Chủ đề tương tự
Đi ngon với giá tiền đó. Thích thì múc luôn bác. Nên chơi bản 2.5 hay hơn. Lúc e mua (2014) không có 2.5, nếu có e xơi ngay từ đầu.
Gia đình em đang có ý định mua CX-5, nhờ các bác tư vấn ưu nhược của dòng này, như tiêu hao nhiên liệu, cách âm, bảo dưỡng...vì xe đi hàng ngày ~40km, thỉnh thoảng đi du lịch.
Nhân tiện cho em hỏi đại lý nào giá tốt, chiết khấu khuyến mãi nhiều, em trả tiền mặt k góp ngân hàng.
Cảm ơn các bác.
Em khuyên bác đừng nên mua CX-5 ... làm con Lésụt hay Ranốvờ mà đi cho sướng. Sau này đỡ phải đổi xe :3danbanh: ... Cheers, welcome to the Hell club. Liên hệ chủ tịch tương lai @NeedFSpeed để ghi tên vào hội
pac lại troll...cho e xin... mà thật mê con NX quá đi mấtEm khuyên bác đừng nên mua CX-5 ... làm con Lésụt hay Ranốvờ mà đi cho sướng. Sau này đỡ phải đổi xe :3danbanh: ... Cheers, welcome to the Hell club. Liên hệ chủ tịch tương lai @NeedFSpeed để ghi tên vào hội
Đây, bác thích thì em tặng bác luôn ... khỏi phải lăn tăn ...pac lại troll...cho e xin... mà thật mê con NX quá đi mất
Haizaa, em chán/ngán đến tận cổ rồi mà các bác cứ quảng cáo hoài ...
Bác @NeedFSpeed đâu rồi, vào làm 1 bài review em NX mà em vừa tặng bác đi nào
Bác @NeedFSpeed đâu rồi, vào làm 1 bài review em NX mà em vừa tặng bác đi nào
pác lại troll để e đi gặp a gút gồ ahHaizaa, em chán/ngán đến tận cổ rồi mà các bác cứ quảng cáo hoài ...
Bác @NeedFSpeed đâu rồi, vào làm 1 bài review em NX mà em vừa tặng bác đi nào
đọc mãi một hồi thấy "nguồn tinh tế" ... té xỉuNếu anh em thích một chiếc Crossover cỡ nhỏ vì tính linh hoạt và đa năng nhưng đồng thời sở hữu cảm giác lái hay như một chiếc sedan thì Mazda CX-5 là lựa chọn rất đáng cân nhắc. Bên cạnh đó, đợt nâng cấp giữa đời càng khiến CX-5 2016 hấp dẫn hơn với việc bổ sung cấu hình động cơ SkyActiv 2.5 và nhiều trang bị nội-ngoại thất đáng giá khác mà khung giá lại thấp hơn trước. Mazda CX-5 2016 có giá bắt đầu từ 1,039 tỉ đồng cho bản 2.0 FWD và cao nhất 1,098 tỉ đồng cho bản 2.5 AWD, thấp hơn khung giá 1,084 tỉ đồng - 1,134 tỉ đồng ở đời CX-5 2.0 trước đây.
Thiết kế bên ngoài của CX-5 2016 có 2 điểm thay đổi đáng chú ý nhất đó là phần lưới tản nhiệt dạng 5 thanh sơn đen mới và bộ mâm 19" 2 màu thể thao. Nếu ngoại hình CX-5 có mặt trên thị trường từ 2012 đến nay bị chê là nhìn hơn "yếu" với một chiếc crossover, thì chỉ với 2 điểm mới này đã làm ngoại hình của CX-5 nâng cấp facelift 2016 trông có nhiều chất nam tính, cứng cáp hơn so với trước.
Cụm đèn trước trên CX-5 2016 đã chuyển sang công nghệ đèn LED tiên tiến, thay cho hệ thống đèn Xenon của đời trước. Dải đèn chiếu sáng ban ngày DRL cũng được đưa lên cụm đèn trước thay vì nằm ở hốc trang trí 2 bên cản.
Hốc gió 2 bên cản trước giờ đây chỉ chứa đèn sương mù công nghệ LED.
Đèn xi nhan trên gương chiếu hậu của CX-5 2016 có kích thước lớn hơn trước.
Phần đuôi xe CX-5 2016 không có sự thay đổi nào ngoại trừ cụm đèn sau có phần đồ họa mới. Phần đồ họa này có nhiều nét tương đồng với chiếc Mazda 2 2015 phiên bản hatchback 5 cửa.
Nội thất của Mazda CX-5 thể hiện sự cao cấp theo phong cách tối giản của những hãng xe Đức, chứ không đi theo phong cách cao cấp nhưng nặng về chi tiết của những hãng xe Nhật. Vẻ cao cấp còn được tăng cường thêm trên CX-5 nâng cấp facelift 2016 thông qua những chi tiết kim loại bổ sung thêm trên bảng táp lô và vô lăng.
Nâng cấp đáng giá nhất bên trong nội thất CX-5 2016 là hệ thống giải trí thông tin Mazda Connect với màn hình cảm ứng 7", thay cho hệ thống giải trí thông tin loại thường trên Mazda CX-5 đời trước. Mazda Connect là một giải pháp rất hay nhờ giao diện thông minh và thao tác dễ sử dụng. Mặc dù nhiều người nói Mazda đã bắt chước giải pháp của những hãng xe cao cấp Đức khi sử dụng cụm phím bấm xoay bên dưới bệ trung tâm để điều khiển hệ thống giải trí thông tin Mazda Connect, nhưng không thể phủ nhận một điều là Mazda đã cải thiện lại Mazda Connect để nó có phần tốt hơn. Màn hình 7" của hệ thống Mazda Connect trên CX-5 có chất lượng hiển thị rất tốt, độ phân giải cao hơn cả những màn hình trên các dòng xe cao cấp của Anh và Đức mình từng trải nghiệm qua. Theo mình, chính xác thì Mazda đã học hỏi chứ không hẳn là bắt chước.
Hệ thống Mazda Connect trên CX-5 2016 có lẽ là hệ thống Mazda Connect đầu tiên có khả năng sử dụng tính năng dẫn đường với dữ liệu bản đồ Việt Nam. Chiếc Mazda 3 mình thử trước đây vẫn chưa có tính năng này. Đại diện của Mazda cho biết là sắp tới là những xe Mazda có hệ thống giải trí thông tin Mazda Connect đều có thể sử dụng tính năng dẫn đường này bằng cách mua một cái thẻ bản đồ chính hãng. Thử sử dụng thì mình thấy tính năng dẫn đường trên Mazda Connect khá trực quan, dữ liệu cập nhật cũng ổn, chỉ có điều là giọng nói hướng dẫn vẫn là tiếng Anh chứ không có tiếng Việt. Màn hình của hệ thống Mazda Connect cũng đồng thời hiển thị hình ảnh từ camera de phía sau.
Cụm nút điều chỉnh điều hòa tự động cũng được thiết lại gọn gàng hơn trước đây.
Nhờ vậy không gian để đồ bên dưới rộng hơn và có thể để vừa những chiếc điện thoại có màn hình lớn. Hộc để đồ bên dưới này cũng tập trung 2 cổng USB, 1 cổng AUX-In và 1 khe cắm thẻ nhớ SD. Ngoài ra, hệ thống Mazda Connect còn hỗ trợ kết nối Bluetooth không dây với các thiết bị di động.
Hộp số 6 cấp trên Mazda CX-5 2016 đã chuyển sang loại cần số có bước chuyển thẳng thay cho kiểu chuyển zig zag đời trước. Cá nhân mình thích kiểu bước chuyển thẳng hơn vì nó thân thiện và dễ sử dụng.
Đặc biệt, CX-5 bổ sung thêm nút bật chế độ lái Thể Thao (Sport). Khi bật chế độ lái Thể Thao, chiếc xe sẽ duy trì kiểu chạy "số thấp, tua cao" để sẵn sàng cung cấp độ vọt cần thiết cho người lái và mang lại trải nghiệm thể thao. Dĩ nhiên, kiểu chạy này sẽ khiến chiếc xe tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn. Trên CX-5 đời trước thì người lái muốn trải nghiệm cảm giác thể thao như vậy thì buộc phải tự sang số bằng tay ở chế độ M +/-.
Phải mà vô lăng CX-5 2016 có thêm lẫy chuyển số +/- nữa thì còn tuyệt vời hơn. Tính năng kiểm soát hành là trang bị tiêu chuẩn trên tất cả phiên bản.
Vị trí cần phanh tay ở đời CX-5 trước đã nhường chỗ lại cho nút phanh tay điện tử và cụm núm xoay điều khiển hệ thống giải trí thông tin Mazda Connect.
CX-5 2016 bổ sung thêm tính năng bật tắt động cơ tự động để cải thiện khả năng tiết kiệm nhiên liệu i-Stop. Ngoài ra còn có thêm tính năng cảnh báo áp suất lốp. Về mặt an toàn, bên cạnh các trang bị cơ bản như 6 túi khí, ABS, EBD, EBA, thì CX-5 còn có thêm hệ thống cân bằng điện tử DSC, hệ thống kiểm soát lực kéo chống trượt TCS, hệ thống chống lật xe RSC.
Tất cả các phiên bản CX-5 2016 đều được trang bị hệ thống âm thanh Bose 9 loa cao cấp.
Ghế lái CX-5 2016 chỉnh điện và nhớ 2 vị trí. Còn ghế phụ thì chỉ chỉnh điện nhưng không có nhớ vị trí.
Gương chiếu hậu có tính năng chống chói tự động. Một tính năng rất hữu dụng khi đi về đêm.
Hàng ghế sau của Mazda CX-5 2016 không có cửa gió làm lạnh riêng. Tuy nhiên, không gian hàng ghế sau cũng rất thoải mái với chỗ để chân có thể mở rộng lên đến 998 mm và không gian phía trên đầu dư dả.
Dung tích khoang chứa đồ của CX-5 khi chưa gập hàng ghế thứ 2 là khoảng 966 lít.
Hàng ghế thứ 2 có thể gập nhanh từ phía sau thông qua 2 cái lẫy ở 2 bên vách khoang chứa đồ.
Vì thời gian lái thử hạn chế nên mình chỉ có thể chia sẻ những cảm nhận nhanh về CX-5 2016 trên cung đường từ TP.HCM - Hồ Cốc. Ấn tượng đầu tiên của mình khi cầm lái chiếc Crossover cỡ nhỏ này là nó cho cảm giác lái gần giống như một chiếc sedan, có thể nói là một 9 một 10 nếu không quá khắt khe.
Điểm mình thích nhất trên CX-5 2016 nói riêng và những dòng xe khác của Mazda nói chung đó là cảm giác của vô lăng được cân chỉnh rất tự nhiên, không quá nặng mà cũng không quá nhẹ. Có thể nói Mazda là một trong những hãng xe sở hữu công nghệ vô lăng trợ lực điện tốt hiện nay trên thị trường, nổi bật ở độ chính xác cao và độ mượt mà xuất sắc. Ở vô lăng trợ lực điện của Mazda hoàn toàn không có hiện tượng trợ lực điện can thiệp vào quá nhiều khiến cảm giác lái trở nên giả tạo.
Khung xe CX-5 2016 khá cứng nhưng cho phản xạ rất lanh lợi. Hệ thống treo của CX-5 cũng thiên về cảm giác hơi cứng nhưng không phải cứng tới mức khó chịu để sử dụng hàng ngày. Nếu anh em thích kiểu treo mềm, êm ái đến mức bồng bềnh thì CX-5 không phải là chiếc Crossover mà anh em tìm kiếm. Còn nếu anh em đã thích cảm giác chắc chắn, ổn định, độ nghiêng thân xe thấp khi vào cua thì CX-5 là sự lựa chọn không thể hợp lý hơn. Phải nói rằng mình chưa từng lái một chiếc xe nào trong phân khúc Crossover phổ thông có phản xạ lanh lợi và độ nghiêng thân xe kiểm soát tốt như CX-5.
Phiên bản CX-5 2.5 sử dụng động cơ 2,5 lít, 4 xy lanh thẳng hàng, nền tảng công nghệ SkyActiv và có công nghệ phun nhiên liệu trực tiếp. Động cơ này cho công suất tối đa 185 mã lực ở 5.700 vòng/phút, và mô men xoắn cực đại đạt 250 Nm ở 3.250 vòng phút. Sức mạnh này được truyền qua hộp số tự động 6 cấp đến cầu trước (bản FWD) và giúp chiếc Crossover nặng hơn 1,5 tấn này tăng tốc từ 0-100 km/h chỉ mất hơn 8 giây. Anh em có thể lựa chọn phiên bản dẫn động 4 bánh toàn thời gian (AWD) với mức giá cao hơn 29 triệu, nhưng cũng cần cân nhắc là bản AWD nặng hơn bản FWD đến 60 kg.
Sự kết hợp giữa hệ thống lái xuất sắc, phản xạ khung gầm lanh lợi cùng mức sức mạnh quá ổn cho nhu cầu di chuyển tại Việt Nam đã tạo nên một trải nghiệm rất thể thao. Hay nói cách khác CX-5 là một chiếc Crossover đúng nghĩa là tập trung cho việc tạo ra niềm vui sau tay lái. Có thể nhiều anh em không tin nhưng mình đã chứng kiến anh bạn chủ xe lái từ Hồ Cốc về TP.HCM chỉ trong 1 tiếng 50 phút với sự thích thú dường như không bao giờ tắt. 1 tiếng 50 phút cho đoạn đường 130 km mà bình thường mình chạy theo kiểu vui lắm cũng phải mất 2 tiếng 15 phút.
Một điều ấn tượng phải kể đến là chiếc Crossover xài động cơ 2,5 lít, nặng hơn 1,5 tấn chỉ tiêu thụ trung bình 7,5 lít/100 km cho cách chạy "rát" như trên. Một điểm mình cũng rất thích trên CX-5 2016 là phần cách âm gầm của chiếc xe rất đáng khen. Trong suốt quá trình trải nghiệm, thử qua nhiều điều kiện mặt đường khác nhau, đổi qua nhiều vị trí trên xe, nhưng mình chưa bao giờ cảm thấy khó chịu bởi tiếng ồn từ dưới gầm xe vọng lên.
Nếu có điểm nào mình chưa thích trên Mazda CX-5 thì đó sẽ là việc thiếu cửa gió làm lạnh riêng cho hàng ghế thứ 2. Thật ra dàn lạnh của CX-5 cũng rất tốt nhưng giữa trưa nắng nóng thì thời gian làm mát đến hàng ghế thứ 2 có hơi lâu hơn một chút so với những chiếc xe trong phân khúc có trang bị tính năng này.
Mazda CX-5 nâng cấp facelift 2016 thật sự đã hấp dẫn hơn nhiều so với trước đây nhờ một loạt những cải tiến mới, bổ sung cấu hình động cơ 2.5 trong khi giá bán lại giảm. Điều này cũng phần nào cải thiện khả năng cạnh tranh của Mazda CX-5 với những mẫu xe thương hiệu Hàn có giá khởi điểm rẻ hơn trong phân khúc. Còn nếu nhu cầu của anh em là một chiếc Crossover cỡ nhỏ lái hay và nhiều công nghệ thiết thực thì CX-5 là lựa chọn không thể bỏ qua.
Nguồn : tinhte.vn
Bữa giờ đang phân vân giữa anh Công và anh Hải, nhưng mà chắc là theo anh Hải thôi!