Daimler AG tập đoàn mẹ của Mercedes đang đứng trước nguy cơ bị áp đặt lệnh cấm bán xe Mercedes-Benz tại quê nhà sau khi công ty công nghệ Phần Lan - Nokia thắng kiện trong một phiên xử tranh chấp bằng sáng chế ở một tòa án địa phương.
Chuyện gì đang xảy ra với Mercedes và Nokia?
Các thẩm phán ở Mannheim (Đức) đưa ra phán quyết rằng Mercedes-Benz đã
vi phạm bằng sáng chế công nghệ di động của Nokia trên ô tô của mình mà không có giấy phép. Việc làm trên đã vô hình tạo ra một đòn bẩy cho Nokia trong cuộc chiến với hãng xe Đức xoay quanh công nghệ di động được Mercedes sử dụng trên những mẫu xe mới.
Nếu thắng kiện hoàn toàn, Nokia sẽ có khả năng cấm thương hiệu ngôi sao 3 cánh bán xe trên chính quê nhà của mình.
Trên thực tế, việc áp đặt lệnh cấm bán xe với Mercedes như Nokia đe dọa không hề đơn giản. Theo Bloomberg, nếu thực sự muốn áp đặt lệnh cấm bán xe lên Mercedes, Nokia sẽ phải tiến hành một thủ tục riêng và đăng ký tài sản thế chấp trị giá
7 tỷ Euro (~194 nghìn tỷ đồng) để thực thi.
Số tiền này sẽ được sử dụng để đề phòng những thiệt hại lớn trong trường hợp lệnh cấm bị hủy bỏ một khi Mercedes kháng cáo.
Tòa án Mannheim cho biết vụ kiện được chấp thuận vì Daimler không sẵn sàng tuân thủ các quy tắc. Trong một tuyên bố của mình, tòa án cho biết
"Thực tế cho thấy Daimler và phe ủng hộ của họ trong vụ tố tụng này không chấp thuận việc lấy giấy phép" từ Nokia theo các điều khoản tiêu chuẩn công bằng toàn ngành.
Theo phán quyết, Daimler sẽ phải thông báo với Nokia về số lượng ô tô mà hãng đã bán ra với công nghệ trên. Tuy nhiên,
hãng xe Đức không có vẻ lấy làm lo lắng về lệnh cấm bán xe mà Nokia có thể thực thi.
“Chúng tôi không thể hiểu được phán quyết của tòa án Mannheim và sẽ kháng cáo. Chúng tôi không cho rằng sẽ có lệnh cấm bán hàng ” Mercedes đáp trả trong một tuyên bố gửi qua email.
Mercedes có đang đi sai hướng khi quyết định chống trả?
Tranh chấp là một phần của cuộc chiến lớn hơn giữa các công ty công nghệ và ngành công nghiệp ô tô về tiền bản quyền xoay quanh các công nghệ được sử dụng trong hệ thống định vị, thông tin liên lạc trên xe và ô tô tự lái.
Các nhà sản xuất ô tô ở châu Âu ngày càng phụ thuộc vào các hệ thống viễn thông di động nhằm cho phép kết nối mạng điện thoại trên xe của họ. Theo Reuters, Nokia kiếm được
1,4 tỷ Euro (~39 nghìn tỷ đồng) doanh thu từ bản quyền mỗi năm, vì vậy vấn đề này rất quan trọng với công ty của họ.
“Chúng tôi hy vọng rằng Daimler sẽ chấp nhận các nghĩa vụ của mình và lấy giấy phép theo các điều khoản công bằng" Jenni Lukander, chủ tịch Nokia Technologies, cho biết trong một tuyên bố
“sẽ có nhiều thứ hơn để đạt được nếu chúng ta làm việc cùng nhau”
Nokia thậm chí đã thay đổi mô hình kinh doanh của mình để thương lượng trực tiếp với Daimler bằng cách
cắt đứt quan hệ với các nhà cung cấp. Do đó, một số nhà cung cấp, bao gồm Continental và Bosch, đã ủng hộ Daimler trong vụ kiện với tư cách là các bên liên quan.
Daimler và một số nhà cung cấp của họ, bao gồm cả Continental, đã yêu cầu Ủy ban châu Âu EU theo sát Nokia, cho rằng công ty Phần Lan đã lạm dụng sức mạnh thị trường của mình. Các nhà sản xuất phụ tùng ô tô cũng nhận thấy mô hình kinh doanh của họ đang bị đe dọa nên họ đã tham gia vụ kiện để
bảo vệ Daimler chống lại Nokia.
Continental cho biết họ sẵn sàng mua giấy phép với điều kiện hợp lý, nhưng đổ lỗi cho Nokia vì đã từ chối đạt được thỏa thuận này. Nhà sản xuất linh kiện này đã kiện Nokia ở Mỹ và vào đầu năm 2019 đã yêu cầu cơ quan điều hành của Liên minh châu Âu can thiệp.
Về phần mình, Nokia cho biết mô hình giấy phép sử dụng bản quyền của họ được chấp thuận bởi các thương hiệu lớn khác như BMW hay Volkswagen.
Nokia có đủ quyền hạn để cấm Mercedes bán xe tại Đức không?
Cuộc chiến giữa Nokia và Mercedes đã được nung nấu trong nhiều năm, và nó không chỉ giữa Nokia và Mercedes.
Trong các tranh chấp từ Mercedes và các công ty khác như Apple,
Nokia bị cáo buộc thể hiện sự thiên vị đối với các nhà sản xuất có "mối quan hệ đặc biệt" với các nhà cung cấp lớn khác.
Lý do là Nokia trước đây thường giao dịch với các nhà cung cấp liên quan đến bằng sáng chế, nhưng sau đó chuyển sang giao dịch trực tiếp bằng sáng chế với các nhà sản xuất - ngay cả khi nhà sản xuất linh kiện bên thứ 3 tạo ra một sản phẩm sau đó bán cho nhà sản xuất cuối cùng sử dụng linh kiện đó.
Điều này khiến Nokia trở nên ít minh bạch hơn trong các cuộc đàm phán về tiền bản quyền của họ. Các nhà cung cấp vẫn trả mức phí bản quyền như nhau. Và các công ty như Mercedes vẫn làm việc thông qua những nhà cung cấp này.
Nói một cách dễ hiểu hơn: nếu nhà cung cấp X tạo ra một sản phẩm với công nghệ của Nokia, nhà cung cấp X sẽ trả tiền bản quyền và sản phẩm đó sẽ được bán cho Mercedes. Trong trường hợp này, Mercedes không phải trả tiền bản quyền.
Nhưng Nokia không muốn giao dịch với các nhà cung cấp, và thay vào đó muốn các công ty như Mercedes trả tiền bản quyền trực tiếp cho họ. Thiên hạ tranh cãi rằng khi Nokia và Mercedes bắt đầu đàm phán, Mercedes đã sử dụng một công ty bên thứ 3 để xem liệu họ có đưa ra mức phí bản quyền khác nhau hay không, và thực tế là có.
Rõ ràng
Nokia đang chơi trò thiên vị bằng cách cáo buộc các công ty như Mercedes phải trả các điều khoản thỏa thuận tiền bản quyền cao hơn đáng kể và không công bằng - điều không hợp pháp trong hệ thống công bằng thị trường dựa theo luật bằng sáng chế.
Tuy nhiên, không có quy định nào về việc xử lý tiền phạt bản quyền giữa nhà cung cấp và nhà sản xuất. Đây là lý do tại sao các nhà cung cấp linh kiện đứng về phía các công ty như Mercedes và Apple. Hầu như mọi nhà sản xuất ô tô hoặc linh kiện đều sử dụng cùng một chiến thuật cấp bằng sáng chế.
Nokia không thể thắng trong trường hợp này. Họ sẽ giành được "yêu cầu về bằng sáng chế", nhưng tất cả những gì họ có thể làm là buộc các cuộc đàm phán về mức phạt tiền bản quyền - thứ sẽ được kiểm tra bởi tòa án và luật sư, và cuối cùng khiến Mercedes phải trả tiền bằng sáng chế bình thường như các công ty khác sử dụng-cùng một công nghệ.
Nokia không đủ cơ sở trong việc cấm bán xe hơi, đó là lý do tại sao Mercedes đã nổi đóa và không chấp hành. Đây chỉ là phán quyết sơ bộ. Khả năng bị lật ngược phán quyết là rất cao và Nokia sẽ tiêu tốn hàng tỷ Euro nếu họ cố gắng thực thi lệnh cấm.