của động cơ V6 2,9 L phun nhiên liệu 140 mã lực. Cùng với đó là thêm dáng xe SuperCab, với cabin kéo dài cùng chiều dài cơ sở lên mức 3175 mm. Kiểu xe SuperCab có thêm hàng ghế thứ 2 (tương tự xe hiện đại) và tăng tăng sức chứa hành khách lên 5 người trên mẫu xe này.
Ford Ranger 1983
Ranger thế hệ thứ nhất khá thành công nên Ford ra mắt thêm phiên bản facelift vào năm 1989. Bản nâng cấp giữa vòng đời này được gia cố khung gầm. Xe được điều chỉnh kiểu dáng ngoại thất ở cụm đèn, chán bùn, lưới tản nhiệt. Nội thất có thêm hộp đựng găng và bảng điều khiển.
Trang bị chống bó cứng phanh trở thành tiêu chuẩn ở bản cập nhật này.
Ford Ranger 1989 facelift có thêm động cơ V6 4.0 L 160 mã lực trên phiên bản 4x4. Động cơ này đi cùng hộp số sàn 5 cấp hoặc tự động 4 cấp.
Đến năm 1991, hãng xe Mỹ đếm đến một phiên bản thú vị hơn là Ranger Sport với bánh xe bằng nhôm và tùy chọn động cơ 3.0 L V6 công suất 140 mã lực
Ford Ranger 1991
Ford Ranger 1993 - 1997 (Thế hệ thứ 2)
Vào năm 1993, Ford đã ra mắt Ranger thế hệ thứ 2 với đường nét thiết kế mượt mà hơn và khí động học hơn. Một lưới tản nhiệt mới xuất hiện, cụm đèn thay đổi, đèn phanh thứ ba gắn trên cao và hốc bánh xe khác biệt. Về nội thất, Ranger 1993 có ghế và tựa tay mới, hệ thống âm thanh cải tiếnHãng xe Mỹ cũng trang bị nhiều tùy chọn động cơ gồm loại 4 xi-lanh công suất 98 mã lực, 2.3 L, V6 3.0 L 145 mã lực và V6 4.0 L 160 mã lực.
Ford Ranger 1993
Ở đợt nâng cấp vào năm 1995, Ford tiếp tục thực hiện một số thay đổi đối với Ranger. Động cơ bốn xi-lanh cơ bản đã được nâng công suất từ 98 lên 112 mã lực. Hệ thống âm thanh tốt hơn. Một túi khí bên người lái đã được bổ sung. Đến năm 1996 thì túi khí bên hành khách có thể ngừng kích hoạt để sử dụng ghế trẻ em.
Ford Ranger 1995
Ford Ranger 1998 - 2012 (Thế hệ thứ 3)
Ford đã mang đến cho thế hệ này một cuộc đại tu đáng kể bao gồm chiều dài cơ sở dài hơn và nội thất rộng rãi, dài hơn, mặc dù thiết kế nội thất hầu như không thay đổi.Ranger đời này sử dụng động cơ 4 xi-lanh, nâng cấp từ từ 2,3L lên 2,5L và công suất 117 mã lực. Động cơ V6 3.0L và động cơ V6 4.0L là tùy chọn.
Thế hệ này tự hào có một cửa sổ phía sau lớn hơn để có tầm nhìn tốt hơn cũng như bộ ghế mới, nhiều chỗ để chân hơn và nhiều tiện ích hơn.
Ford Ranger 1998
Phiên bản Ford Ranger 1998 SuperCab 4 cửa hiếm thấy
Phiên bản Ford Ranger 1998 SuperCab 4 cửa hiếm thấy
Năm 2001 chứng kiến sự bổ sung của động cơ 4.0 L V6 công suất 207 mã lực thay cho động cơ 4.0 L V6 trước đó và bổ sung ABS trên Rangers 2WD. Những thay đổi này đã tăng sức kéo của xe tải lên hơn 2,7 tấn. Động cơ tiêu chuẩ được thay đổi thành loại 2.3 L Duratec 4 xi-lanh thẳng hàng.
Ford Ranger 2001
Năm 2004, Rangers có lưới tản nhiệt, cản trước và mui xe mới, cùng với tùy chọn ghế bọc da và đầu đĩa CD.
Năm 2007 hãng bổ sung các tính năng tiêu chuẩn mới, từ Hệ thống An toàn Cá nhân và hệ thống chống trộm đến giám sát áp suất lốp và giắc cắm âm thanh phụ trợ. Hệ thống neo và dây buộc dành cho trẻ em được gọi là LATCH đã được bổ sung vào năm 2008. Ngoài ra còn có một hệ thống cảm biến để túi khí sẽ không bung ra khi có trẻ nhỏ ngồi ở bên ghế hành khách.
Ford Ranger 2008
Kết thúc thế hệ thứ 3 vào năm 2011, Ford Ranger đã bị khai tử ở thị trường Mỹ. Ranger tuy được khai sinh ở Mỹ nhưng do sở thích của nhóm khách hàng tại thị trường này là những chiếc bán tải to lớn nên mẫu xe “đàn anh” F-150 vẫn được lòng hơn cả. Cùng thời với Ranger, mẫu Bronco cũng ngừng phân phối tại thị trường Mỹ kể từ năm 2011.
Ford Ranger 2011
Thế hệ thứ 3 cũng là thế hệ Ranger đầu tiên xuất hiện ở thị trường Việt Nam từ năm 2000. Ford Ranger đời 2000 – 2002 này có 2 loại là cabin kép và đơn. Xe được trang bị động cơ diesel 2.5L SOHC với khả năng vận hành rất linh hoạt và mạnh mẽ.
- Ford Ranger 2007 – 2008 được lược bỏ đi những đường vân chìm trên thân xe nên trông mạnh mẽ hơn. Xe được trang bị bộ mâm xe 16 inch có lớp vỏ ngoài khá dày. Thiết kế nội thất cũng được nâng cấp lên đáng kể trông sang trọng và tiện nghi hơn.
Ford Ranger 2007
- Ford Ranger 2009 – 2011 được trang bị động cơ diesel 2.5L DOHC phun dầu điện tử. Nhờ cải tiến khối động cơ, Ford Ranger tăng công suất lên 141 mã lực và có khả năng tiết kiệm năng lượng khá tốt. Ngoài ra, xe còn được nâng cấp các chi tiết đèn và ca lăng giúp phần đầu xe trông hiện đại và bắt mắt hơn.
Ford Ranger 2009
- Ford Ranger 2011 – 2015 có cú lột xác đầy ngoạn mục về ngoại thất. Thay đổi này đã giúp cho Ford Ranger trở thành mẫu xe được rất nhiều khách hàng Việt yêu thích và săn đón. Cột mốc này giúp Ford Ranger trở thành “Kẻ thay đổi cuộc chơi” tại thị trường Việt.
Ford Ranger 2011 – 2015 không còn là dòng xe bán tải chuyên dụng cho việc vận chuyển hàng hóa, mà đã trở thành mẫu xe đa dụng. Xe có kiểu dáng đẹp mắt và tính năng tiện ích đa dạng không hề thua kém các xe SUV cao cấp có giá hàng tỷ đồng. Trong khi đó, với cấu hình là một mẫu bán tải, Ranger bị tính phí trước bạ rất thấp, chỉ 2% tại thời điểm đó.
Ford Ranger 2011
Ford Ranger Ranger 2012 có kích thước và hình dáng bề thế hơn hẳn so với thế hệ trước với số đo DxRxC là 5351 x 1850 x 1848 mm
Ford Ranger Ranger 2012 có kích thước và hình dáng bề thế hơn hẳn so với thế hệ trước với số đo DxRxC là 5351 x 1850 x 1848 mm
- Ford Ranger 2016 – 2018 có thiết kế đầu xe hoành tráng, bắt mắt hơn. Xe được nâng cấp nhiều tính năng để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Ở đời này, Ranger có đến 7 phiên bản để lựa chọn.
Ford Ranger 2017
Với những ưu điểm vượt trội phù hợp với thị hiếu người dùng, Ford Ranger luôn dẫn đầu doanh số xe bán tải bán chạy nhất tại thị trường Việt Nam. Thậm chí Ford Ranger còn chiếm phân nửa doanh thu trong phân khúc này.
Ford Ranger 2019-nay (Thế hệ thứ 4)
Năm 2019, Ford đem đến thế hệ Ranger hoàn toàn mới, được phát triển trên khung gầm T6. Ở đời này, Ranger cũng chính thức quay trở lại nước Mỹ sau một khoảng thời gian xa cách.
Ford Ranger 2019
Ranger mới sở hữu những thay đổi về thiết kế ngoại thất cũng như tích hợp động cơ hiện đại và mạnh mẽ. Mẫu xe mới không chỉ thêm màu mới, nâng cấp ngoại hình, nội thất mà còn sở hữu động cơ dầu 2.0L Bi-Turbo và hộp số tự động 10 cấp.
Đáng chú ý nhất ở đợt nâng cấp lần này chính là hệ truyền động của xe. Ranger Mới trình làng với ba lựa chọn động cơ. Phiên bản cao cấp nhất Wildtrak 4x4 được trang bị động cơ Turbo kép 2.0L đi cùng hộp số tự động 10 cấp mới. Phiên bản Wildtrak 4x2 đi cùng động cơ Turbo đơn 2.0L và hộp số tự động 10 cấp mới. Các phiên bản còn lại được trang bị động cơ Duratorq 2.2L và hộp số tự động hoặc số sàn 6 cấp.
Phiên bản hiệu năng cao Ranger Raptor được ra mắt vào tháng 10 năm 2018 đã giúp củng cố vị thế dẫn đầu của Ranger trong phân khúc bán tải đầy cạnh tranh.
Ford Ranger đánh dấu 20 năm có mặt tại Việt Nam vào năm 2021 với hơn 100.000 xe được đưa tới tay khách hàng toàn quốc.
Từ 4/2019, lệ phí trước bạ cho xe bán tải đã thay đổi, cao hơn trước nhiêu lần, vào khoảng 6-7,2% tùy địa phương. Tuy mức tăng này vẫn chưa cao bằng xe con nhưng nó cũng hạn chế phần nào việc mua sắm xe bán tải của người tiêu dùng Việt Nam. Bởi xe bán tải vẫn có hạn chế về niên hạn sử dụng xe.
Dù vậy, Ford Ranger vẫn luôn giữ vững danh hiệu xe bán tải đắt khách nhất thị trường Việt với doanh số vượt trội hẳn so với các dòng xe khác. Thậm chí, mẫu bán tải này còn đe dọa cả những mẫu xe con khác trên bảng xếp hạng xe bán chạy nhất Việt Nam.
Ford Ranger 2022
Ford Ranger facelift 2022 chính thức ra mắt toàn cầu từ 11/2021. Mẫu bán tải này được lột xác toàn diện về thiết kế, nâng cấp tiện nghi an toàn và hỗ trợ lái để tiếp tục trở thành mẫu bán tải hấp dẫn trong phân khúc.
Ford Ranger 2022 được “lột xác” với thiết kế mới hấp dẫn mang phong cách F-150. Nội thất Ford Ranger 2022 được nâng cấp với màn hình giải trí cỡ lớn 10.1 - 12 inch.
Ford Ranger 2022
Xe có tùy chọn động cơ dầu V6 3.0L và động cơ 2.0L tăng áp kép đi kèm hộp số tự động 10 cấp. Động cơ cho công suất 248 mã lực và mô-men xoắn cực đại 600Nm. Xe có thêm chế độ lái 4A cho phép hệ dẫn động 2 cầu vận hành như hệ dẫn động AWD.
Ngoài ra, Ford Ranger 2022 được trang bị chế độ lái Multi-Terrain trên phiên bản Wildtrak 2022, trước đây chế độ lái Multi-Terrain vốn chỉ có trên phiên bản Ranger Raptor.
Xem thêm:
Chỉnh sửa cuối: