Hạng F
Thành viên BQT
8/6/16
5.627
12.531
113
Sài Gòn
history-and-facts-about-the-mazda-rx-7.jpg
Khi nói đến những chiếc xe thể thao nổi tiếng đến từ Nhật Bản thì Toyota có AE86, có Supra, Nissan có Skyline GT-R, Honda có Acura NSX, Mazda có RX. Trong bài này em sẽ đề cập đến Mazda RX-7 - một chiếc xe đặc biệt trong RX-Series (RX là viết tắt của Rotary Experimental) sử dụng động cơ Rotary Wankel.

RX-7 chỉ là một trong nhiều chiếc xe của Mazda được trang bị động cơ Rotary. Động cơ do kỹ sư người Đức Felix Heinrich Wankel phát minh ra loại động cơ này vào những năm 1950. Thiết kế này đã được Mazda mua lại và được sử dụng trong rất nhiều xe ô tô từ những năm 1960 - ngày nay.

Mô hình động cơ Wankel
Rotary Engine4a.gif

Động cơ sử dụng piston thông thường phải trải qua cả bốn chu kỳ xảy ra trong một xi lanh. Với Rotary các kỳ như nạp, nén, đốt cháy, xả xảy ra trong ở các vùng riêng biệt:
  1. Thì nạp (Intake): Piston mở lỗ nạp ở nắp xy lanh, thể tích ở đây lớn dần tạo nên sức hút hỗn hợp xăng và gió (hòa khí) vào xy lanh.
  2. Thì nén (Compression): Hòa khí bị nén nhỏ dần khiến cho nhiệt độ và áp suất của buồng đốt tăng cao.
  3. Thì nổ dãn (Power): Bougie bên dưới (leading) nẹt lửa trước để đốt cháy phần lớn hòa khí tạo lực quay chủ yếu cho piston, sau khi piston quay thêm một góc khoảng từ 10 đến 15 độ bougie phía trên (trailing) nẹt lửa để đốt phần hòa khí còn lại. Do buồng đốt có dạng dẹp và dài, hệ thống 2 bougie (dual-ignition) có thời điểm đánh lửa khác nhau sẽ giúp cho hòa khí được đốt cháy trọn vẹn hơn.
  4. Bougie bên dưới nẹt lửa để đốt phần lớn hòa khí và bougie phía trên đốt phần hòa khí còn sót lại, vì thế khe hở chấu (plug-gap) và đặc điểm kỹ thuật của hai bougie này khác nhau và khi lắp ráp không thể để lẫn lộn vị trí.
  5. Thì xả (Exhaust): Piston mở lỗ thoát ở vách xy lanh để khí cháy thoát ra bên ngoài.
---​
Tại Nhật Bản, doanh thu của Mazda RX-7 thời kỳ ban đầu rất tốt do xe tuân thủ các quy định về kích thước, động cơ của Chính phủ Nhật Bản, do động cơ nhỏ và người mua tại Nhật Bản không phải chịu thuế nhiều so với động cơ thông thường, đồng thời động cơ Rotary có công suất mạnh hơn động cơ truyền thống. Chiếc Mazda RX-7 ban đầu được ra mắt vào năm 1978, phong cách nhẹ và nhỏ gọn của động cơ quay. Mazda RX-7 là một trong những chiếc xe thường được sử dụng và để Drift, nổi tiếng và luôn gắn bó với RX-7 là tay đua người New Zealand Mad Mike

Mazda Savanna RX-7

Mazda RX-7 thế hệ thứ nhất SA/FB (1978–1985)

Được giới thiệu vào tháng 3 năm 1978, thay thế cho đàn anh Savanna RX-3, có tên thường được gọi là "SA22C". Được thiết kế bởi Matasaburo Maeda cũng là nhà thiết kế cho Mazda 2 và RX-8 sau RX-7. Lợi thế RX-7 là kích thước và trọng lượng, động cơ rotor nhỏ gọn được lắp đặt phía sau trục trước, giúp cân bằng sự phân bố trọng lượng trước và sau và khiến xe có trọng tâm thấp. Trong thế hệ đầu tiên của 2-rotor động cơ quay đạt đến một sức mạnh của 105 mã lực tại 6000 vòng/ phút và mô-men xoắn tối đa đạt 147 Nm tại 4000 vòng/ phút.

mazda rx-7 RX7 FB - Solar Gold

RX7 FB - Solar Gold

Mazda ra mắt phiên bản đặc biệt LS (Leather Sport) cho thị trường Bắc Mỹ, điểm khác biệt là logo là LS trên mỗi cột B. Tất cả các phiên bản LS đều được trang bị ghế bọc da nâu và cửa sổ trời có thể tháo rời, trang bị giải trí trên xe bao gồm đài AM/ FM Stereo với bốn loa. Phiên bản LS chỉ được sơn ba màu ngoại thất: Trắng (Aurora White), Đen (Brilliant Black) và Vàng (Solar Gold).

1986-1992 mazda rx-7 series 2 X727


Series 2 (1981-1983): Ở phiên bản này, ngoại hình dài hơn và nhẹ hơn 61kg so với Series 1, Mazda còn bổ xung cản trước bằng nhựa được tích hợp thêm đèn ở bên dưới, động cơ tinh chỉnh cho hiệu suất cao hơn, thùng xăng lớn hơn và bảng điều khiển (táp-lô) được thiết kế lại. Tại Đức, Mazda RX-7 có giá bán tương đối rẻ và nhanh chóng trở thành một đối thủ nặng ký của Porsche 924.

Hệ thống treo MacPherson ở trục trước và lò xo cuộn phía sau ở trục sau, do động cơ Wankel có kết cấu rất nhỏ và nhẹ, xe có trọng tâm thấp và tỉ lệ phân bố trọng lượng là 52:48 tỉ lệ rất lý tưởng

Mazda RX-7 front three quarters1


Series 3 (1984 - 1985): Phiên bản xuất hiện chỉ trọn vẹn 1 năm. Xe có tỷ lệ trọng lượng phân phối hoàn hảo 50:50 và ''cân nặng'' dưới 1,1 tấn. Đây là thế hệ Mazda RX-7 nhẹ nhất từng được sản xuất. Giai đoạn này, Mazda xây dựng khá phiên bản RX-7 gồm GSL, GLS-SE, GLS-SEs, GSB với những trang bị khác nhau. Nhìn chung, đây là một thế hệ RX-7 khá thành công với tổng số 474.565 xe thế hệ đầu tiên được sản xuất, phần lớn được bán ở Mỹ.

Screen Shot 2017-08-04 at 2.13.59 PM.png


Savanna RX-7 Turbo: Được giới thiệu vào tháng 9 năm 1963. Là một phiên bản đỉnh cao của Series 3, Savanna sử dụng động cơ turbo tăng áp 12A với hệ thống giải nhiệt cho không khí nạp (intercooled). Động cơ cho công suất là 163 mã lực tại vòng tua 6.500 vòng/phút. Chiếc Savanna Turbo chỉ tồn tại trong thời gian ngắn

Mazda RX-7 thế hệ thứ hai (FC)

Mazda RX-7 Series 4 (1985-1990) đã có mặt trên thị trường sử động cơ 13B-VDEI hút khí nhiên liệu tự nhiên, động cơ cho công suất tối đa 146 mã lực và một mô hình động cơ tăng áp turbo được gọi là Turbo II có công suất cao hơn 36 mã lực.

87_rx7.jpg

Mazda RX-7 thế hệ thứ 5 (1989-1992) có kiểu dáng mới và động cơ tốt hơn, rotors nhẹ hơn và tỷ số nén cao hơn cụ thể: 9,7: 1 cho hút tự nhiên cho công suất tối đa 160 mã lực và 9.0 : 1 cho tăng áp (turbo) có công suất tối đa đạt 200 mã lực.

Xét cho cùng, động cơ quay có một lợi thế về tài chính đối với người tiêu dùng Nhật Bản, khi dung tích động cơ vẫn ở dưới 1,5 lít đồng thời có nhiều sức mạnh hơn động cơ sử dụng xylanh truyền thống. Mazda RX-7 đem đến cho các chủ sở hữu hiệu suất tốt có thể so sánh với các mẫu coupe ''đồng hương'' tại quê nhà, lợi thế hơn khi trong khi trọng lượng xe nhẹ, và hiệu suất tốt, tỉ lệ phân bố trọng lượng được xem là hoàn hảo mà không phải trả chi phí thêm cho nghĩa vụ đóng thuế đường bộ tại Nhật lúc bấy giờ.

Mazda Savanna RX-7 (FC3S)

Mazda Savanna RX-7 (FC3S)

Phiên bản Mazda RX-7 FC (VIN bắt đầu JM1FC3 hoặc JMZFC1), còn được gọi là Mazda Savanna RX-7 ở Nhật Bản, nhiều người cho rằng Mazda RX-7 lấy cảm hứng từ chiếc Porsche 924, vì giám đốc dự án Akio Uchiyama đã lấy chiếc Porsche 924 để tạo cảm hứng cho các thiết kế của FC vì nó được sản xuất chủ yếu cho thị trường Mỹ, nơi mà đa số RX-7 thế hệ đầu tiên bán chạy.

Chiến lược này đã được Mazda thông qua khi ông Uchiyama và nhóm thiết kế đã dành phần lớn thời gian ở Hoa Kỳ để nghiên cứu các chủ sở hữu của RX-7 và những chiếc xe thể thao khác phổ biến ở thị trường Mỹ. Porsche 944 đã bán khá tốt vào thời điểm đó và cung cấp những cái nhìn cần thiết cho đội ngũ thiết kế, cái mà người đam mê kỳ vọng vào chiếc xe thể thao.

Mazda RX-7 thế hệ FB đã tốt, FC còn tốt hơn, nó hướng tới là một chiếc thể thao thực thụ nhưng có thể sử dụng dể dàng hàng ngày. Chiếc xe xử lý tốt hơn thế hệ FB, giảm hiện tượng oversteer (hiện tượng xảy ra khi xe vào cua quá nhanh khiến đuôi xe văng ra phía trước) khi Mazda giới thiệu hệ thống Dynamic Suspension System (DTSS). Phanh đĩa cũng đã trở thành tiêu chuẩn, với một số mô hình (S4, GXL, GTU, Turbo II, S5 GXL, GTUs, Turbo, Convertible). Hàng ghế phía sau trở thành tuỳ chọn với một số mẫu của FC RX-7 nhưng không có tại thị trường Mỹ.

Mặc dù nặng hơn 763 kg (363 kg) và cách biệt hơn so với đàn anh FB, FC vẫn tiếp tục giành được giải thưởng từ báo chí. Mazda RX-7 FC nhận giải là ''Chiếc xe nhập khẩu của năm'' do tạp chí Motor Trend trao tặng vào năm 1986, và phiên bản tăng áp (FC Turbo II) nằm trong danh sách ''Ten Best'' của tạp chí Car and Driver lần thứ hai vào năm 1987. Mazda đã bán được 86.000 chiếc RX-7 tại Mỹ, với doanh thu đạt đỉnh điểm vào năm 1988.

Mazda RX-7 thế hệ thứ 3 (1992 - 2002)

Thế hệ này đóng một vai trò quan trọng trong quá khứ của Mazda và để lại ấn tượng nhất. Ở thế hệ này Mazda sản xuất theo 3 series: 6, 7 và 8, dựa trên động cơ Rotor Wankel 2,6 lít 13B-REW (tăng áp kép). Với công suất tối đa lần lượt là, 236 HP, 255 HP và 276 HP, tất cả đều được trang bị một hộp số sàn 5 cấp tiêu chuẩn và hộp số tự động 4 cấp tuỳ chọn.

Khi nhìn vào nó, không có bất kỳ đường thẳng nào, chỉ đơn giản là những đường cong tạm gọi là thanh lịch, một hình dạng hoàn hảo không thể chối cãi được, nó rất ''sexy''. Thế hệ này đã đoạt giải "Playboy Car of The Year 1993" và nhiều ấn phẩm đánh giá nó như là một trong những chiếc xe thể thao tốt nhất.

Nếu là fan hâm mộ loạt phim Fast and Furious, chắc các bác đã từng biết đến chiếc Mazda RX-7 đã từng xuất hiện trong tập phim Tokyo Drift do Han Seoul Oh (Sung-Kang) cầm lái.

Mazda RX-7 thế hệ thứ 3 (1992 - 2002)

Việc thiếu các tay nắm trên thân cửa tạo ra một cái nhìn liền mạch, và các vòm bánh xe không phồng lên nhiều nhưng hình thành với các đường viền tinh tế. Như MC Jeremy Clark của Top Gear đã từng so sánh vẻ đẹp của RX-7 với Jaguar E-Type hay Ferrari Enzo, những chiếc xe đẹp nhất mọi thời đại.

Screen Shot 2017-08-09 at 4.48.05 PM.png


vkql0tegjnl1wvpgsfo3.jpg


Sự cân bằng là yếu tố tuyệt vời, sự phân bố trọng lượng hoàn hảo cho phép khung gầm không bị cản trở bởi sự mất cân bằng động. Hệ thống phanh của xe lại không được đánh giá cao khi lái xe ở tốc độ cao hay trên đường đua.

Hai thập niên tiến bộ kỹ thuật tràn lan và hiệu suất vượt bậc của chiếc Mazda đã khiến cho chiếc xe thể thao hàng đầu của Mazda không còn là lực lượng của nó hồi năm 1993, nhưng nó vẫn là một chiếc xe nhanh, quyến rũ, hấp dẫn.
 

Attachments

Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: phantan