Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng D
20/1/07
1.950
1.911
113
Gửi các bác một bài báo theo em là thú vị.

http://biz.cafef.vn/20120409091423986CA57/can-trong-voi-nhung-vi-chuyen-gia-xung-quanh-ban.chn

Cẩn trọng với những vị “chuyên gia” xung quanh bạn




Trong cuộc sống cũng như kinh doanh, chúng ta thường được nhận rất nhiều lời khuyên bảo nhiệt tình và có vẻ "sáng suốt". Nhưng liệu chăng bạn nên lắng nghe và làm theo tất cả ?

Daniel Gulati là nhà khởi nghiệp về công nghệ tại New York. Ông là đồng tác giả cuốn sách mới mang tên “Passion& PurposeL Stories from the Best and Brightest Young Business Leaders” và đồng thời là cộng tác viên lâu năm của Harvard Business Review. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của ông về vấn đề khá thú vị này.
Bạn có nhận thấy rằng những người xung quanh mình dường như đều là chuyên gia ở một lĩnh vực nàođó ? Vị sếp đã cho bạn những lời khyên nghề nghiệp như thế nào, dựa trên sựnghiệp “tự tay gây dựng” của ông ta ? Hay người đồng nghiệp đã email cho bạn một vài mánh lới kiếm lời trên thị trường chứng khoán như thế nào, dựa trên những tít báo anh ta mới đọc buổi sáng ?
Chào mừng bạn đến với thời đại của những vị chuyên gia “thường ngày”.

Trong quá khứ, nếu bạn là một người tư vấn nghề nghiệp, một cố vấn xây dựng quan hệ, một nhà tư vấn chiến lược kinh doanh hay một người lập kế hoạch tài chính, bạn cần mất hàng năm trời đểthu nhận những kỹ năng chuyên môn hay những kiến thức trong từng mảng riêng biệt. Nhưng với sự lớn mạnh của truyền thông xã hội, con đường để trở thành chuyên gia (hay chính xác hơn là chuyên gia “tự nhận”) trở nên ngắn hơn rất nhiều.

Facebook và những công cụ kết nối thời đại mới đã mở đầu kỷ nguyên của sự chia sẻ thông tin một cách mau lẹ, khiến các kiến thức được tiếp cận dễ dàng hơn bao giờ hết. Hiện nay, nếu chỉ tính riêng trên Facebook, đã có tới hơn 30 tỷ nội dung được chia sẻ mỗi tháng, bên trong cộng đồng mạng có tới 800 triệu thành viên này. Mọi thứ cũng thật dễdàng để công khai những nội dung của bạn, đơn giản bằng việc sử dụng blog hoặc một vài công cụ khác. Có lẽ, cách thuận tiện nhất để tự đăng tải là thông qua Twitter, mạng xã hội hiện đang có tới 11 tài khoản đăng ký mới mỗi giây và đang tiến gần tới mốc 500 triệu người sử dụng.


Sự bùng nổ của truyền thông xã hội đồng nghĩa với việc mọi người tiếp cận được với nhiều thông tin, kiến thức hơn bất kỳ thời điểm nào trước đó trong lịch sử. Với sự trợ giúpđắc lực của mạng internet, khá nhiều người hiện nay chỉ đơn thuần đọc một vài chuyên mục trên Facebook, đưa lên một số bài blog và tự nhận mình là “chuyên gia” trong một vấn đề nào đó. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn cần lắng nghe họ.

Trong một thế giới mới đầy những vị chuyên gia như thế, liệu bạn sẽ tin tưởng ai ? Hoặc nói theo cách khác, làm sao có thể chỉ ra chuyên gia nào có vẻ đang cho chúng ta những lời khuyên sai lầm ? Trong suốt hành trình của mình với tư cách là một nhà khởi nghiệp, một nhà tư vấn chiến lược và đồng thời là một tác giả, tôi đã gặp gỡ hàng trăm chuyên gia, từ nổi tiếng đến không nổi tiếng, từ tự phong cho bản thân đến những người thực sự có kiến thức sâu rộng. Dựa trên kinh nghiệm cá nhân của tôi, dưới đây là 5 mẫu chuyên gia "thường ngày”mà bạn nên đề phòng, bất kể họ thuộc lĩnh vực gì.

1. Nhà tư vấn “ngôi sao”
Những vị chuyên gia này là người đã giành được những thành công tuyệt vời trong cuộc sống và lời khuyên họ đưa ra là “cứ đơn giản đi theo những bước tôi đã đi”. Với cái nhìn của“kẻ bề trên”, họ áp dụng những yếu tố thành công cá nhân vào trường hợp của bạn, tranh cãi rằng những điều đó sẽ giúp ích bạn rất nhiều. Nhưng sao bạn phải lắng nghe ?

Trước khi thu nhận những lời khuyên, hãy xét xem liệu thành công của họ có chỉ xảy ra với riêng hoàn cảnh cụ thể hay không ? Các chuyên gia tâm lý đã chỉ ra rằng những “ngôi sao kinh doanh” đó thường đánh giá thấp những yếu tố tình huống cá nhân cấu thành nên thành công của họ.

2. Người “ăn theo”

Những chuyên gia này sử dụng hàng giờ mỗi ngày để cập nhật những tin tức kinh doanh, công nghệ nóng hổi, đọc những lý thuyết quản trị mới nhất hay những mẹo chơi chứng khoán và coi đó như ý kiến riêng của mình. Dè dặt trong việc tự nhận một quan điểm chính thống làm “của riêng”, vị chuyên gia này ưa thích lang thang vào những cuộc bàn luận trên mạng. Những cuộc tranh cãi này thường luôn quay xung quanh một trục cố định và vị chuyên gia chỉ việc bám theo luồng ý kiến, hiếm khi gặp phải tai nạn“lạc đề”.

Hãy cân nhắc trong lời khuyên từ họ rằng liệu số đông có luôn đúng và họ có đang bỏ qua thứgì đó cơ bản không ? Khi các nội dung nảy nở liên tục trên mạng hiện nay, rất dễdàng để khuyếch đại các luồng thông tin và củng cố các ý tưởng, dù đúng hay sai. Hiệu ứng đám đông đôi khi lại khiến những tuyên bố sai trở nên được chấp nhận.

3. Nhà dự báo sai lầm

Những người này thường dự đoán tương lai dựa trên sự ngoại suy trực tiếp từ những kết quả trong quá khứ. Sử dụng những giả định cơ sở sai lầm, điều này dẫn tới những dự đoán sai lệch nghiêm trọng, đặc biệt trong những ngành công nghiệp đột phá từng ngày như ngành công nghệ.

Trước khi nhận lời khuyên từ những con người này, hãy tự vấn mình xem liệu tương lai có chút hơi hướng gì giống với quá khứ không, và bạn có thực sự tự tin vào suy đoán của mình. Một nghiên cứu toàn diện được tiến hành trên 250 nhà kinh tế và chính trị, họ đã thực hiện 80.000 dự đoán trong suốt 20 năm và kết quả thu được là: Trung bình, họ tiênđoán chẳng khá hơn việc đoán bừa là mấy !

4. Chuyên gia thiên vị

Nhân vật kiểu này không thể nào cho ra những lời khuyên có tính chính xác cao. Thật khó có thể đưa ra những quan điểm khách quan khi họ vốn đã có cái nhìn thiên vị trong một vấn đềnào đó.

Để đánh giá lời khuyên, trước tiên bạn phải thấu hiểu liệu nguồn gốc sâu xa của những lời khuyên này có động cơ ẩn giấu bên trong không. Xem xét liệu những ý kiến đóng góp có chứa đựng bên trong những mâu thuẫn hay thành kiến ngầm. Hãy cố gắng nắm bắt những gốc rễ trong lời khuyên một cách cặn kẽ nhất, sau đó mới quyết định có nên nghe theo hay không.

5. Người dẫn đường lạc lối

Những chuyên gia này lại nhầm lẫn giữa việc tạo ra kết quả với các mối tương quan, do đó thường quy chụp sự biến động của biến số này thành sự thay đổi của đối tượng khác. Đơn cử như, trẻ con trong những chương trình dạy nhạc thường học toán tốt hơn, nhưng liệu điều đó có đồng nghĩa với việc mọi người nên dạy con cái piano để chúng nâng cao điểm môn đại số ? Hiểu sai mối quan hệ nguyên nhân - hệ quả thường là nguồn gốc của những lời khuyên tồi.

Hãy xem xét chiều hướng của mối quan hệ nhân quả, và liệu chúng có thực sự tồn tại hay không. Các chuyên gia dạng này thường kết luận nhanh gọn rằng: vì có sự việc kia đã xảy ra trước nên điều này chắc chắn sẽ xuất hiện tiếp theo. Nhận định này thường chỉmang tính 50/50.

Lần tới, nếu có vị “chuyên gia” nào xuất hiện và cho bạn lời khuyên, hãy nhớ lại bản danh sách này và kiểm tra lời họ nó. Liệu chăng đấy có phải là một trong số những chuyên gia "thường ngày” ?

Thái Dương​
Theo TTVN/Havard Business Review​
 
Hạng C
3/5/08
965
4
18
54
Tuỳ mình thôi, biết chọn lọc mà tham khảo chứ cái gì cũng nge thì khác nào
 
Hạng C
3/1/10
902
7.773
93
Có một kiểu nữa là hay nói về các thất bại, cách phòng chống là: đấy là thất bại của họ, không có nghĩa cũng sẽ luôn là thất bại của mình, đấy là một cách nghĩ từ quyển sách này http://37signals.com/rework/.
 
Status
Không mở trả lời sau này.