Mã lực (tên tiếng Anh là Horse Power) gọi tắt là HP, thường được dùng để do công suất động cơ ô tô. Vậy mã lực là gì? Tên gọi mã lực này bắt nguồn từ đâu? Vì sao người ta lại dùng mã lực để đo công suất động cơ? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mã lực là gì?
Mã lực thường được sử dụng để đo công suất của các loại máy móc, thiết bị, chẳng hạn như ô tô, xe máy, điều hòa, máy lạnh…
Theo định nghĩa, mã lực là công cần thiết để nâng một vật có khối lượng 75kg lên độ cao 1m trong thời gian 1 giây (1 mã lực = 75kgm/s). Mã lực còn được gọi là sức ngựa, tên trong tiếng Anh là Horsepower, viết tắt là HP.
Nguồn gốc mã lực: Vì sao công suất lại được đo bằng mã lực?
Trước khi máy móc ra đời, các công việc như chở người, thồ hàng, kéo xe đều được thực hiện bằng sức kéo của ngựa. Chính vì vậy, không lấy làm lạ khi "sức ngựa" được dùng làm thước đo công suất cho những loại máy móc sau này ra đời và thay thế chúng.
Thuật ngữ
mã lực lần dầu tiên được nhắc đến trong cuốn sách The Miner Friend (1702) của nhà phát minh Thomas Savery: ”
Sự phát triển của động cơ hơi nước cho chúng ta một lý do để so sánh năng suất của ngựa với động cơ có thể thay thế chúng”.
Ý tưởng này sau đó đã được James Watt sử dụng để giúp ông đưa ra thị trường động cơ hơi nước cải tiến của mình.
Nhưng mãi đến cuối thế kỷ 18, "mã lực" mới được đưa vào sử dụng bởi kỹ sư người Scotland, James Watt để so sánh sức mạnh của động cơ hơi nước với sức kéo của ngựa.
Sau đó, khái niệm này đã được lan rộng và trở nên phổ biến hơn, trở thành thước đo công suất của các loại động cơ đốt trong ô tô, cũng như cánh quạt tua-bin, động cơ điện và các loại máy móc khác.
1 mã lực bằng bao nhiêu W, kW?
1 mã lực sẽ có giá trị chính xác = 745,69987158227022 Watt.
Trên thực tế, ở mỗi quốc gia, sai số quy đổi mã lực sang W và kW lại khác nhau. Chẳng hạn, ở Anh, 1 mã lực = 0,746kW = 746W; ở Pháp, 1 mã lực = 0,736kW = 736W.
Chính vì vậy, 1 mã lực khi quy đổi sang kW sẽ có giá trị nằm trong
khoảng từ 0,735kW đến 0,746kW.
Bảng quy đổi mã lực
Sau khi Jame Watt đưa ra khái niệm về mã lực, đã có hàng loạt đơn vị công suất được sáng tạo để phù hợp với điều kiện từng ngành. Có tới 4 loại mã lực phổ biến khác nhau gồm:
Mã lực cơ học (trùng với định nghĩa của Jame Watt),
mã lực theo hệ mét (metric horsepower),
mã lực điện (electrical horsepower, sử dụng cho ngành điện) và
mã lực nồi hơi (boiler horsepower).
Đối với ngành công nghiệp ô tô, mã lực cơ học và mã lực theo hệ mét là phổ biến nhất.
Mã lực theo hệ mét được khai sinh tại Đức vào thế kỷ 19 và lan rộng sang các lục địa khác như châu Âu và châu Á. Khi du nhập sang các quốc gia, mã lực hệ mét lại được ký hiệu khác nhau như: “PS” ở Đức, “CV” ở Pháp, “PK” ở Hà Lan. Các đơn vị này xấp xỉ bằng mã lực cơ học (vào khoảng 98,6%).
Bảng quy đổi một số loại mã lực
Ngoài ra còn có một số biến thể khác của đơn vị mã lực như:
-
Mã lực thanh kéo (drawbar horsepower): Là sức mạnh đầu máy có sẵn để di chuyển một xe lửa hoặc một máy kéo nông nghiệp. Đây là một con số được đo đạc thay vì tính toán.
-
Mã lực thuế (tax horsepower): Là một đánh giá phi tuyến tính của xe cơ giới vì mục đích thuế.
-
Mã lực RAC (RAC horsepower hay còn gọi là taxable horsepower): được thiết lập bởi Câu lạc bộ ô tô Hoàng gia (Royal Automobile Club) ở Anh và được sử dụng để biểu thị sức mạnh của những chiếc xe hơi Anh đầu thế kỷ 20.
Bugatti luôn cho rằng chiếc siêu xe Veyron 16.4 có công suất lên tới 1.001 mã lực thì ở bờ kia Đại Tây Dương, các kỹ sư Mỹ khăng khăng cho rằng nó chỉ có 980 mã lực theo hệ SAE
Việc có quá nhiều tên gọi khác nhau cùng với số liệu gần đúng, khiến cho việc cung cấp số liệu công suất động cơ ô tô trở nên khá rối rắm. Thậm chí, công suất động cơ được nâng lên gấp đôi khi chuyển đổi các hệ đo lường khác nhau.
Mã lực ô tô trong ngành công nghiệp xe hơi
Trước hết chúng ta hãy cùng nói sơ qua khái niệm công suất.
Công suất về lý thuyết là công mà một lực thực hiện được trong một đơn vị thời gian. Về mặt ý nghĩa, công suất lớn hay nhỏ quyết định tới việc một chiếc xe có thể chạy nhanh như thế nào và tốc độ tối đa là bao nhiêu.
Cách xác định công suất theo
mã lực trên ô tô cũng là công việc khá phức tạp và tốn kém. Công suất động cơ mà các nhà sản xuất ghi trong bảng thông số kỹ thuật xe là công suất cực đại, nghĩa là công suất lớn nhất mà chiếc xe có thể đạt được tại vòng tua nhất định.
Đường cong biểu diễn công suất theo số vòng tua máy luôn tồn tại một điểm cực đại, và giá trị công suất tại điểm đó là công suất tối đa của động cơ. Điều này áp dụng tương tự với momen xoắn của động cơ ô tô.
Trước năm 1972, đơn vị đo công suất được đa số các hãng chấp nhận là "HP" theo tiêu chuẩn SAE.
Thế nhưng, ngày càng có nhiều hãng đưa ra cách tính khác nhau để phục vụ lợi ích riêng. Có hãng nâng cao công suất để "nịnh" người mua thích công suất lớn nhưng có hãng lại giảm công suất để tránh mức bảo hiểm cao.
Vì vậy, công suất mà nhà sản xuất đưa ra chỉ là giá trị mang tính chất tham khảo, còn muốn biết sức mạnh thực sự của chiếc xe, chỉ còn cách tự trải nghiệm mà thôi.
>> Xem thêm