Bệnh cao huyết áp rất nguy hiểm, đây là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và nhiều hệ lụy khác. Khi chữa bệnh thì rất tốn kém và hầu như rất khó để điều trị hết hẳn. Tuy nhiên, canh bệnh này có thể được kiểm soát hiệu quả nhờ tập yoga đúng cách. Yoga cho người bị cao huyết áp là một bộ môn đem lại sức khỏe, không những đề phòng bệnh tật mà còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh dứt điểm bệnh cao huyết áp này. Tuy nhiên, nếu tập yoga sai cách, nhất là đối với người bị cao huyết áp thì khá là nguy hiểm.
Với các
lớp học huấn luyện viên yoga đống đa tốt thì phải nắm chắc các điểm đáng chú ý sau đây khi tập yoga cho người bị cao huyết áp , vừa đảm bảo an toàn và vừa giúp học viên của mình ổn định huyết áp hơn.
Hơi thở rất quan trọng: Thở bằng bụng hay thở bằng cơ hoành, thở sạch sẽ khí trong bụng ra và hít thật sâu, đầy khí oxy trong bụng. Cứ thế và cố gắng duy trì hơi thở mình chậm rãi hơn mỗi ngày.
Nhờ hàm lượng khí oxy nhiều, sẽ giúp hệ thần kinh hoạt động tốt, máu huyết cũng lưu thông đều đặn hơn và bạn có thể kiểm soát được huyết áp của mình.
Theo các chuyên gia y tế thì tập yoga hít thở sâu kết hợp thiền định là cách tốt nhất để kiềm chế huyết áp. Duy trì luyện tập lâu dài sẽ giảm nhịp tim khoảng 10%, huyết áp giảm từ 15-25%…
Khi tập chưa quen, huyết áp lên nhẹ thì bạn nên tự xoa bóp ở các điểm làm hạ huyệt như ở loa tai, lòng bàn chân sẽ giúp huyết áp nhanh chóng ổn định lại.
1. Tư thế Đại bàng
Đây là tư thế có tác động tới mắt cá chân, đùi, hông và vai. Tư thế tập luyện này giúp người tập có thể hỗ trợ trị liệu các bệnh như hen xuyễn, đau lưng, đau thần kinh toạ và cao huyết áp. Đồng thời, việc duy trì tập luyện đều đặn sẽ giúp làm kéo giãn cơ, săn chắc đùi, hông, lưng và vai. Tư thế này còn giúp bạn cải thiện khả năng tập trung và giữ thăng bằng tốt.
2. Tư thế Cái cây
Tư thế này có lợi ích rất tốt cho người làm văn phòng với các tác động trực tiếp tới chân và cột sống. Bạn sẽ cải thiện tốt khả năng cân bằng và tập trung của bản thân bên cạnh các tác dụng nâng cao tính đàn hồi của xương cột sống. Ngoài ra, đây còn là tư thế thư giãn ban đầu để giúp bạn tham gia các bài tập Yoga nâng cao khác.
3. Tư thế Tam giác
Đối với tư thế này, bạn cần đứng thẳng và mở rộng 2 chân với độ rộng gấp đôi chiều dài vai. Dang thẳng 2 tay sang 2 bên và từ từ nghiêng mình sang bên phải sao cho tay phải chạm cổ chân phải. Giữ tay bạn vuông góc với mặt sàn. Thực hiện tương tự với bên còn lại và duy trì 7-10 lần tập.
4. Tư thế Chữ thập
Tư thế này ngược lại với tư thế Tam giác. Thực hiện tư thế đứng tương tự như tư thế Tam giác và xoay người sang phải sao cho tay trái chạm cổ chân phải. Hướng cổ và đầu về phía tay phải. Hai tay thẳng vuông góc với mặt đất. Làm tương tự với bên còn lại và duy trì 7-10 lần tập.
5. Tư thế Cái kẹp
Duỗi thẳng 2 chân sát nhau trong tư thế ngồi thẳng và 2 tay sát sườn. Sau một hơi hít thở sâu và từ từ, dướn lưng dài ra phía trước để 2 tay nắm lấy bàn chân (tuỳ vào sức dướn của mỗi người). Sau đó, từ từ hít vào và nâng thân người lên đến khi lưng thẳng và thở ra chậm dãi. Hãy nhắm mắt để có cảm nhận tốt hơn
6. Bài tập thở
Đây là bài tập có lợi ích giúp tạo ra trạng thái thiền định của ý thức, tạo cảm giác thư giãn và yên bình. Theo nhiều chuyên gia về Yoga, bài tập thở còn giúp tạo sự cân bằng và hài hoà trong cơ thể, đưa cơ thể về trạng thái đồng bộ theo một nhịp điệu. Nếu bạn thực hiện tốt các động tác nâng cao của bài tập thở, hệ hô hấp và hệ thần kinh của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt bên cạnh lợi ích về thanh lọc cơ thể và tuần hoàn máu. Lưu ý rằng bạn luôn cần thực hiện bài tập kiểm soát hơi thở ở trạng thái thoải mái, mũi thông thoáng và từ từ tập luyện theo đúng lộ trình.
Cách tập luyện:
- Chọn địa điểm tập luyện có không gian thoải mái, giữ cơ thể ở tư thế ngồi thẳng lưng, chân vắt chéo, nhắm mắt.
- Tay trái giữ đầu gối. Gấp ngón trỏ và ngón giữa của tay phải vào lòng bàn tay và duỗi các ngón còn lại.
- Từ từ hít thở sâu 5 lần bằng mũi để tăng lượng oxy trong cơ thể và tạo cảm giác thư giãn.
- Tiếp theo, dùng ngón tay phải bịt lỗ mũi phải một cách nhẹ nhàng và thở chậm bằng mũi trái trong 4 giây. Làm tương tự với bên mũi trái. Thực hiện động tác này 2 lần tương đương với 1 chu kì hoàn chỉnh.
- Thực hiện 5 lần mỗi ngày và tăng thêm 1 lần để tập luyện nâng cao. Hãy tăng thêm thời gian thở khi cảm thấy bản thân đã quen dần với cường độ tập luyện thông thường.