Chủ đề tương tự
- Tags
- du lịch
Bác ko post trắc nhiều người ko biết, thanks !!!
Quê Ngoại ở Long Điền - An Ngãi
Lúc nhỏ gần chợ An Ngãi có cái giếng khoan công cộng bơm nước tự động (cấp động lực cho nó là cái quạt gió bên trên).
Người dân ai cần nước thì xách cái xô đặt vào, đầy đến người khác
Ở thời điểm bây giờ thì không là gì, nhưng hơn trăm năm trước người Pháp họ đã coi trọng vấn đề dân sinh như vậy.
Ở đâu có Pháp ở đó có nước sạch, có toilet
Lúc nhỏ gần chợ An Ngãi có cái giếng khoan công cộng bơm nước tự động (cấp động lực cho nó là cái quạt gió bên trên).
Người dân ai cần nước thì xách cái xô đặt vào, đầy đến người khác
Ở thời điểm bây giờ thì không là gì, nhưng hơn trăm năm trước người Pháp họ đã coi trọng vấn đề dân sinh như vậy.
Ở đâu có Pháp ở đó có nước sạch, có toilet
cám ơn bài của bác nhờ vậy tui mới biết
Nếu bác nào có ghé viếng mộ Bà Rịa có thể ghé chợ An Ngãi gần đó mua hải sản tươi, rẻ.Quê Ngoại ở Long Điền - An Ngãi
Lúc nhỏ gần chợ An Ngãi có cái giếng khoan công cộng bơm nước tự động (cấp động lực cho nó là cái quạt gió bên trên).
Người dân ai cần nước thì xách cái xô đặt vào, đầy đến người khác
Ở thời điểm bây giờ thì không là gì, nhưng hơn trăm năm trước người Pháp họ đã coi trọng vấn đề dân sinh như vậy.
Ở đâu có Pháp ở đó có nước sạch, có toilet
Chợ An Ngãi là chợ nhỏ miền quê chỉ họp chợ từ 4 giờ chiều. Chợ không có cá lớn, ít cua đùng, chủ yếu có mực, tôm và cá tươi.
Mình hay ghé chợ An Ngãi mua đồ ăn vừa rẻ vừa ngon không bị tẩm chất bảo quản.
Chuyện xưa bây giờ em mới biết ( do dốt Sử hồi còn đi học toàn 5 điểm ). Thanks Bác
Nhiều người tới Bà Rịa - Vũng Tàu thường ít ai để ý tới ngôi mộ nằm khiêm tốn bên đường tỉnh 44B, đó là ngôi mộ Bà Rịa – người có công khai phá nên vùng đất này.
Những người dân quanh vùng đều một lòng thành kính khi nhắc tới tên bà.
“Văn kiện thời vua Minh Mạng, năm thứ 12, là Bà Rịa quê ở Phú Yên, gia đình nghèo, theo cha mẹ vào Nam năm 15 tuổi, đời chúa Nguyễn Phúc Tần, Bà về lập thân tại Long Lập (xã Long Phước ngày nay) và chết ở làng Phước Liễu (nay thuộc xã Tam An), nơi bà có công sáng lập.
“Bà sống trọn đời độc thân, không chồng không con, bà thọ 94 tuổi, nhắm khoảng năm 1759, thời vua Lê Hiếu Tông, niên hiệu Cảnh Hưng và chúa Ngu yễn Phúc Khoát, nghĩa là bà về Nam khoảng năm 1680, chết 1759.
“Vì là thứ dân, bà chết trong thầm lặng, ngôi mộ bà không ai để ý.
Mộ Bà Rịa do Trường Viễn Đông bác cổ học viện (E.F.E.O) xây, hiện còn ở cạnh hương lộ từ An Ngãi đi Phước Hải. Sau đó “Quận trưởng Long Điền là Nguyễn Ngọc Tương đích thân xuống tại Tam Phước tìm mộ Bà Rịa cho sửa sang, lệnh cho Tam Phước trích sổ tiền công nho của xã dành đặc biệt cho việc cúng kiếng, thờ phượng gọi là nhớ ơn”.
“Năm 1945 (ngôi mộ) lại hoang phế, thành một khối đá đen sì, loang lổ nằm lẻ loi trên một khoảng đất hoang phế lạnh.
"Năm 1972, sửa lại lần thứ hai, khởi sự đưa thờ bà trong đình thần Phước An (xã Tam Phước), chờ ngày đất nước hòa bình sẽ lập đền thờ bà.
Về công đức của bà, bút tích của cụ Huỳnh Văn Bộ chép lại:
“Ban đầu (bà) khai phá Mô Xoài, Đông Bắc dinh Phủ 5km, tức là phần ruộng Đồng Xoài thuộc Long Điền, Long Kiên, kế đến Mỹ Khê, gần 10.000 thước về phía Đông, nằm sát Kho Vua, Bưng Bạc.
“Khi ấy Mỹ Khê đồng lầy, lau sậy mù mịt, đầy ma thiêng chướng khí, tiền nhân chưa xây dựng làng mạc mà chỉ khai phá gần 300 mẫu ruộng vườn. Đó là Đợt I (khai phá) mà Bà Rịa là trẻ nhất trong đoàn, dự một phần đắc lực ở Mỹ Khê.
“Do địa thế bất lợi, bệnh tật chết chóc hàng loạt ở Mỹ Khê, tiền nhân bỏ Mỹ Khê lui về Long Điền, Long Lập, Gò Dầu (An Nhất) Phước Thiện (An Ngãi), thì Bà Rịa theo cha mẹ về Long Lập sinh sống.
“Đợt (khai phá thứ) II (1698-1700), Bà Rịa một lần nữa xung phong hướng dẫn đoàn người khai phá tiếp phần đất trống Mỹ Khê trên 300 mẫu ruộng, chạy dài về Đông Nam hơn 10.000 thước, phỏng độ hai đợt gần 1.500 mẫu ruộng vườn. Bà có công khai khẩn, tự lực tự cường, tăng phần lương thực nuôi quân, công cao đức dày, trọn đời hi sinh cho đất nước, chẳng màng danh lợi....
“Vua Minh Mạng ngưỡng mộ tài đức của bà, cho bà giữ nguyên họ vua, ghi thêm hai chữ sương phụ Nguyễn Thị Rịa. Cũng năm 1831, nhà vua đem tên bà vào lịch sử, đặt tên đầu tỉnh (tỉnh Bà Rịa) là cốt yếu đề cao một phụ nữ thuộc hàng ngũ dân dã...
Năm 1865, thực dân Pháp chia toàn cõi Nam Kỳ thành 13 sở tham biện. Phủ Phước Tuy của nhà Nguyễn bấy giờ được mang tên là sở tham biện Bà Rịa. Ngày 5-1-1876, thực dân Pháp chia ba tỉnh Biên Hoà. Phủ Phước Tuy chính thức mang tên là tỉnh Bà Rịa.......
Nay là thành phố Bà Rịa - trung tâm hành chính của Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Về tên gọi “Bà Rịa” là địa danh hay nhân danh các học giả còn nhiều tranh luận xin không lạm bàn.
View attachment 2151241View attachment 2151242View attachment 2151243View attachment 2151253View attachment 2151254
Những câu chuyện càng làm cho m cảm thấy yêu thương quê hương đất nước hơn.
Mình năm ngoái đi lang thang ngoài đó mới biết ngôi mộ này.
Có chỉ cho Bà xã và cả hai đều bất ngờ.
Có chỉ cho Bà xã và cả hai đều bất ngờ.
Quá hay đi vùng này bao nhiêu lần mà cứ tưởng là tên nước ngoài Baria