Mình có để ý đến vụ từ nhiều tháng trước, nay thấy như sau:
Bộ Công an kết luận về tố cáo gian lận cấp biển đẹp</h1> Trước thông tin tố cáo một số cảnh sát Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng thông đồng cùng nhiều người cấp biển ôtô mang dãy số đẹp... Bộ Công an đã vào cuộc xác minh.</h2> Chương trình xây dựng phần mềm bảo mật cấp phát tự động biển số ôtô, xe máy được Cục cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (C67, Bộ Công an) hợp tác với Công ty Softend. Từ tháng 1/2008, quy trình chọn biển số ngẫu nhiên theo hệ thống này bắt đầu được áp dụng trên cả nước. Duy nhất, ông Nguyễn Hoài Nam (Đội trưởng Đội 2/P1 của C67) được giao quản lý mật mã chương trình.
Khi có thông tin tố cáo ông Nam cùng một số đồng nghiệp ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM lợi dụng phần mềm này để trục lợi cá nhân, Bộ Công an đã lập Đoàn xác minh. Kết quả cho thấy nội dung tố cáo là "chưa đủ cơ sở kết luận".
Tuy nhiên, qua kiểm tra nhật ký trên máy bấm số của 4 cơ sở đăng ký ôtô của Công an Hà Nội, Đoàn nhận thấy nhiều lần ông Nam và cán bộ Đội quản lý xe đã đăng nhập vào hệ thống cấp biển vào ngoài giờ hành chính. Riêng ông Nam gần 80 lần.
Làm việc với 9 chủ xe có biển số đẹp đăng ký ở Hà Nội, có 2 người thừa nhận đã chi tiền làm dịch vụ từ 5 đến 10 triệu đồng thông qua các đại lý; 5 người nói không; 2 chủ xe từ chối cung cấp thông tin...
Thiếu tá Nam giải thích việc "xuất hiện" liên tục trong hệ thống là do có người biết mật khẩu của ông. Bộ Công an không chấp nhận việc này bởi cho rằng ông Nam được giao quản lý chương trình, nắm rõ quy trình bảo mật nên không thể tùy tiện cho người khác biết mật khẩu. Hơn nữa nhiều người làm nhiệm vụ đăng ký xe tại Phòng cảnh sát giao thông Hà Nội khẳng định không biết mật khẩu của đồng nghiệp này...
Bộ Công an xác định, việc truy cập ngoài giờ của ông Nam và những người liên quan tuy chưa phát hiện được có dấu hiệu tiêu cực nhưng đã "vi phạm quy trình công tác và có biểu hiện bất minh".
Hiện, theo yêu cầu xử lý cán bộ có sai phạm, C67 đã kỷ luật giáng chức ông Nam từ thiếu tá xuống đại úy.
Cũng trong đợt kiểm tra này, Bộ Công an phát hiện phần mềm bảo mật cấp phát tự động biển số ôtô, xe máy đang sử dụng bộc lộ nhiều sơ hở. Cụ thể, hệ thống không yêu cầu nhập đầy đủ thông tin của chủ xe, cùng số khung, số máy... mà vẫn cho phép "sinh" biển số. Do vậy trong cơ sở dữ liệu của phần mềm, nhiều biển đã cấp nhưng không có địa chỉ chủ sở hữu. Điều này gây khó khăn cho nhà chức trách khi có nhu cầu kiểm tra dữ liệu.
Bên cạnh đó, việc không dùng chung cơ sở dữ liệu giữa phần mềm cấp, chọn biển số ngẫu nhiên (máy bấm số) và phần mềm đăng ký quản lý xe (máy nhập hồ sơ) dẫn đến không sự thống nhất giữa hai cơ sở dữ liệu này... Nhật ký của chương trình chọn biển ngẫu nhiên chỉ ghi thời gian đăng nhập của người dùng mà không thể hiện nội dung người đó đã thao tác, sửa dữ liệu gì, đã cấp biển nào... Với các kẽ hở này, cán bộ làm nhiệm vụ có thể lợi dụng để hợp thức hóa việc cấp biển sai quy định làm không để lại dấu vết hay cấp biển theo ý muốn mà không bị phát hiện.
Kết luận của Bộ Công an còn chỉ rõ việc C67 giao độc quyền quản trị, quản lý mật mã cho duy nhất ông Nam là thiếu minh bạch, tạo kẽ hở để cán bộ chiến sĩ lợi dụng đặc quyền vì mục đích cá nhân. Hơn nữa, qua xác minh, cổ đông chính của công ty cung cấp phần mềm Sortend lại là bố của ông Nam. Việc này vi phạm quy tắc ứng xử của ngành công an do Bộ trưởng đã ban hành.
Theo chỉ đạo của Bộ Công an, C67 đang phối hợp với các đơn vị chức năng để sớm có phương án khắc phục những tồn tại về chương trình phần mềm nêu trên.
Theo Báo Pháp Luật.
Tóm lại chỉ có một người liên quan???