Khi chọn xe, các bác chắc ai cũng hay lọ mọ tham khảo các thông số kỹ thuật của động cơ như là công suất, thể tích máy và moment xoắn.
Các đại lượng vật lý này liên quan với nhau qua 1 công thức cơ bản sau:
với P power, τ torque và ω rotational speed,
cũng như các công thức hay dùng hơn trong thực tế với các đơn vị thông thường:
- Power (kW) = Torque (Nm) * 2 pi * rotational speed (rpm) / 60000
- Power (HP) = Torque (lbf*ft) * 2 pi * rotational speed (rpm) / 5252
(1 horsepower = 0.7457 kW)
Các thông số này của các động cơ (có tăng áp) của VW và Aidi ra sao?
Hình lấy từ audi world galerie, cho các bác chuẩn bị mua VW/Audi dễ lựa chọn động cơ nào mạnh nhất
Theo hình trên, thí dụ ở vòng quay 4000 rpm và moment xoắn 330NM thì động cơ V6 TFSI sẽ cho công suất sau: P (HP) = 330 * 2 pi * 4000 / 60000 / 0.7457 = 185 HP.
Theo hình, chúng ta cũng thấy được lý do tại sao các động cơ tăng áp của VW/Audi lại cho các cảm giác lái dính ghế hơn các động cơ khác, chính vì moment xoắn của các động cơ này đã đạt được ngay giá trị cao cần thiết từ vòng quay nhỏ (1500 rpm), và giữ gần như không đổi như vậy cho tới số vòng quay cao hơn.
Đó cũng chĩnh là lý do tại sao mà rất nhiều loại xe khác (không nêu tên ở đây
) có thể tích máy lớn và công suất lớn hơn nhiều so với các động cơ TDI/TFSI của Audi/VW mà lại không cho được cảm giác lái sướng bằng.
Và nếu chỉ nhớ được 1 thứ thôi, thì chúng ta cùng ghi nhớ: "moment xoắn của động cơ càng cao thì xe sẽ vọt càng nhanh (từ trạng thái tĩnh!), còn công suất của động cơ càng lớn thì tốc độ tối đa sẽ càng cao!".
Trong tình hình đường xá như ở VN hiện nay thì chúng ta đều thấy là động cơ 2.0 tới 2.5 là thừa đủ, có thể cho vmax tới 200 km/h và thậm chí còn cao hơn. Vì thế nên chăng chúng ta nên để ý chọn các động cơ cho moment xoắn cao như các động cơ TFSI/TSI và TDI của VW/Audi để có được cảm giác vọt dính ghế thì lúc đó việc lái xe mới thực sự là ... khoái
?!
Sì-rô R nhỏ con mà dũng mãnh với 0-100 km/h trong vòng 5.8 giây:
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=NCsDiWQG6kI[/tube]