Chủ đề tương tự
Ngày đăng:
...cái vụ left foot breaking + throttle thì cũng như bác nói là MS dùng từ ngày xửa ngày xưa nhưng cụ thể thì lại không thế đâu ạ...MS không phải là người đầu tiên dùng kỹ thuật này...và dùng nó như bác nói cũng chư thật chính xác. Cội nguồn của việc đạp cả phanh lẫn ga là từ việc điều khiển những chiếc xe số sàn với chân trái phụ trách côn và chân phải phụ trách cả phanh lẫn ga. Khi đó chân côn vẫn được điều khiển bằng chân trái còn chân phải vừa đạp phanh, vừa điều khiển ga mục đích không phải để quản lý oversteer hay understeer mà đơn giản là để đảm bảo vòng tua máy phù hợp với số mà tay đua muốn chuyển. Over revving dẫn đến hư hại hộp số trong khi under revving khiến xe mất momentum. Bởi vậy khi vào cua tay đua ngắt ly hợp, đạp phanh nhưng đồng thời phải dùng chân phải (chân phanh) để đẩy vòng tua lên cao chu phù hợp với số nhỏ cho việc thoát cua.clavinova nói:Kỹ thuật phanh bằng chân trái (left foot braking) được các tay đua ở nhiều thể thức khác nhau ưa chuộng, đặc biệt từ khi các xe đua bỏ được chân côn (F1 thì vẫn có 1 nút nhả côn nhưng bố trí trên vô lăng, chỉ dùng khi xuất phát). Ngày nay các tay đua thường kết hợp cả chân ga và phanh 1 lúc nhằm tạo hiệu quả tối đa đặc biệt là tại các góc cua. Cái trò này mở màn không ai khác chính là Michael Schumacher thời kỳ đầu bước vào F1, mọi người đã rất ngạc nhiên khi thấy anh ta vào cua mà xe vẫn "gào rú" vì không bỏ chân ga, có nghĩa là vẫn ga mà phanh. Nghe qua thì thấy có vẻ "phá máy", thế nhưng ngoài việc điều khiển được "neutralsteer". "oversteer", "understeer" rất quan trọng trong các góc cua thì việc vòng tua máy không bị xuống thấp cũng sẽ "vớt vát" được chút ít thời gian ít ỏi cho lap time.
Đó là những hiểu biết của cá nhân em, các bác và bác bắp nhân thể bình luận thêm cho vui ạ.