Liên tục gặp trục trặc, ôtô Nhật có còn đáng tin?
Trong hơn 2tháng đã có 5 vụ triệu hồi xe ô tô liên tiếp. Tất cả đều thuộc về các nhà sảnxuất ô tô Nhật Bản, với những lỗi gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Ngày 1.9.2015, Toyota Việt Nam thực hiện triệuhồi 3.958 xe Corolla nhập khẩu chính hãng và Vios sản xuất trong nước, để kiểmtra và thay thế cụm bơm khí của túi khí hành khách phía trước.
Toyota Việt Nam cho biết, tùy theo từng hoàncảnh, việc giải phóng khí có thể tạo nên áp lực bên trong lớn và dẫn đến khảnăng cụm bơm khí bị nứt vỡ, các mảnh kim loại có thể bắn văng ra, xuyên qua túikhí đã được bơm phồng, có nguy cơ gây chấn thương cho hành khách.
Cùng với Việt Nam, gần 8 triệu xe Toyota trêntoàn cầu cũng dính lỗi này.
Tới 15.10.2015, Suzuki Việt Nam triệu hồi1.311 chiếc Suzuki Swift để kiểm tra thay thế bộ điều khiển điện tử, nhằm khắcphục hiện tượng giảm trợ lực phanh, có thể gây nguy hiểm tới người trên xe.
Theo đó, trong điều kiện người lái thườngxuyên đạp phanh khixe ở tốc độ thấp, dưới10 km/h, đánh lái qua lại ở bãi đậu xe hoặc lái xe khi ách tắc giao thông, ngườilái cảm thấy bàn đạp phanh nặng và hiệu quả lực phanh không như mong muốn. Lỗinày được chính người sử dụng phát hiện từ 5.2015và khiến người dùng SuzukiSwift rất hoang mang.
Đến 2.11.2015, tới lượt Vinastar triệu hồi xehai dòng Mitsubishi là Outlander và Lancer nhập khẩu để xử lý3 lỗi chính. Cụ thể là kiểm tra và thay thếcông tắc đèn báo phanh trên xe Outlander. Lỗi thứ 2 là kiểm tra và thay thế cácpu li và bộ tăng dây cu roa tự động của xe Outlander và Lancer. Lỗi thứ 3 đượckiểm tra và thay thế với 2 mẫu xe này là hệ thống điện tử kiểm soát thời gianvà các cảnh báo trên xe.
Tới 20.11.2015, Honda Việt Nam thực hiện đợttriệu hồi lớn nhất từ trước tới nay với 21.181 xe ô tô để kiểm tra và thay thếcụm thổi khí của túi khí phía trước. Có 6 mẫu xe liên quan đến đợt triệu hồi lầnnày, bao gồm cả sản xuất trong nước lẫn nhập khẩu nguyên chiếc, tập trung vàohai dòng xe Civic và CR-V lắp ráp tại Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2011 và xenhập khẩu trong thời gian 2005 đến 2008.
Túi khí an toàn trang bị trên các xe nhằm giảmthiểu các rủi ro tai nạn liên quan đến con người. Tuy nhiên, đối với các túikhí lắp đặt trên xe có thể có một số trường hợp mật độ các hạt tạo khí biến độngtrong phạm vi rộng nên tại thời điểm túi khí bị kích hoạt khi xe va chạm, bộ thổikhí có thể bị quá áp, vỏ bộ thổi khí hoặc các linh kiện nhỏ có thể bị vỡ, bắnra gây tổn thương cho người lái và hành khách.
Công ty Nissan Việt Nam cũng làm điều tương tựvì lỗi túi khí. Cụ thể, Nissan Việt Namcho biết, có 166 xe bị triệu hồi bao gồm các dòng xe bán tải, Sunny,Xtrail và Patrol. Trong số này, dòng Xtrail chiếm số lượng lớn nhất, lên đến122 chiếc.
Với việc đồng loạt triệu hồi hàng chục nghìnxe của Toyota, Honda, Suzuki, Mitsubishi, Nissan tại Việt Nam nói riêng và hàngtriệu xe của các nhà sản xuất này trên thế giới nói chung, để xử lý những lỗinguy hiểm, đang gây ra những lo ngại về chất lượng xe hơi Nhật Bản hiện nay.
Người Nhật bỏ rơi chất lượng?
Xe hơi Nhật Bản từ lâu đã nổi tiếng toàn thếgiới về chất lượng, độ tin cậy và an toàn. Vì sao thời gian gần đây liên tụcdính lỗi?
Phân tích của giới chuyên môn cho thấy, do áplực cạnh tranh ngày càng tăng, đã khiến không ít nhà sản xuấtxe hơi Nhật Bản phải tiến hành cắt giảm chiphí, khiến cho chất lượng xe giảm.
Trên thực tế, việc toàn cầu hóa các mẫu xe,giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất, nhưng cũng khiến xe xuất xưởng có nguy cơ gặplỗi cao hơn. Chẳng hạn, các nhà sản xuất thường sử dụng cùng một linh kiện chonhiều mẫu xe, điều này đã giúp tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên,nó cũng đồng nghĩa với việc nhà sản xuất đã tựđặt mình vào tình thế rủi ro. Bởi lẽ, sự không tương thích giữa các linh kiệnhay bất cứ một sai sót nhỏ nào cũng có thể gây ra “cơn ác mộng” cho các thươnghiệu.
Ngoài ra, chạy theo số lượngcũng là nguyên nhân khiến việc kiểm soát chấtlượng thiếu nghiêm ngặt. Không chỉ với các nhà sản xuất,ngay các nhà cung cấp linh kiện do chạy theosố lượng, giá cả, thời gian giao hàng, nên cũng không tập trung cho kiểm soátchất lượng. Hiện tượng lỗi túi khi của nhà cung cấp Takata là ví dụ.
Theo nhiều chuyên gia về ôtô, hình như nhữngnhà sản xuất xe hơi Nhật đang hi sinh chất lượng, để có những chiếc xe có giá cạnhtranh hơn?
Bên cạnh đó người ta cũng đề cập tới sự “ngủquên trên chiến thắng” của DN Nhật. Tâm lý tự mãn của các DN Nhật Bản đã hìnhthành sau nhiều thập niên thành công mỹ mãn. Vì vậy sinh ra chậm chạp trong việcnâng cao quản lý chất lượng .
Trên thực tế, những cái tên quen thuộc nhưToyota hay Honda… đang phải nhường vị trí dẫn đầu về chất lượng cho các thươnghiệu khác .
Báo cáo khảo sát Chất lượng xe mới 2015 củaJ.D.Power, hãng cung cấp thông tin thị trường toàn cầu mới công bố cho thấyThương hiệu Nhật Bản có vị trí cao nhất thuộc về Infiniti của Nissan, đứng thứ5. Còn Lexus đứng thứ 9 và Toyota đứng thứ 10. Các thương hiệu khác như Honda,Acura đã không còn nằm trong top 10 về chất lượng nữa.
Đây là lần đầu tiên trong 29 năm nghiên cứu,xe Nhật có mức hài lòng chất lượng nằm dưới mức trung bình,J.D Power cho biết.
Có thể nói, thương hiệu ô tô Nhậtsau thời gian vươn lên vị trí ‘ngôi vương’trong lòng người tiêu dùng thế giới về chất lượng nay đang suy giảm. Một sốthương hiệu danh tiếng đang đánh mất uy tín của mình, khi thường xuyên dính lỗi,trong đó có cả những lỗi đặc biệt nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong cho người sửdụng.
“Cơn ác mộng” triệu hồi dường như đang ám ảnhvới xe Nhật. Các vụ triệu hồi xe liên tiếp xảy ra do lỗi kỹ thuật. Đặc biệt,trong đó có nhiều mẫu xe phổ biến và ăn khách trên toàn thế giới và Việt Nam.Điều này khiến cho người dùng ô tô ngày càng lo ngại và hoài nghi về chất lượngcủa nhà sản xuất xe hơi bấy lâu họ ưa chuộng.
Theo Vietnamnet
http://www.msn.com/vi-vn/money/mark...ật-có-còn-đáng-tin/ar-BBmWIDA?ocid=spartandhp