Kể từ khi ra mắt vào năm 2014, Porsche Macan sắp phải đối diện với đối thủ thực sự là Maserati Grecale. Mẫu SUV mới của Maserati được đặt tên theo một cơn gió mạnh theo hướng đông bắc, vốn khá nổi tiếng trên biển Địa Trung Hải.
Đây cũng là truyền thống đặt tên các dòng xe Maserati từ trước đến nay, tương tự như Mistral, Ghibli, Bora hay Khamsin. Grecale (Grê-ca-lê) cũng là mẫu SUV thứ hai của Maserati, được định vị thấp hơn Levante, và cạnh tranh trực tiếp với mẫu xe bán chạy nhất hiện nay của Porsche là Macan. Hãng xe thể thao Ý khẳng định, Grecale không những cân bằng giữa tính thể thao và sang trọng, mà còn hướng đến sự rộng rãi và thoải mái bậc nhất phân khúc.
Về mặt kích thước, Grecale sẽ nhỉnh hơn Macan đôi chút. Mẫu SUV cỡ nhỏ của Maserati có thông số DxRxC lần lượt là 4.846 x 1.948 x 1.670 (mm), cùng với chiều dài cơ sở 2.901 mm. Những thông số kích thước trên tương ứng với phiên bản GT, và có thể tăng lên ở những phiên bản cao cấp hơn như Modena và Trofeo. Cùng với đó là trọng lượng không tải cũng tăng từ 1.870 – 2.027 kg.
Về thiết kế bên ngoài, Maserati Grecale thừa hưởng những triết lý thiết kế mà hãng xe Ý áp dụng trên mẫu MC20. Trong khi thiết kế phần đầu xe nhọn về phía trước và lưới tản nhiệt mở rộng lại khá giống huyền thoại MC12. Trong khi đó cụm đèn pha lại có thiết kế khá giống với dòng xe Ford Puma. Bên trong lưới tản nhiệt sử dụng các nan dọc và cong vào bên trong. Các nan này được mạ chrome trên phiên bản GT, hoặc sơn đen trên 2 phiên bản Modena và Trofeo.
Đèn pha trên Maserati Grecale có thêm dải LED ban ngày như MC20 nhưng được vuốt thẳng hơn, để phù hợp với phong cách SUV. Kết hợp với các đường gân dập nổi trên nắp capo và các hốc gió trên cản, tạo nên cá tính thể thao cho phần đầu xe.
Nhìn từ hai bên, Maserati Grecale cho cảm giác khoang nội thất rất rộng rãi với trục cơ sở dài, cùng với kiểu thiết kế mui xe dốc về sau đang là xu hướng được yêu thích. Ngoài ra, trên thân xe cũng có ba lỗ thông hơi và biểu tượng đinh ba trên trụ C vốn là hai điểm nhận dạng các dòng xe Maserati. Đặc biệt, cụm tay nắm cửa trên Grecale được thiết kế ẩn vào thân xe tạo nên nét hiện đại và tinh tế hơn đàn anh Levante.
Phiên bản Grecale GT trang bị tiêu chuẩn mâm hợp kim 19 inch, đi kèm thông số lốp 235/55. Phiên bản Grecale Modena trang bị mâm 20 inch, đi kèm lốp trước 255/45 và lốp sau 294/40. Trong khi phiên bản Trofeo trang bị bộ mâm 21 inch, đi kèm lốp trước sau lần lượt là 255/40 và 295/35.
Với bộ lốp sau lớn hơn, hai phiên bản Modena và Trofeo cũng có vệt bánh phía sau lớn hơn 34 mm so với phiên bản tiêu chuẩn GT. Nhờ đó, dáng xe cũng trở nên năng động hơn, cùng với các bộ ốp thân xe, cản xe và chi tiết thiết kế đặc biệt hơn.
Phần đuôi xe Maserati Grecale cũng được lấy cảm hứng từ dòng coupe danh tiếng 3200 GT của Maserati, đặc biệt là cụm đèn hậu LED thiết kế chạy dọc từ logo trung tâm về hai phía góc. Trên phiên bản Trofeo, đuôi xe ấn tượng hơn với cụm bốn ống xả chia đều cho hai bên, nhấn mạnh đây là phiên bản Maserati Grecale mạnh nhất.
Bước vào khoang nội thất, Maserati Grecale tạo ấn tượng với bảng đồng hồ lái kiểu kỹ thuật số và một màn hình hiển thị thông tin trên kính lái HUD dưới dạng tùy chọn. Ngoài ra, trung tâm táp lô là màn hình cảm ứng giải trí 12,3 inch, lớn nhất trong các dòng xe Maserati từ trước đến nay. Tích hợp bên trong là trợ lý thông minh MIA của Maserati, được phát triển từ hệ điều hành Android dành cho ô tô.
Hệ thống này cho phép lưu trữ một loạt tùy chỉnh kết nối và tiện ích trên xe với bộ nhớ dành cho 5 người dùng khác nhau, cùng với khả năng kết nối Bluetooth cùng lúc cho 2 điện thoại Smartphone. Kết nối Apple CarPlay và Android Auto cũng được trang bị tiêu chuẩn và là một phần của hệ thống Maserati Connect. Trong khi đó hệ thống âm thanh của Grecale được hãng loa danh tiếng Sonus Faber thiết kế riêng với 21 loa, cùng công suất lên đến 1.285 W.
Hệ thống điều hòa trên Maserati Grecale có giao diện điều khiển cảm ứng với màn hình 8.8 inch, đi kèm tính năng điều hòa tự động 3 vùng độc lập. Hành khách phía sau cũng sẽ có một màn hình cảm ứng riêng để điều chỉnh hệ thống điều hòa độc lập, cùng với cửa gió phía sau.
Cụm đồng hồ trung tâm phía trên đỉnh của bảng táp lô đặc trưng của Maserati sử dụng kiểu hiển thị kỹ thuật số. Đây là mẫu xe đầu tiên của Maserati được trang bị tính năng này. Cụm đồng hồ này có thể cung cấp các thông số về thời gian, la bàn định vị hay chỉ số lực G khi vận hành, cũng như phản hồi tín hiệu mỗi khi nhận được các khẩu lệnh điều khiển qua giọng nói người lái.
Với các tính năng đều được hiển thị dưới dạng màn hình kỹ thuật số, khu vực bảng điều khiển trung tâm của Maserati Grecale khá gọn gàng, đồng thời có thêm không gian để bố trí các hộc để đồ, khay để cốc và bệ tỳ tay.
Và với một chiếc Maserati, người chủ xe sẽ được cung cấp một loạt tùy chọn về chất liệu ốp cao cấp cùng các loại da để trang trí khoang nội thất. Tất cả đều do khách hàng quyết định tùy theo sở thích cũng như túi tiền của mình. Ngoài ra, Maserati Grecale được trang bị hệ thống hỗ trợ người lái chủ động ADAS như hệ thống phanh khẩn cấp chủ động, kiểm soát hành trình chủ động…
Về trang bị vận hành, Maserati Grecale sẽ trang bị tiêu chuẩn động cơ xăng 2.0L 4 xi lanh thẳng hàng tăng áp, kết hợp với hệ thống hybrid nhẹ 48V. Hệ thống này sẽ bao gồm 4 thành phần, máy phát điện khởi động bằng dây đai (BSG), ắc quy, bộ eBooster và một bộ chuyển đổi DC/DC.
Khi hoạt động, máy phát BSG sẽ có vai trò phát điện để sạc ắc quy, nhằm cung cấp năng lượng sẵn sàng cho bộ eBooster. Và bộ eBooster sẽ bổ sung mô-men xoắn ở vòng tua thấp, khi bộ tăng áp vẫn chưa kích hoạt, hạn chế hiện tượng turbo lag vốn thường gặp trên các xe tăng áp. Đi kèm là động cơ là hộp số tự động 8 cấp ZF tiêu chuẩn. Hệ thống dẫn động bốn bánh AWD tích hợp vi sai cầu sau chống trượt được trang bị tiêu chuẩn trên phiên bản Modena, trong khi phiên bản GT có thể nâng cấp dưới dạng tùy chọn.
Nhìn qua có thể thấy, hệ thống hybrid nhẹ này khá quen thuộc khi từng được trang bị tiêu chuẩn trên 2 mẫu xe Ghibli Hybrid và Levante Hybrid. Trên phiên bản GT, hệ thống hybrid nhẹ và phun xăng trực tiếp cho công suất tối đa 296 mã lực tại 5.750 vòng/phút, thấp hơn hai mẫu xe phía trên, nhưng mô-men xoắn cực đại lại ngang bằng với 450 Nm từ 2.000 – 4.000 vòng/phút.
Phiên bản Modena cao cấp hơn sẽ có sức mạnh tương đồng với 2 mẫu xe dàn anh, tương đương công suất tối đa 325 mã lực và mô-men xoắn cực đại 450 Nm. Hệ thống hybrid nhẹ giúp xe có khả năng đạt vận tốc tối đa 240 km/h và thời gian tăng tốc từ 0 – 100 km/h của 2 phiên bản Modena và GT lần lượt là 5,3 và 5,6 giây.
Phiên bản Trofeo cao cấp nhất của Maserati Grecale sẽ được trang bị động cơ Nettuno, tương tự MC20 nhưng có tinh chỉnh lại. Đặc biệt, khối động cơ xăng 3.0L V6 tăng áp kép tích hợp thêm công nghệ đánh lửa kép MTC của Maserati.
Động cơ này được lắp ráp tại nhà máy Stellantis tại Termoli, trang bị một hệ thống gồm một buồng đốt tăng cường Pre-chamber và một buồng đốt chính. Đi kèm là một bộ bugi kép đánh lửa lần lượt cho hai buồng đốt này.
Theo Maserati cho biết, hỗn hợp hòa khí sẽ được mồi cháy trong buồng đốt tăng cường Pre-chamber. Khi hòa khí bắt đầu cháy mạnh hơn sẽ được chuyển sang buồng đốt chính thông qua một loạt các lỗ có kích thước đặc biệt. Kết quả là hỗn hợp hòa khí đốt cháy nhanh hơn, chuẩn và hiệu quả hơn.
Tương tự MC20, động cơ Nettune trên phiên bản Grecale Trofeo sẽ trang bị cổng nạp kép và hệ thống phun xăng trực tiếp, cùng với công nghệ ngắt một phần xi lanh, nhằm giảm thiểu mức tiêu hao nhiên liệu không cần thiết. Một điểm khác biệt nữa là động cơ này dùng hệ thống bôi trơn các-te ướt thay vì dùng hệ thống bôi trơn các-te khô như MC20.
Với việc trang bị công nghệ đánh lửa kép MTC, động cơ V6 trên Grecale Trofeo có công suất tối đa 523 mã lực tại 6.500 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 620 Nm từ 3.000 – 5.500 vòng/phút. Đi kèm là hộp số tự động 8 cấp ZF và hệ dẫn động bốn bánh toàn thời gian AWD tương tự hai phiên bản hybrid nhẹ. Tuy nhiên, mã hiệu hộp số ZF trên Trofeo là Gen2 8HP75, thay vì Gen2 8HP50 như hai phiên bản thấp cấp hơn.
Nhờ các trang bị vận hành vượt trội, Maserati Grecale Trofeo chỉ mất 3,8 giây để tăng tốc từ 0 – 100 km/h, và tốc độ tối đa lên đến 285 km/h. Phiên bản này cũng được trang bị đĩa phanh lớn hơn hai phiên bản còn lại. Đường kính phanh trước là 360 mm với 6 pít-tông, trong khi phanh sau là 350 mm với 4 pít-tông. Trong khi hai phiên bản Modena và GT trang bị phanh trước 350 mm với 4 pít-tông và phanh sau 330 mm với 1 pít-tông.
Hệ thống treo cũng là một trang bị đáng quan tâm trên Maserati Grecale. Phiên bản tiêu chuẩn trang bị hệ thống treo trước dạng tay đòn kép và hệ thống treo sau đa liên kết. Phiên bản GT sẽ có thêm ống giảm chấn thụ động, và có thể nâng cấp lên bộ hấp thụ chủ động Skyhook như phiên bản Modena. Riêng phiên bản Trofeo sẽ trang bị tiêu chuẩn hệ thống treo khí nén, trong khi chủ nhân hai phiên bản còn lại phải nâng cấp nếu có nhu cầu.
Với hệ thống treo khí nén, Maserati Grecale Trofeo có thể điều chỉnh tăng giảm khoảng sáng gầm lên đến 65 mm. Ở chế độ Normal, hệ thống treo có thể chỉnh giảm xuống mức thấp nhất -35 mm, trong khi ở chế độ Off-road có thể tăng lên mức tối đa +30 mm. Trong khi ở các chế độ vận hành như Comford, GT, Sport và Corsa (riêng trên phiên bản Trofeo), hệ thống điều khiển sẽ tự động cân chỉnh động cơ và hệ thống treo.
Ngoài ra, hỗ trợ vận hành cho Maserati Grecale còn có Mô-đun kiểm soát động lực VDCM, một hệ thống phát triển từ Mô-đun CDCM trên mẫu MC20. Theo giải thích từ hãng xe Ý, hệ thống này sẽ kiểm soát thân xe theo trục dọc, trục thẳng đứng và lực lắc ngang, từ đó sẽ điều chỉnh bộ phận truyền động, giảm thời gian can thiệp và tăng hiệu suất, mục tiêu đem lại cảm giác lái thích thú nhưng vẫn đảm bảo an toàn cao nhất cho người lái. Ngoài ra, tất cả mẫu xe Maserati trong tương lai sẽ đều trang bị Mô-đun này.
Trong tương lai, Maserati Grecale sẽ có thêm một biến thể động cơ thuần điện với tên gọi Folgore (trong tiếng Ý có nghĩa là tia chớp), tương tự mẫu xe Maserati GranTurismo Folgore EV đang được thử nghiệm. Tuy nhiên phiên bản này sẽ được ra mắt vào năm 2023 và Maserati vẫn chưa công bố đầy đủ thông tin về phiên bản này.
Điều duy nhất hãng xe Ý tiết lộ là mẫu xe này sẽ được sản xuất hoàn toàn tại Ý, trang bị bộ pin 105 kWh với động cơ điện 400V và mô-men xoắn lên tới 800 Nm. Cùng với đó là một số hình ảnh đặc biệt của phiên bản EV với lưới tản nhiệt bịt kín, huy hiệu Folgore ở hông xe, cản trước đặc biệt và cụm la-zăng thiết kế kiểu khí động học.
Nhà máy Stellantis tại Cassino sẽ chịu trách nhiệm sản xuất Grecale, vốn tận dụng khá nhiều đặc điểm cơ khí từ nền tảng Giorgio platform đang sử dụng trên Alfa Romeo Stelvio. Giá bán khởi điểm của Maserati Grecale sẽ từ 70.000 EUR (khoảng 1,76 tỷ đồng), ngang tầm giá Porsche Macan tại Châu Âu.
Đây cũng là truyền thống đặt tên các dòng xe Maserati từ trước đến nay, tương tự như Mistral, Ghibli, Bora hay Khamsin. Grecale (Grê-ca-lê) cũng là mẫu SUV thứ hai của Maserati, được định vị thấp hơn Levante, và cạnh tranh trực tiếp với mẫu xe bán chạy nhất hiện nay của Porsche là Macan. Hãng xe thể thao Ý khẳng định, Grecale không những cân bằng giữa tính thể thao và sang trọng, mà còn hướng đến sự rộng rãi và thoải mái bậc nhất phân khúc.
Về mặt kích thước, Grecale sẽ nhỉnh hơn Macan đôi chút. Mẫu SUV cỡ nhỏ của Maserati có thông số DxRxC lần lượt là 4.846 x 1.948 x 1.670 (mm), cùng với chiều dài cơ sở 2.901 mm. Những thông số kích thước trên tương ứng với phiên bản GT, và có thể tăng lên ở những phiên bản cao cấp hơn như Modena và Trofeo. Cùng với đó là trọng lượng không tải cũng tăng từ 1.870 – 2.027 kg.
Về thiết kế bên ngoài, Maserati Grecale thừa hưởng những triết lý thiết kế mà hãng xe Ý áp dụng trên mẫu MC20. Trong khi thiết kế phần đầu xe nhọn về phía trước và lưới tản nhiệt mở rộng lại khá giống huyền thoại MC12. Trong khi đó cụm đèn pha lại có thiết kế khá giống với dòng xe Ford Puma. Bên trong lưới tản nhiệt sử dụng các nan dọc và cong vào bên trong. Các nan này được mạ chrome trên phiên bản GT, hoặc sơn đen trên 2 phiên bản Modena và Trofeo.
Đèn pha trên Maserati Grecale có thêm dải LED ban ngày như MC20 nhưng được vuốt thẳng hơn, để phù hợp với phong cách SUV. Kết hợp với các đường gân dập nổi trên nắp capo và các hốc gió trên cản, tạo nên cá tính thể thao cho phần đầu xe.
Nhìn từ hai bên, Maserati Grecale cho cảm giác khoang nội thất rất rộng rãi với trục cơ sở dài, cùng với kiểu thiết kế mui xe dốc về sau đang là xu hướng được yêu thích. Ngoài ra, trên thân xe cũng có ba lỗ thông hơi và biểu tượng đinh ba trên trụ C vốn là hai điểm nhận dạng các dòng xe Maserati. Đặc biệt, cụm tay nắm cửa trên Grecale được thiết kế ẩn vào thân xe tạo nên nét hiện đại và tinh tế hơn đàn anh Levante.
Phiên bản Grecale GT trang bị tiêu chuẩn mâm hợp kim 19 inch, đi kèm thông số lốp 235/55. Phiên bản Grecale Modena trang bị mâm 20 inch, đi kèm lốp trước 255/45 và lốp sau 294/40. Trong khi phiên bản Trofeo trang bị bộ mâm 21 inch, đi kèm lốp trước sau lần lượt là 255/40 và 295/35.
Với bộ lốp sau lớn hơn, hai phiên bản Modena và Trofeo cũng có vệt bánh phía sau lớn hơn 34 mm so với phiên bản tiêu chuẩn GT. Nhờ đó, dáng xe cũng trở nên năng động hơn, cùng với các bộ ốp thân xe, cản xe và chi tiết thiết kế đặc biệt hơn.
Phần đuôi xe Maserati Grecale cũng được lấy cảm hứng từ dòng coupe danh tiếng 3200 GT của Maserati, đặc biệt là cụm đèn hậu LED thiết kế chạy dọc từ logo trung tâm về hai phía góc. Trên phiên bản Trofeo, đuôi xe ấn tượng hơn với cụm bốn ống xả chia đều cho hai bên, nhấn mạnh đây là phiên bản Maserati Grecale mạnh nhất.
Bước vào khoang nội thất, Maserati Grecale tạo ấn tượng với bảng đồng hồ lái kiểu kỹ thuật số và một màn hình hiển thị thông tin trên kính lái HUD dưới dạng tùy chọn. Ngoài ra, trung tâm táp lô là màn hình cảm ứng giải trí 12,3 inch, lớn nhất trong các dòng xe Maserati từ trước đến nay. Tích hợp bên trong là trợ lý thông minh MIA của Maserati, được phát triển từ hệ điều hành Android dành cho ô tô.
Hệ thống này cho phép lưu trữ một loạt tùy chỉnh kết nối và tiện ích trên xe với bộ nhớ dành cho 5 người dùng khác nhau, cùng với khả năng kết nối Bluetooth cùng lúc cho 2 điện thoại Smartphone. Kết nối Apple CarPlay và Android Auto cũng được trang bị tiêu chuẩn và là một phần của hệ thống Maserati Connect. Trong khi đó hệ thống âm thanh của Grecale được hãng loa danh tiếng Sonus Faber thiết kế riêng với 21 loa, cùng công suất lên đến 1.285 W.
Hệ thống điều hòa trên Maserati Grecale có giao diện điều khiển cảm ứng với màn hình 8.8 inch, đi kèm tính năng điều hòa tự động 3 vùng độc lập. Hành khách phía sau cũng sẽ có một màn hình cảm ứng riêng để điều chỉnh hệ thống điều hòa độc lập, cùng với cửa gió phía sau.
Cụm đồng hồ trung tâm phía trên đỉnh của bảng táp lô đặc trưng của Maserati sử dụng kiểu hiển thị kỹ thuật số. Đây là mẫu xe đầu tiên của Maserati được trang bị tính năng này. Cụm đồng hồ này có thể cung cấp các thông số về thời gian, la bàn định vị hay chỉ số lực G khi vận hành, cũng như phản hồi tín hiệu mỗi khi nhận được các khẩu lệnh điều khiển qua giọng nói người lái.
Với các tính năng đều được hiển thị dưới dạng màn hình kỹ thuật số, khu vực bảng điều khiển trung tâm của Maserati Grecale khá gọn gàng, đồng thời có thêm không gian để bố trí các hộc để đồ, khay để cốc và bệ tỳ tay.
Và với một chiếc Maserati, người chủ xe sẽ được cung cấp một loạt tùy chọn về chất liệu ốp cao cấp cùng các loại da để trang trí khoang nội thất. Tất cả đều do khách hàng quyết định tùy theo sở thích cũng như túi tiền của mình. Ngoài ra, Maserati Grecale được trang bị hệ thống hỗ trợ người lái chủ động ADAS như hệ thống phanh khẩn cấp chủ động, kiểm soát hành trình chủ động…
Về trang bị vận hành, Maserati Grecale sẽ trang bị tiêu chuẩn động cơ xăng 2.0L 4 xi lanh thẳng hàng tăng áp, kết hợp với hệ thống hybrid nhẹ 48V. Hệ thống này sẽ bao gồm 4 thành phần, máy phát điện khởi động bằng dây đai (BSG), ắc quy, bộ eBooster và một bộ chuyển đổi DC/DC.
Khi hoạt động, máy phát BSG sẽ có vai trò phát điện để sạc ắc quy, nhằm cung cấp năng lượng sẵn sàng cho bộ eBooster. Và bộ eBooster sẽ bổ sung mô-men xoắn ở vòng tua thấp, khi bộ tăng áp vẫn chưa kích hoạt, hạn chế hiện tượng turbo lag vốn thường gặp trên các xe tăng áp. Đi kèm là động cơ là hộp số tự động 8 cấp ZF tiêu chuẩn. Hệ thống dẫn động bốn bánh AWD tích hợp vi sai cầu sau chống trượt được trang bị tiêu chuẩn trên phiên bản Modena, trong khi phiên bản GT có thể nâng cấp dưới dạng tùy chọn.
Nhìn qua có thể thấy, hệ thống hybrid nhẹ này khá quen thuộc khi từng được trang bị tiêu chuẩn trên 2 mẫu xe Ghibli Hybrid và Levante Hybrid. Trên phiên bản GT, hệ thống hybrid nhẹ và phun xăng trực tiếp cho công suất tối đa 296 mã lực tại 5.750 vòng/phút, thấp hơn hai mẫu xe phía trên, nhưng mô-men xoắn cực đại lại ngang bằng với 450 Nm từ 2.000 – 4.000 vòng/phút.
Phiên bản Modena cao cấp hơn sẽ có sức mạnh tương đồng với 2 mẫu xe dàn anh, tương đương công suất tối đa 325 mã lực và mô-men xoắn cực đại 450 Nm. Hệ thống hybrid nhẹ giúp xe có khả năng đạt vận tốc tối đa 240 km/h và thời gian tăng tốc từ 0 – 100 km/h của 2 phiên bản Modena và GT lần lượt là 5,3 và 5,6 giây.
Phiên bản Trofeo cao cấp nhất của Maserati Grecale sẽ được trang bị động cơ Nettuno, tương tự MC20 nhưng có tinh chỉnh lại. Đặc biệt, khối động cơ xăng 3.0L V6 tăng áp kép tích hợp thêm công nghệ đánh lửa kép MTC của Maserati.
Động cơ này được lắp ráp tại nhà máy Stellantis tại Termoli, trang bị một hệ thống gồm một buồng đốt tăng cường Pre-chamber và một buồng đốt chính. Đi kèm là một bộ bugi kép đánh lửa lần lượt cho hai buồng đốt này.
Theo Maserati cho biết, hỗn hợp hòa khí sẽ được mồi cháy trong buồng đốt tăng cường Pre-chamber. Khi hòa khí bắt đầu cháy mạnh hơn sẽ được chuyển sang buồng đốt chính thông qua một loạt các lỗ có kích thước đặc biệt. Kết quả là hỗn hợp hòa khí đốt cháy nhanh hơn, chuẩn và hiệu quả hơn.
Tương tự MC20, động cơ Nettune trên phiên bản Grecale Trofeo sẽ trang bị cổng nạp kép và hệ thống phun xăng trực tiếp, cùng với công nghệ ngắt một phần xi lanh, nhằm giảm thiểu mức tiêu hao nhiên liệu không cần thiết. Một điểm khác biệt nữa là động cơ này dùng hệ thống bôi trơn các-te ướt thay vì dùng hệ thống bôi trơn các-te khô như MC20.
Với việc trang bị công nghệ đánh lửa kép MTC, động cơ V6 trên Grecale Trofeo có công suất tối đa 523 mã lực tại 6.500 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 620 Nm từ 3.000 – 5.500 vòng/phút. Đi kèm là hộp số tự động 8 cấp ZF và hệ dẫn động bốn bánh toàn thời gian AWD tương tự hai phiên bản hybrid nhẹ. Tuy nhiên, mã hiệu hộp số ZF trên Trofeo là Gen2 8HP75, thay vì Gen2 8HP50 như hai phiên bản thấp cấp hơn.
Nhờ các trang bị vận hành vượt trội, Maserati Grecale Trofeo chỉ mất 3,8 giây để tăng tốc từ 0 – 100 km/h, và tốc độ tối đa lên đến 285 km/h. Phiên bản này cũng được trang bị đĩa phanh lớn hơn hai phiên bản còn lại. Đường kính phanh trước là 360 mm với 6 pít-tông, trong khi phanh sau là 350 mm với 4 pít-tông. Trong khi hai phiên bản Modena và GT trang bị phanh trước 350 mm với 4 pít-tông và phanh sau 330 mm với 1 pít-tông.
Hệ thống treo cũng là một trang bị đáng quan tâm trên Maserati Grecale. Phiên bản tiêu chuẩn trang bị hệ thống treo trước dạng tay đòn kép và hệ thống treo sau đa liên kết. Phiên bản GT sẽ có thêm ống giảm chấn thụ động, và có thể nâng cấp lên bộ hấp thụ chủ động Skyhook như phiên bản Modena. Riêng phiên bản Trofeo sẽ trang bị tiêu chuẩn hệ thống treo khí nén, trong khi chủ nhân hai phiên bản còn lại phải nâng cấp nếu có nhu cầu.
Với hệ thống treo khí nén, Maserati Grecale Trofeo có thể điều chỉnh tăng giảm khoảng sáng gầm lên đến 65 mm. Ở chế độ Normal, hệ thống treo có thể chỉnh giảm xuống mức thấp nhất -35 mm, trong khi ở chế độ Off-road có thể tăng lên mức tối đa +30 mm. Trong khi ở các chế độ vận hành như Comford, GT, Sport và Corsa (riêng trên phiên bản Trofeo), hệ thống điều khiển sẽ tự động cân chỉnh động cơ và hệ thống treo.
Ngoài ra, hỗ trợ vận hành cho Maserati Grecale còn có Mô-đun kiểm soát động lực VDCM, một hệ thống phát triển từ Mô-đun CDCM trên mẫu MC20. Theo giải thích từ hãng xe Ý, hệ thống này sẽ kiểm soát thân xe theo trục dọc, trục thẳng đứng và lực lắc ngang, từ đó sẽ điều chỉnh bộ phận truyền động, giảm thời gian can thiệp và tăng hiệu suất, mục tiêu đem lại cảm giác lái thích thú nhưng vẫn đảm bảo an toàn cao nhất cho người lái. Ngoài ra, tất cả mẫu xe Maserati trong tương lai sẽ đều trang bị Mô-đun này.
Trong tương lai, Maserati Grecale sẽ có thêm một biến thể động cơ thuần điện với tên gọi Folgore (trong tiếng Ý có nghĩa là tia chớp), tương tự mẫu xe Maserati GranTurismo Folgore EV đang được thử nghiệm. Tuy nhiên phiên bản này sẽ được ra mắt vào năm 2023 và Maserati vẫn chưa công bố đầy đủ thông tin về phiên bản này.
Điều duy nhất hãng xe Ý tiết lộ là mẫu xe này sẽ được sản xuất hoàn toàn tại Ý, trang bị bộ pin 105 kWh với động cơ điện 400V và mô-men xoắn lên tới 800 Nm. Cùng với đó là một số hình ảnh đặc biệt của phiên bản EV với lưới tản nhiệt bịt kín, huy hiệu Folgore ở hông xe, cản trước đặc biệt và cụm la-zăng thiết kế kiểu khí động học.
Nhà máy Stellantis tại Cassino sẽ chịu trách nhiệm sản xuất Grecale, vốn tận dụng khá nhiều đặc điểm cơ khí từ nền tảng Giorgio platform đang sử dụng trên Alfa Romeo Stelvio. Giá bán khởi điểm của Maserati Grecale sẽ từ 70.000 EUR (khoảng 1,76 tỷ đồng), ngang tầm giá Porsche Macan tại Châu Âu.
Nguồn Paultan
>>Xem thêm- Maserati nâng cấp đội hình năm 2022 và công bố động cơ 345 mã lực mới
- Maserati triệu hồi hơn 700 xe vì lỗi hệ thống an toàn cho trẻ em
- Maserati ra mắt phiên bản đặc biệt F Tributo của Ghibli và Levante
Chủ đề tương tự
Người đăng:
Thanh Van
Ngày đăng:
Người đăng:
duongminhtan
Ngày đăng:
Người đăng:
Rider 47
Ngày đăng: