Chào các bác, chắc hẳn chúng ta đã quá quen với tình trạng ngập nước trên diện rộng ở khắp các con đường trên thành phố sau những cơn mưa lớn dai dẳng gây ảnh hưởng đến đời sống, giao thông. Việc né tránh nó là chuyện bất khả kháng, chính vì thế tự trang bị cho những kỹ năng để giảm thiểu rủi ro thiệt hại về tài sản thậm chí tính mạng là chuyện cần thiết, mời các bác chia sẻ những kinh nghiệm mình đúc kết được ở bài viết này để mọi người cùng nhau tham khảo và trao đổi ý kiến. [pagebreak][/pagebreak]
Ông bà chúng ta có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, việc theo dõi dự báo thời tiết nắm bắt được thông tin mưa bão để không bị rơi vào thế bị động hay bất ngờ là điều cần thiết. Từ đó, chúng ta có thể chủ động hạn chế lái xe, hoặc tìm nơi an toàn để cất giữ “vợ 2” là việc làm không thừa.
Bên cạnh đó, luôn cập nhật các thông tin và cài đặt các ứng dụng cảnh báo giao thông, các điểm ngập lụt trên smartphone như: UDI Maps (do Công ty TNHH MTV Thoát nước Đô thị TP HCM phát hành) để lựa chọn lộ trình thích hợp là việc rất cần thiết.
Cuộc sống luôn có những điều bất ngờ, và có những tình huống chúng ta không thể nào còn sự lựa chọn khác. Khi đứng trước một con đường ngập và không thể quay đầu được, theo em ở một số dòng xe “chân ngắn” như: coupe, sedan, hatchback,... thì không nên vượt khi mực nước đã quá nửa bánh xe để bảo đảm an toàn cho khoang động cơ (quan trọng nhất) và nội thất, “liệu cơm gắp mắm” các bác nhỉ? Hãy bình tĩnh chọn một chỗ cao như lề đường để tấp chờ nước rút nếu có thể, nếu không hãy tắt máy, tắt hệ thống điện và ra khỏi xe chờ nước rút, đừng cố mạo hiểm để nhận lấy nhiều rủi ro
Khác với những em “chân ngắn”, các dòng xe SUV và bán tải cho phép khả năng lội nước cao vì các hệ thống bộ phận then chốt như ECU, đề, lọc gió,... đã được bố trí cao ở khoang động cơ, ở một số dòng xe cho phép lội nước lên đến 900mm như Land Rover Range Rover,... tuy nhiên đừng quá tự tin vào chiếc xe - hãy luôn nhớ đến yếu tố sóng nước hình thành khi các phương tiện di chuyển có thể tràn vào khoang động cơ. Và hơn hết là luôn nắm được giới hạn lội nước của xe mình (water wading/water wading depth)
Một số kinh nghiệm mà em đúc kết được lái xe ngày mưa bão, ngập nước:
- Không cố khởi động lại động cơ khi động cơ đã bị tắt lúc đang lội nước (ở xe số sàn có thể cân nhắc đến yếu tố các làm tắt máy ở số và côn nhưng nếu đã lái quen chuyện này khó xảy ra). Nếu nước đã tràn vào buồng đốt, việc khởi động sẽ làm hư hại nặng nề hơn. Nếu đã bị tắt máy, bình tĩnh tắt hết các hệ thống điện và gọi xe cứu hộ
- Tránh đi/ đỗ dưới những đoạn đường có cây lớn, thậm chí đỗ gần cây cột điện chằng chịt vì nó có thể đổ bất kỳ lúc nào (thực tế đã có một chiếc S500 bị cột điện đè vào ngay hôm qua ở Quận 1). Ưu tiên nơi để xe có mái che kiên cố (nếu có)
- Luôn để mắt đến chỗ đậu xe như lề đường, thậm chí hầm để xe để đề phòng rủi ro ngập nước, nước có thể dâng cao khi mưa lớn tràn vào làm hư hỏng các hệ thống điện, và nội thất.
Mercedes-Benz E-Class bị ngập khi đang đỗ ven đường
- Duy trì khoảng cách với xe phía trước khi vượt đường nước, có thể chạy vào chỗ nước bị xẻ ra khi xe lớn ở phía trước di chuyển.
- Chuẩn bị tâm lý để tránh bị bất ngờ khi xe ngược chiều hất nước vào kính lái có thể gây hốt hoảng mất lái nhất là ở cao tốc hay đường lớn
- Luôn bật đèn để tăng sự hiện diện với xe ngược chiều khi trời mưa
Mời các bác chia sẻ thêm tại đây
Một số bài viết liên quan tham khảo thêm:
>>> https://www.otosaigon.com/threads/d...a-kinh-nghiem-lai-qua-vung-nuoc-ngap.8878617/
>>> https://www.otosaigon.com/threads/nhung-loi-thuong-mac-phai-khi-lai-xe-trong-mua-mua.8874054/