Đỗ xe song song hay lùi xe vào chuồng đều cần thực hiện tốt kỹ năng lùi nếu tài xế không muốn húc vào xe khác hay chọi tường.
Để hướng dẫn lùi xe, wikihow đưa ra 5 bước trình tự cho lái xe tham khảo, đặc biệt đối với những tài mới.
1. Dừng xe, bật đèn cảnh báo và cài số lùi
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|450x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Đây là bước đầu tiên cần tuân thủ, ở mỗi xe lại có cách vào lùi khác nhau từ số sàn tới số tự động. Dù là xe số nào, luôn nhớ đạp phanh trong suốt bước đầu tiên.
2. Chỉnh gương
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|450x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Chỉnh gương chiếu hậu giúp lái xe có tầm quan sát phía sau hợp lý hơn ở mỗi trường hợp cần lùi cụ thể. Những lái kinh nghiệm có thể không cần chỉnh lại gương, nhưng với lái mới thì việc làm này rất cần thiết.
Nhiều người có thói quen gập thấp gương bên phía khách để quan sát được vệt bánh xe cuối cùng. Người quen xe có thể ước lượng chính xác kích thước của xe, từ đó không phải chỉnh gương quá nhiều.
3. Quay đầu lại hay không?
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|450x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Đây luôn là tranh cãi lớn nhất khi lùi xe dù là tài già hay tài non, chỉ cần nhìn vào gương chiếu hậu hay phải quay hẳn đầu trở lại để quan sát? Quay đầu lại tài xế sẽ có góc quan sát thuận mắt và thật hơn khi nhìn qua gương, nhưng điều đó có thực sự cần thiết?
Thực tế, nếu nhìn qua gương chiếu hậu trong xe và thấy cửa kính hậu thường là cách để tài xế ước lượng xem xe đã sát vách chưa. Quan sát theo cách này chỉ phù hợp khi tài xế ước lượng tốt kích thước của xe.
Một thực tế là gương chiếu hậu ngoài (đặc biệt là bên phụ) là gương lồi và thường đi kèm dòng cảnh báo "khoảng cách trong gương giữa các vật thể xa hơn so với thực tế bên ngoài (objects in mirror are closer than they appear)", có nghĩa chiếc xe đi sau có khoảng cách thực tế gần hơn so với khoảng cách nó hiển thị trên gương, để người lái không chủ quan. Gương chiếu hậu trong thường là gương phẳng nên phản ánh đúng khoảng cách. Do đó, việc dùng gương nào là thói quen của mỗi người khi đã có kinh nghiệm.
Chỉ nhìn qua gương hay quay hẳn đầu lại có tác dụng như nhau nếu tài xế đã ước lượng được khoảng cách thực tế, tuy nhiên chỉ ngồi và liếc gương chắc chắn đỡ vất vả hơn cho tài xế.
4. Lái chậm
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|450x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Số lùi luôn là số khỏe nhất trong hộp số, tức cùng mức nhả côn, đạp ga (hay nhả phanh ở xe số tự động) như nhau thì số lùi bao giờ cũng chạy nhanh hơn số một. Hơn nữa, tầm nhìn hạn chế nên lái chậm là cách an toàn nhất khi tình huống bất ngờ xảy ra.
5. Tiến bám lưng, lùi bám bụng
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|450x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Đây là khẩu quyết mà trường đào tạo thường chỉ dạy cho học viên khi bắt đầu học lái, phải tiến và lùi ở đường chữ S hoặc đường zích zắc. Tức khi tiến phải bám vào bên cua rộng hơn, ví dụ cua trái thì bám phải, cua phải bám trái. Ngược lại, lùi phải bám phải và lùi trái bám trái.
Một cách hình tượng có thể coi khúc cua giống như cô gái co người nằm nghiêng (quay phải hoặc quay trái), lưng cô gái chính là mép rộng ngoài, bụng là mép hẹp trong. Khi tiến cần bám theo lưng cô gái, nghĩa là căn xe theo mép ngoài để tạo không gian phía bụng, tránh bị quẹt sườn xe. Ngược lại khu lùi cần bám theo bụng, để tạo không gian phía lưng không bị quẹt đầu.
Trên khúc cua hẹp nhưng phân làn, lưng và bụng chỉ tính cho làn mà xe đang di chuyển. Không tính cho cả đường bởi như thế dễ dẫn tới đấu đầu với xe ngược chiều.
Theo VNE