Tập Lái
7/12/15
0
0
1
Viet Nam
liugonghaiau.com
Trẻ bị viêm phế quản phổi với tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng khiến không ít các bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng, không biết lựa chọn cách thức nào, cho trẻ ăn uống ra sao, uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh. Những bài thuốc dân gian được ông bà ta truyền lại, vừa tiết kiệm tiền vừa dễ tìm mà không bị dị ứng đối với trẻ nhỏ hiện đang được phần lớn các bà mẹ áp dụng và đã thành công, mang tới một sức khỏe ổn định cho bé yêu nhà mình. Bài viết tuyệt chiêu trị bệnh viêm phế quản phổi cho trẻ tại nhà bằng các bài thuốc dân gian hôm nay mà chúng tôi muốn nói tới, chắc chắn sẽ hỗ trợ rất nhiều cho bạn đó, hi vọng sau khi tham khảo nghiên cứu, các chị em sẽ bắt tay thực hiện ngay để trị dứt điểm bệnh tình của con trẻ trong thời gian sớm nhất có thể.
Nào hãy cùng gonhub.com chúng tôi nghiên cứu tuyệt chiêu trị bệnh viêm phế quản phổi cho trẻ tại nhà bằng các bài thuốc dân gian bên dưới đây nhé!
Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi gia tăng các bệnh đường hô hấp, trong đó có bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ. Đây là một bệnh cấp tính, diễn biến nhanh và rất nặng. Uống thuốc lâu khỏi và làm sự chậm sự phát triển của trẻ. Hàng năm trên thế giới có đến 4-5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì bệnh này, nhất là ở các nước chậm phát triển. Tại Việt Nam, bệnh viêm phế quản phổi khá phổ biến, tỉ lệ tử vong cao, đặc biệt là ở trẻ dưới 5 tuổi. Do đó, kết hợp các bài thuốc tây y và đông y, các loại thuốc lá nam, các bài thuốc dân gian là một phương pháp hay trong điều trị bệnh cho trẻ.
tuyet-chieu-tri-benh-viem-phe-quan-phoi-cho-tre-tai-nha-bang-bai-thuoc-dan-gian-100104.jpg

Những bài thuốc dân gian trị bệnh viêm phế quản cho trẻ

Cao tỏi
Tỏi 600g, mật ong 900g, tỏi băm nhuyễn cùng mật ong ninh thành cao. Ngày 3 lần, mỗi lần dùng 3 muỗng canh.
Nước củ cải mật ong
Củ cải 500g, mật ong 50g, củ cải vắt nước trộn với mật ong, ngày 2 lần, uống hết.
Hạnh nhân giấm đường trị viêm phế quản mãn tính
Hạnh nhân 400 qỉa, giấm gạo 500g, tất cả chứa trong keo thuỷ tinh miệng rộng, đậy kín, để nơi râm mát thoáng gió. Sau một thời gian, hằng ngà sắng sớm bụng đói ăn 4 quả hạnh nhân, uống nữa muỗng giấm đường. Sau 100 ngày thì dùng hết 400 quả hạnh nhân giấm đường. Thường người viêm phế quản mạn tính dùng 400 quả hạnh nhân thì làm bệnh.
Ô mai ngâm đường trị viêm phế quản
Ô mai tươi rửa sạch, dọi qua nước lạnh, để ráo. Sau đó đặt trong keo miệng rộng, một lớp ô mai, một lớp đường trắng, cho đên khi gần đầy keo thì dừng, dùng băng keo dán kín, chế biến vài keo, để nơi râm mát. Đến ngày “đông chí” (22/12) đường trắng trong keo tan thành nước đường. Mỗi sang bụng đói và ban đêm trước khi ngủ dùng 3 quả ô mai. Dùng cho đến khi hết thì thôi, đồng thời kiêng dùng thức ăn lạnh, chua cay. Dùng kiên trì tất có hiệu quả.
Sứa trị viêm phế quản
  • Điều trị giãn phế quản, đàm nhiều: Dùng sứa 50g, dùng nước rửa sạch phần muối, củ năng 200g, cả vỏ bổ ra, cho vào nồi đất sắc với 3 ly nước, uống từ từ lúc nóng.
  • Điều trị viêm phế quản mãn tính: Dùng sứa 30g (sau khi nauá thành cao nướng khô tán bột), vỏ nghêu 5g (nướng khô tán bột), mật ong 3g, ép lát (hoặc làm viên), dùng trong 1 ngày, chia 3 lần, dùng sau bữa ăn. 10 ngày là 1 liệu trình.
tuyet-chieu-tri-benh-viem-phe-quan-phoi-cho-tre-tai-nha-bang-bai-thuoc-dan-gian-100106.jpg

Gừng già, gạo trị viêm phế quản mạn
Gừng già 1 lát ( lớn cỡ ngón tay cái), gạo một nắm (khoảng50g), cùng cho vào nồi rang hơi vằn, đổ 2 chén nước, ninh 10 phút lấy nước uống nóng.
Chữa viêm phế quản mãn tính cho trẻ em bằng thuốc nam

Lá còn tươi
Lá cây khế chua và Lá cây Cách (Dân ta thường dùng lá này để Xông viêm xoang mãn): 1 nắm.
Cây đã phơi khô , sao vàng, khử thổ
  • Giằng xay (Hoặc cây Cối xay): 20g.
  • Vỏ cây Gòn gai (Gòn gai khác với cây gòn thân không có gai): 10g.
Cách dùng:
  • Cho tất cả các vị thuốc đã được định lượng như trên vào cái nồi nhôm hoặc Inox đều được, cho nước thiếp thuốc. Đun đến sôi, rồi rêu rêu nhỏ lửa chừng 20 phút nữa. Nhắc nồi thuốc , gạn nước ra riêng và dùng thay nước lọc. Dùng liên tục 5 ngày là khỏi bệnh.
  • Chú thích: Nếu lá cây khế chua và Lá cây Cách khó tìm, thì dùng cây vẫn được. Nhưng cũng phải phơi khô, sao vàng, khử thổ. Nếu dùng cây thì phải dùng từ 7-10 ngày mới khỏi bệnh.
tuyet-chieu-tri-benh-viem-phe-quan-phoi-cho-tre-tai-nha-bang-bai-thuoc-dan-gian-100107.jpg

Thảo dược điều trị ho cho trẻ do viêm họng và viêm phế quản

Ho do viêm phế quản là chứng bệnh thường gặp, nhất là trong mùa thu – đông. Theo y học cổ truyền, bệnh được chia làm hai thể cấp tính và mạn tính. Nguyên nhân do phong hàn, phong nhiệt và khí táo. Phong hàn, phong nhiệt xâm nhập vào cơ thể sinh viêm, nhiễm khuẩn khí phế quản, gây ho đờm nhiều; Khí táo là giảm tiết dịch niêm mạc đường hô hấp gây ho khan, viêm họng, ngứa họng.
Cam thảo
  • Trong thử nghiệm trên động vật, cam thảo đã được chứng minh có các tác dụng giảm ho, chống co thắt cơ trơn, chống viêm và chống dị ứng. Hoạt chất acid glycyrhizic ở cam thảo có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loài vi khuẩn gây bệnh.
  • Trong y học cổ truyền, cam thảo được dùng làm thuốc long đờm chữa ho khản tiếng, viêm họng, viêm phế quản. Ngày uống 4-20g dưới dạng bột, thuốc hãm, nước sắc, thường phối hợp với các vị khác.
Cát cánh
  • Trên thực nghiệm, rễ cát cánh biểu hiện các tác dụng long đờm và giảm ho. Thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân cho thấy nhóm hoạt chất saponin của cát cánh có tác dụng tiêu đờm rõ rệt. Khi uống, saponin gây kích thích niêm mạc họng và phế quản dẫn đến phản ứng tăng tiết dịch nhầy ở niêm mạc, làm cho đờm loãng dễ bị tống ra ngoài.
  • Rễ cát cánh được dùng chữa ho có đờm, viêm đau họng khản tiếng, viêm phế quản. Ngày uống 10-20g dạng thuốc sắc.
Dâu
Cao chiết từ lá, vỏ, rễ và thân cây dâu có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gram dương và an thần nhẹ. Trong y học cổ truyền, vỏ rễ dâu chữa phế nhiệt, ho có đờm, ho gà trẻ em, ngày uống 4-12g, có khi đến 20-40g, dùng dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Lá dâu chữa ho, viêm họng, viêm phế quản. Ngày uống 4-12g, dạng thuốc sắc.
Gừng
  • Trên thực nghiệm, gừng có tác dụng chống co thắt cơ trơn, chống dị ứng, kháng histamin, chống viêm và giảm ho. Hoạt chất cineol trong gừng có tác dụng diệt nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.
  • Gừng tươi được dùng chữa cảm mạo phong hàn, ngạt mũi, ho có đờm. Ngày dùng 4-8g dạng thuốc sắc. Gừng khô, gừng sao chữa ho suyễn, viêm phế quản; Làm thuốc chống cảm lạnh, chống nhiễm khuẩn trong các chứng ho và sổ mũi. Ngày uống 4-20g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, thường phối hợp với các vị khác.
Mạch môn
Rễ mạch môn có các tác dụng kháng khuẩn đối với phế cầu và tụ cầu vàng, chống viêm, ức chế ho trong mô hình gây ho thực nghiệm trên động vật, đồng thời có tác dụng long đờm, làm tăng tiết dịch nhầy ở niêm mạc khí phế quản. Mạch môn được dùng chữa ho khan, viêm họng. Ngày uống 6-20g, dạng thuốc sắc.
tuyet-chieu-tri-benh-viem-phe-quan-phoi-cho-tre-tai-nha-bang-bai-thuoc-dan-gian-100109.jpg

Tiền hồ
Tiền hồ có tác dụng kháng khuẩn đối với tụ cầu vàng và một số vi khuẩn khác. Ngoài ra còn có tác dụng long đờm. Trong y học cổ truyền, tiền hồ được dùng làm thuốc long đờm, chữa ho, đờm suyễn, viêm phế quản. Ngày uống 8-15g dạng thuốc sắc.
Tía tô
Tinh dầu tía tô có tác dụng ức chế các vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu tan máu, phế cầu. Hoạt chất luteolin trong tía tô có tác dụng chống dị ứng. Tía tô được dùng làm thuốc long đờm, chữa ho nhiều đờm. Ngày dùng 3-10g, sắc uống.

Xem thêm: https://viemhangvidaday.home.blog/2018/12/27/cac-bai-thuoc-nam-tri-viem-phe-quan-don-gian-hieu-qua/