Trước đây, khi chưa có Luật GTĐB ra đời năm 2001 sau đó là Luật GTĐB 2008 được ban hành và có giá trị đến ngày nay, VN áp dụng NĐ 36 :“Về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị”
http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn bn php lut/View_Detail.aspx?ItemID=9907
Nhìn chung Luật GTĐB 2008 có nhiều tiến bộ hơn NĐ 36, tuy nhiên, trong câu chữ, hành văn lại gây khó hiểu, hiểu nhầm hơn là NĐ 36.
Tìm hiểu và nghiên cứu thêm NĐ 36 này để có thể hiểu sâu hơn và có góp ý về Luật GTĐB:
a) Trước khi cho xe chuyển bánh, chuyển hướng, dừng hoặc đỗ phải kịp thời báo hiệu bằng còi, đèn hoặc bằng tay cho các lái xe khác và mọi người trên đường biết; đảm bảo an toàn cho người và hàng hoá trên xe.
b) Phải luôn luôn chú ý đến tình trạng mặt đường, các báo hiệu giao thông, tình hình mật độ giao thông và các chướng ngại vật trên đường để điều khiển tốc độ xe chạy phù hợp với điều kiện của xe mình (phanh, hãm, trọng lượng xe, người hoặc hàng hoá trên xe...) đề phòng mọi nguy hiểm có thể xảy ra.
c) Các loại xe (có động cơ hay không có động cơ) chạy trên đường giao thông đều phải đi về phía bên phải chiều đi của phần đường quy định cho loại xe mình đang điều khiển.
Nếu trên đường có chia thành nhiều làn xe thì các loại xe phải chấp hành nghiêm chỉnh việc đi trên từng làn xe đã quy định cho loại xe đó.
Điều 9. Quy tắc chung
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.
Như vậy, có thể hiểu khoản 1 điều 9 qui định rằng: VN áp dụng lưu thông về bên phải, người tham gia giao thông bao gồm cả xe cơ giới và xe thô sơ, đều phải đi về phía bên phải của chiều đi của mình. Nếu đường có nhiều làn thì phải đi đúng làn qui định.
Khác với các nước đi lề trái, phải đi về phía bên trái của chiều đi của mình (UK, Aus,…).
Điều 13. Sử dụng làn đường
1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Như vậy,
Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều, được biểu hiện bằng các vạch phân chia làn đường, người điều khiển giao thông (ở đây được hiểu là bao gồm cả xe cơ giới và xe thô sơ) phải cho xe đi trong 1 làn đường (ko đi giữa 2 làn) và chỉ được chuyển làn nơi cho phép (nơi cho phép chuyển là nơi có vạch đứt đoạn và nơi cấm chuyển là nơi có vạch liền, hiện tại chưa có biển báo cấm chuyển làn).
Trên đường 1 chiều (đường chỉ cho 1 chiều chạy, được qui định bẳng biển báo 407a và biển 102), có vạch kẻ phân làn đường (là vạch 1.2, phân chia phần đường xe thô sơ và xe cơ giới) thì xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái. Có nghĩa là trên đường 1 chiều, nếu ko có vạch kẽ phân làn 1.2 thì xe cơ giới vẫn đi 2 làn.
Trên đường có nhiều làn, Phương tiện tham gia giao thông đường bộ (cũng được hiểu là bao gồm cả xe cơ giới và xe thô sơ) di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Điều này nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho các xe sau muốn vượt sẽ vượt trái dễ dàng, thấy rất rõ tác dụng khi đi trên cao tốc và quốc lộ. Điều này đã được 1 số nước qui định rõ và xử phạt.
a) Điều kiện khi vượt xe khác:
Muốn vượt xe khác người lái xe phải quan sát:
Không có chướng ngại vật ở phía trước.
Không có xe chạy ngược chiều đến.
Xe chạy trước không có báo hiệu định vượt một xe khác.
Có đủ khoảng cách an toàn để vượt qua.
Khi xe trước đã tránh về bên phải và làm hiệu cho vượt mới được cho xe mình vượt lên về bên trái của xe ấy.
b) Khi biết có xe sau xin vượt:
Cho xe tránh về bên phải mình, giảm tốc độ và cho xe sau vượt. Nếu có chướng ngại vật phía trước hoặc thiếu điều kiện an toàn chưa thể cho vượt được phải ra hiệu cho xe sau biết.
Cấm người lái xe bị vượt gây trở ngại cho xe xin vượt.
c) Trường hợp vượt bên phải:
Người lái xe có thể vượt bên phải xe khác đang chạy phía trước trong các trường hợp sau đây:
Khi xe đó rẽ trái hoặc đã ra hiệu rẽ trái.
Trên đường có phân chia làm hai hay nhiều làn xe cho mỗi chiều xe chạy.
Khi xe điện chạy giữa lòng đường có hệ thống dây điện giữa đường.
Khi xe chuyên dùng đang hoạt động thi công giữa lòng đường.
d) Cấm vượt: Cấm xe vượt nhau trong các trường hợp sau đây:
Có biển báo hiệu cấm vượt.
Trên cầu hẹp (có một làn xe).
Dưới gầm cầu vượt, đường vòng, đầu dốc và những nơi tầm nhìn bị hạn chế.
Khi có xe chạy ngược chiều đến.
Khi xe phía trước đang ra tín hiệu xin vượt xe khác.
Khi điều kiện an toàn về thời tiết hoặc đường xá không bảo đảm.
Ở đường sắt ngang qua, đường giao nhau.
Khi gặp đoàn xe hành quân mà phía sau có cắm cờ đỏ hoặc đoàn xe có cảnh sát đi hộ tống.
Khi xe điện, xe buýt có người lên xuống.
Điều 14. Vượt xe
1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;
c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
5. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Trên cầu hẹp có một làn xe;
c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
e) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
Như vậy, có thể thấy rõ không có khái niệm vượt phải khi đường có nhiều làn xe, điều này Luật GTĐB 2008 đã thiếu xót nên đã bổ sung, chỉnh sửa trong NĐ 171, điều 5, khoản c:
c) Vượt trong các trường hợp cấm vượt; không có báo hiệu trước khi vượt;
vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn
đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân
làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên
làn đường bên trái;
3. Về điều 15 Luật GTĐB và điều 35 NĐ36
Điều 35.
a) Khi muốn cho xe chuyển hướng người lái xe phải:
Giảm tốc độ.
Làm tín hiệu báo trước.
Nhường đường cho người đi bộ đang đi trên phần đường dành riêng cho người đi bộ đi ngang qua đường.
Cho xe đi sát về bên phải nếu định rẽ phía tay phải; nếu định rẽ phía tay trái cho xe chuyển dần sang bên trái tim đường và chú ý dành đủ đường cho xe bên phải.
Khi quan sát thấy chắc chắn không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người đi bộ và các xe khác mới được cho xe chuyển hướng.
b) Trong các khu vực đông dân, người lái xe chỉ được cho xe quay đầu ở đường giao nhau và những chỗ có biển cho phép quay đầu xe.
c) Cấm quay đầu xe trong các trường hợp sau đây:
Trên phần đường dành riêng cho người đi bộ qua đường.
Trên cầu, gầm cầu vượt, đường ngầm hay trong khu vực đường sắt ngang qua.
Nơi có biển cấm quay đầu xe.
Điều 15. Chuyển hướng xe
1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
3. Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.
4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.
Thấy rõ là NĐ 36 qui định rõ và hợp lý hơn về việc chuyển hướng.
Cho xe đi sát về bên phải nếu định rẽ phía tay phải; nếu định rẽ phía tay trái cho xe chuyển dần sang bên trái tim đường và chú ý dành đủ đường cho xe bên phải.
Điều này tạo điều kiện cho các PT bao gồm cả xe cơ giới và thô sơ, chuyển làn về hướng muốn rẽ mà ko cần phải gắn biển 411 tại cuối các giao lộ.
Hiện nay, xxx hay bắt lỗi xe ô tô rẽ phải lấn làn xe 2b, thật vô lý. Cách lưu thông rẽ phải đi theo làn ngoài tới giao lộ mới được rẽ thật bất hợp lý và cách xe 2b chuyển hướng rẽ trái từ làn bên phải cũng rất nguy hiểm.
Vậy là do Luật 2008 thiếu xót và xxx lập lờ bắt sai mà gây ra nhiều bất hợp lý này.
E viết tới đây, dài quá, làm mỏi mắt, mệt óc các bác.
Cảm ơn các bác đã đọc và mời các bác góp ý tiếp.
http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn bn php lut/View_Detail.aspx?ItemID=9907
Nhìn chung Luật GTĐB 2008 có nhiều tiến bộ hơn NĐ 36, tuy nhiên, trong câu chữ, hành văn lại gây khó hiểu, hiểu nhầm hơn là NĐ 36.
Tìm hiểu và nghiên cứu thêm NĐ 36 này để có thể hiểu sâu hơn và có góp ý về Luật GTĐB:
- Về điều 9, 13 LGTĐB và điều 32 NĐ 36:
a) Trước khi cho xe chuyển bánh, chuyển hướng, dừng hoặc đỗ phải kịp thời báo hiệu bằng còi, đèn hoặc bằng tay cho các lái xe khác và mọi người trên đường biết; đảm bảo an toàn cho người và hàng hoá trên xe.
b) Phải luôn luôn chú ý đến tình trạng mặt đường, các báo hiệu giao thông, tình hình mật độ giao thông và các chướng ngại vật trên đường để điều khiển tốc độ xe chạy phù hợp với điều kiện của xe mình (phanh, hãm, trọng lượng xe, người hoặc hàng hoá trên xe...) đề phòng mọi nguy hiểm có thể xảy ra.
c) Các loại xe (có động cơ hay không có động cơ) chạy trên đường giao thông đều phải đi về phía bên phải chiều đi của phần đường quy định cho loại xe mình đang điều khiển.
Nếu trên đường có chia thành nhiều làn xe thì các loại xe phải chấp hành nghiêm chỉnh việc đi trên từng làn xe đã quy định cho loại xe đó.
Điều 9. Quy tắc chung
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.
Như vậy, có thể hiểu khoản 1 điều 9 qui định rằng: VN áp dụng lưu thông về bên phải, người tham gia giao thông bao gồm cả xe cơ giới và xe thô sơ, đều phải đi về phía bên phải của chiều đi của mình. Nếu đường có nhiều làn thì phải đi đúng làn qui định.
Khác với các nước đi lề trái, phải đi về phía bên trái của chiều đi của mình (UK, Aus,…).
Điều 13. Sử dụng làn đường
1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Như vậy,
Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều, được biểu hiện bằng các vạch phân chia làn đường, người điều khiển giao thông (ở đây được hiểu là bao gồm cả xe cơ giới và xe thô sơ) phải cho xe đi trong 1 làn đường (ko đi giữa 2 làn) và chỉ được chuyển làn nơi cho phép (nơi cho phép chuyển là nơi có vạch đứt đoạn và nơi cấm chuyển là nơi có vạch liền, hiện tại chưa có biển báo cấm chuyển làn).
Trên đường 1 chiều (đường chỉ cho 1 chiều chạy, được qui định bẳng biển báo 407a và biển 102), có vạch kẻ phân làn đường (là vạch 1.2, phân chia phần đường xe thô sơ và xe cơ giới) thì xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái. Có nghĩa là trên đường 1 chiều, nếu ko có vạch kẽ phân làn 1.2 thì xe cơ giới vẫn đi 2 làn.
Trên đường có nhiều làn, Phương tiện tham gia giao thông đường bộ (cũng được hiểu là bao gồm cả xe cơ giới và xe thô sơ) di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Điều này nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho các xe sau muốn vượt sẽ vượt trái dễ dàng, thấy rất rõ tác dụng khi đi trên cao tốc và quốc lộ. Điều này đã được 1 số nước qui định rõ và xử phạt.
- Về điều 14 LGTĐB và điều 37 NĐ 36
a) Điều kiện khi vượt xe khác:
Muốn vượt xe khác người lái xe phải quan sát:
Không có chướng ngại vật ở phía trước.
Không có xe chạy ngược chiều đến.
Xe chạy trước không có báo hiệu định vượt một xe khác.
Có đủ khoảng cách an toàn để vượt qua.
Khi xe trước đã tránh về bên phải và làm hiệu cho vượt mới được cho xe mình vượt lên về bên trái của xe ấy.
b) Khi biết có xe sau xin vượt:
Cho xe tránh về bên phải mình, giảm tốc độ và cho xe sau vượt. Nếu có chướng ngại vật phía trước hoặc thiếu điều kiện an toàn chưa thể cho vượt được phải ra hiệu cho xe sau biết.
Cấm người lái xe bị vượt gây trở ngại cho xe xin vượt.
c) Trường hợp vượt bên phải:
Người lái xe có thể vượt bên phải xe khác đang chạy phía trước trong các trường hợp sau đây:
Khi xe đó rẽ trái hoặc đã ra hiệu rẽ trái.
Trên đường có phân chia làm hai hay nhiều làn xe cho mỗi chiều xe chạy.
Khi xe điện chạy giữa lòng đường có hệ thống dây điện giữa đường.
Khi xe chuyên dùng đang hoạt động thi công giữa lòng đường.
d) Cấm vượt: Cấm xe vượt nhau trong các trường hợp sau đây:
Có biển báo hiệu cấm vượt.
Trên cầu hẹp (có một làn xe).
Dưới gầm cầu vượt, đường vòng, đầu dốc và những nơi tầm nhìn bị hạn chế.
Khi có xe chạy ngược chiều đến.
Khi xe phía trước đang ra tín hiệu xin vượt xe khác.
Khi điều kiện an toàn về thời tiết hoặc đường xá không bảo đảm.
Ở đường sắt ngang qua, đường giao nhau.
Khi gặp đoàn xe hành quân mà phía sau có cắm cờ đỏ hoặc đoàn xe có cảnh sát đi hộ tống.
Khi xe điện, xe buýt có người lên xuống.
Điều 14. Vượt xe
1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;
c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
5. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Trên cầu hẹp có một làn xe;
c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
e) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
Như vậy, có thể thấy rõ không có khái niệm vượt phải khi đường có nhiều làn xe, điều này Luật GTĐB 2008 đã thiếu xót nên đã bổ sung, chỉnh sửa trong NĐ 171, điều 5, khoản c:
c) Vượt trong các trường hợp cấm vượt; không có báo hiệu trước khi vượt;
vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn
đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân
làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên
làn đường bên trái;
3. Về điều 15 Luật GTĐB và điều 35 NĐ36
Điều 35.
a) Khi muốn cho xe chuyển hướng người lái xe phải:
Giảm tốc độ.
Làm tín hiệu báo trước.
Nhường đường cho người đi bộ đang đi trên phần đường dành riêng cho người đi bộ đi ngang qua đường.
Cho xe đi sát về bên phải nếu định rẽ phía tay phải; nếu định rẽ phía tay trái cho xe chuyển dần sang bên trái tim đường và chú ý dành đủ đường cho xe bên phải.
Khi quan sát thấy chắc chắn không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người đi bộ và các xe khác mới được cho xe chuyển hướng.
b) Trong các khu vực đông dân, người lái xe chỉ được cho xe quay đầu ở đường giao nhau và những chỗ có biển cho phép quay đầu xe.
c) Cấm quay đầu xe trong các trường hợp sau đây:
Trên phần đường dành riêng cho người đi bộ qua đường.
Trên cầu, gầm cầu vượt, đường ngầm hay trong khu vực đường sắt ngang qua.
Nơi có biển cấm quay đầu xe.
Điều 15. Chuyển hướng xe
1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
3. Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.
4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.
Thấy rõ là NĐ 36 qui định rõ và hợp lý hơn về việc chuyển hướng.
Cho xe đi sát về bên phải nếu định rẽ phía tay phải; nếu định rẽ phía tay trái cho xe chuyển dần sang bên trái tim đường và chú ý dành đủ đường cho xe bên phải.
Điều này tạo điều kiện cho các PT bao gồm cả xe cơ giới và thô sơ, chuyển làn về hướng muốn rẽ mà ko cần phải gắn biển 411 tại cuối các giao lộ.
Hiện nay, xxx hay bắt lỗi xe ô tô rẽ phải lấn làn xe 2b, thật vô lý. Cách lưu thông rẽ phải đi theo làn ngoài tới giao lộ mới được rẽ thật bất hợp lý và cách xe 2b chuyển hướng rẽ trái từ làn bên phải cũng rất nguy hiểm.
Vậy là do Luật 2008 thiếu xót và xxx lập lờ bắt sai mà gây ra nhiều bất hợp lý này.
E viết tới đây, dài quá, làm mỏi mắt, mệt óc các bác.
Cảm ơn các bác đã đọc và mời các bác góp ý tiếp.
Chủ đề tương tự
Người đăng:
TK2000
Ngày đăng:
Người đăng:
Honda 67
Ngày đăng:
Người đăng:
diluantran
Ngày đăng: