Tập Lái
18/11/11
37
2
0
thantoc.com.vn
</h2> Sáng qua 14/05/2012, UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Tập đoàn Timar, Malaysia tổ chức Hội thảo về kỹ thuật điện gió và ký kết Bản ghi nhớ hợp tác đầu tư giữa UBND tỉnh Ninh Thuận và Tập đoàn Timar.

Dien_gio_ninh_thuan.jpg

Lễ ký kết Bản ghi nhớ giữa lãnh đạo Tập Đoàn Timar và UBND tỉnh Ninh Thuận


Tại hội thảo, đại diện Tập đoàn Timar đã giới thiệu công nghệ và kỹ thuật tiên tiến về sản xuất điện gió của Tập đoàn Timar; trong đó nhấn mạnh một số đặc điểm vượt trội của Tuabin Maglev (Lực nâng từ tính) như có thể phát điện khi gió ở vận tốc 1,5m/s; công suất phát điện lớn hơn tuabin truyền thống 20%, tiết kiệm được trên 50% chi phí vận hành và lý do Tập đoàn Timar chọn Ninh Thuận là địa bàn chiến lược để triển khai công nghệ điện gió mới tại Việt Nam.

Tại Hội thảo cũng đã diễn ra Lễ ký kết Bản ghi nhớ giữa lãnh đạo Tập Đoàn Timar và UBND tỉnh Ninh Thuận về hợp tác triển khai công nghệ điện gió mới tại Ninh Thuận, theo đó Tập Đoàn Timar sẽ xây dựng trang trại điện gió sử dụng công nghệ điện gió mới đầu tiên và tiến tới xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị điện gió theo công nghệ mới tại Ninh Thuận, cũng như hỗ trợ cho tỉnh trong việc ứng dụng công nghệ mới về điện gió trong chiếu sáng các trục đường chính trong đô thị…

Phát biểu bế mạc tại Hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Thanh nhận định công nghệ điện gió mới của Tập đoàn Timar phù hợp với mục tiêu phát triển của tỉnh là xây dựng Ninh Thuận trở thành điểm đến “xanh – sạch” và là trung tâm năng lượng sạch của cả nước.

Theo Cổng TTĐT Ninh Thuận​
 
Hạng D
9/1/06
2.627
13.413
113
HCM
nếu Timar (Malaysia) giới thiệu Specs đúng như tốc độ gió min. 1.5m/s, và công suất phát điện lớn hơn 20% thì tuyệt vời. Hiện tại, các nsx lớn đến từ EU, USA còn chưa đạt đến Specs này. Em chỉ sợ quảng cáo cho lắm vào rồi bỏ không đó thì lãng phí tiền của.
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Gửi Bác chủ thớt bài báo này nhé.</h2> http://hvacr.vn/home/hvacr/moi-truong-nang-luong/801-dien-gio-cho-co-che-nha-dau-tu-nan-long.html
Điện gió chờ cơ chế: Nhà đầu tư nản lòng</h2>


Bình Thuận là tỉnh đầu tiên của cả nước đã có sản phẩm từ điện gió truyền lên lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, nhà đầu tư (NĐT) hiện đang phải vật lộn với rất nhiều khó khăn.
Theo thống kê của Sở Công thương Bình Thuận, cho đến cuối năm 2010, UBND tỉnh đã có 11 văn bản chấp thuận cho 10 NĐT triển khai thực hiện 13 dự án (DA). Một NĐT đã xin rút, hiện nay còn lại 12 DA của 9 NĐT. Tổng công suất đăng ký lên đến hơn 1.600 MW; diện tích đất sử dụng khoảng 15.000 ha. Hiện nay, các DA đã xây dựng được 11 cột đo gió. Có 6 DA đã lập xong báo cáo đầu tư trình Bộ Công thương bổ sung quy hoạch và chấp thuận về mặt chủ trương. Tuy nhiên, cho tới nay, duy nhất chỉ có một DA của Công ty CP tái tạo năng lượng Việt Nam (REVN) ở xã Bình Thạnh, H.Tuy Phong, Bình Thuận đã triển khai với 20 trụ tua-bin, đã hòa vào lưới điện quốc gia được 5 trụ tua-bin với công suất 7,5 MW.


tuabingio.jpg

Tua-bin điện gió của REVN đã phát điện vào lưới quốc gia trong khi giá mua điện gió vẫn chưa thống nhất - Ảnh: Quế Hà
Theo Phạm Văn Minh - Chủ tịch HĐQT của REVN, thiết bị cho điện gió hiện nay rất đắt tiền và hầu hết phải nhập từ nước ngoài, vì thế suất đầu tư cho điện gió rất cao. Mặc dù REVN đã truyền vào lưới điện quốc gia gần 20 triệu kWh nhưng giữa bên mua (Tập đoàn điện lực - EVN) và bên bán là REVN vẫn chưa thống nhất được giá. REVN đề nghị giá bán là 12 cent/kWh nhưng chưa được chấp nhận, còn phải chờ ý kiến của Chính phủ.
Tại văn bản (số 8708) gửi UBND các tỉnh lấy ý kiến về giá mua điện gió, Bộ Công thương chỉ đưa ra mức giá dự kiến tương đương khoảng 8 cent/kWh. Theo ông Minh, với mức giá này thì làm điện gió sẽ không hiệu quả, không thu hút được đầu tư.
Tại buổi làm việc với Bộ Công thương ngày 28.2, Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã yêu cầu Bộ Công thương cần sớm tham mưu Chính phủ ban hành cơ chế chính sách cụ thể về điện gió. Trong đó, cần ban hành hành lang pháp lý về ưu đãi thuế, tiền sử dụng đất, giá mua điện và đặc biệt là phải tạo được quỹ hỗ trợ tái tạo năng lượng để hỗ trợ điện gió phát triển.
Vướng... cát đen
Ngày 14.2, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương đã có văn bản báo cáo và kiến nghị Thủ tướng cho phép ưu tiên một số giải pháp để triển khai sớm các DA điện gió ở Bình Thuận. Theo đó, hiện có đến 7 DA điện gió với diện tích 11.300 ha nằm chồng lấn lên ranh giới điều tra titan (cát đen) của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT). Do đó các DA này không thể triển khai vì phải chờ ngành TN-MT hoàn tất việc khảo sát trữ lượng cát đen.
Trao đổi với Thanh Niên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Văn Dũng cho biết: Đối chiếu với bản đồ quy hoạch của Bộ TN-MT, những chỗ nào thuộc vùng dự trữ khoáng sản thì UBND tỉnh vẫn cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các DA điện gió. Sau này, khi kết thúc việc điều tra trữ lượng titan, những chỗ nghèo khoáng sản này tỉnh sẽ kiến nghị không khai thác mà ưu tiên để phát triển điện gió.
Côn Đảo sốt ruột
Theo tính toán của cơ quan chức năng, nếu đầu tư điện gió tại Côn Đảo, giá điện sản xuất sẽ giảm đi gần một nửa so với sản xuất từ dầu diezel như hiện nay (chi phí sản xuất điện gió trung bình 17 cent/kWh; dầu diezel là 25 cent/kWh).
Số liệu nghiên cứu cho thấy, tổng diện tích đất có tiềm năng phát triển các tua-bin gió cỡ nhỏ (bố trí ở độ cao 30m) ở Côn Đảo là 4.510 ha, chiếm 87,5% diện tích đảo chính. Chỉ với độ cao trung bình 65m thì năng lượng gió ở Côn Đảo có thể sản xuất 116 MW điện.
Năm 2007, Tập đoàn Aerogie.plus (Thụy Sĩ) đã làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để xin chủ trương xây dựng nhà máy điện gió công suất 6 MW tại Côn Đảo với vốn đầu tư khoảng 19 triệu USD, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động năm 2010 (Côn Đảo hiện mới có 4 tổ máy phát điện diesel với tổng công suất 3 MW). UBND tỉnh đã cấp phép đầu tư cho tập đoàn này thế nhưng đến nay DA vẫn chưa triển khai. Một lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh cho biết: “Nguyên nhân chính là do DA có đất xây dựng nằm trong đất quốc phòng”. Theo vị cán bộ này, cuối năm 2010, tập đoàn này mới thỏa thuận được với Bộ Quốc phòng và đang trong giai đoạn khảo sát.
N.L