Giao Thông
22/3/19
1.115
2.720
131
34
Dù Bộ Công thương khẳng định nguồn cung trong nước khá ổn định, nhưng tình trạng hụt hàng, gián đoạn nguồn cung xăng dầu tái diễn tại nhiều tỉnh thành phía nam ngay trước ngày điều chỉnh giá.

Screen Shot 2022-10-21 at 10.10.27.png

Doanh nghiệp “cạn” vốn, cây xăng “hết hàng”​

“Hết xăng, còn dầu”, “Tạm ngưng bán hàng”, “Tạm ngưng sửa chữa”… là những tấm bảng được treo lên tại một số cây xăng khu vực TP.HCM trong 2 ngày qua. Một số cây xăng không treo bảng báo, nhưng khi khách ghé đổ xăng thì nhân viên bán hàng xua tay báo hết hàng.

Tình trạng khan hàng, đứt gãy nguồn cung cục bộ đã diễn ra tại nhiều tỉnh miền Tây Nam bộ trong nhiều ngày qua. Tại TP.HCM 2 - 3 ngày gần đây, tình trạng “hết xăng, còn dầu” phổ biến hơn, tập trung tại một số cây xăng ở quận: 12, Gò Vấp, Bình Thạnh, Bình Tân… tập trung đa số là những cây xăng của các doanh nghiệp (DN) tư nhân. Bà Trần Thị Mai (ngụ Q.Gò Vấp, TP.HCM) cho biết đi 3 cửa hàng xăng gần nhà không mua được xăng nên phải mượn xe máy nhà hàng xóm, chạy xa hơn để mua xăng về đổ xe.

Sau gần một tuần tạm ổn nguồn cung cũng đang trong cảnh tương tự. Tại cây xăng trên đường Phan Văn Trị (Gò Vấp), quản lý cửa hàng cho biết tình trạng "khan" xăng đã diễn ra vài ngày nay.

"Sau đợt điều chỉnh 11/10, hàng về tạm ổn hơn trước đó một tuần, nhưng chỉ được vài ngày, ba hôm nay chúng tôi bắt đầu nhập xăng khó khăn, đơn vị phân phối báo không có hàng", ông nói.

Screen Shot 2022-10-21 at 10.08.33.png

Cây xăng tại quận Gò Vấp hết hàng, hết hàng nghỉ bán

Tương tự, một doanh nghiệp có 2 cửa hàng xăng dầu ở quận Gò Vấp (TP HCM) cũng cho biết, vẫn đóng cửa hơn 1 tuần qua vì không thể nhập được hàng. Theo đại lý này, nguyên nhân khiến nguồn nhập khó khăn là các đầu mối cung ứng của doanh nghiệp bị tước giấy phép. Trong khi đó, các đầu mối khác đặt mua không được vì họ chỉ cung ứng đủ cho hệ thống của chính họ.

Cập nhật từ Sở Công thương TP.HCM đến hết ngày 19.10, toàn TP có 550 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, trong đó có 4 cửa hàng đang tạm ngưng hoạt động và 35 cửa hàng vẫn không đủ các mặt hàng xăng dầu, cung ứng gián đoạn. Cũng theo cơ quan này, toàn thành phố có 15 DN đầu mối và 60 thương nhân phân phối. DN tư nhân tham gia vào hệ thống phân phối xăng dầu rất lớn.

Tuy vậy, họ chỉ tham gia theo từng khâu chứ không phải tham gia toàn chuỗi từ nhập khẩu - phân phối - làm đại lý - bán lẻ giống như mô hình của Tập đoàn Xăng dầu VN (Petrolimex) hay Công ty TNHH MTV Dầu khí TP.HCM. Thế nên, tình trạng đứt gãy nguồn cung tại các chuỗi cửa hàng xăng dầu thuộc DN tư nhân diễn ra khá thường xuyên.

Làm rõ thực trạng nguồn cung​

Screen Shot 2022-10-21 at 10.10.11.png


Trước đó ngày 19.10, Bộ trưởng Bộ Công thương có buổi làm việc với Petrolimex Saigon nhằm khảo sát hiện trạng kho, bể chứa của DN và công tác bảo quản cũng như việc chấp hành các quy định của Nhà nước với công tác dự trữ xăng dầu quốc gia. Tuy nhiên, kết quả buổi làm việc đến nay chưa được thông tin. Cùng ngày, Thủ tướng có chỉ đạo giao Bộ Công thương ổn định thị trường xăng dầu, không để xảy ra tình trạng bất ổn.

Trước đó, trong công văn đề nghị tháo gỡ khó khăn cho DN kinh doanh xăng dầu gửi Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công thương kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại “bơm” tiền cho vay vốn, nâng mức tín dụng, tiếp cận ngoại tệ để nhập khẩu xăng dầu. Có 16 DN đầu mối đưa vào danh sách kiến nghị gỡ khó tài chính này.

Trong đó, có cả những ông lớn từ Petrolimex kiến nghị 3 ngân hàng Vietcombank, BIDV, Vietinbank không tính trong giới hạn tăng trưởng tín dụng đối với các khoản trên 6.000 tỉ đồng mà DN này đang vay để nhập khẩu xăng dầu; Công ty CP thương mại dầu khí Đồng Tháp cũng đề xuất Vietcombank, Vietinbank bổ sung vay vốn 1.000 tỉ đồng để thanh toán tiền mua hàng từ các nhà máy lọc dầu trong nước và nhập khẩu xăng dầu từ nước ngoài; Công ty S.T.S đề nghị các ngân hàng PG Bank, BIDV, MSB đảm bảo hạn mức giải ngân tổng cộng hơn 1.000 tỉ đồng và cho mở L/C tới 1.450 tỉ đồng; Công ty TNHH vận tải thủy bộ Hải Hà đề xuất hàng loạt các ngân hàng tăng hạn mức đề xuất để mở L/C với tổng số tiền trên 10.000 tỉ đồng để sử dụng nhập khẩu xăng dầu…

Tuy nhiên, theo ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu VN, đề nghị trên của Bộ Công thương cũng chỉ là giải pháp tháo gỡ khó khăn phần nào cho các DN hiện nay. Bởi cái khó của thị trường thực chất không nằm ở câu chuyện vốn liếng mà ở việc điều chỉnh, tính toán lại chi phí để đưa vào cơ cấu tính giá.

“Điều chỉnh cách tính giá xuất phát từ các chi phí thực tế của hoạt động kinh doanh thì tất cả đều tính được nhưng điều quan trọng thị trường thế giới thay đổi, biến động thì lại không nắm bắt, kiểm soát được. Theo đó, cách tính giá xăng hiện nay nên xây dựng ở mức giá trần như thế nào đó để cho DN vận hành trong khuôn khổ và để cho DN quyết định thì nó tiệm cận với thị trường hơn. Điều quan trọng nhất là DN phải đủ chi phí kinh doanh thì mới đảm bảo được nguồn hàng”, ông Bảo nói.

Bên cạnh đó, theo ông Bảo, đã đến thời điểm chúng ta nên giao quyền cho các DN vận hành theo cơ chế thị trường, Nhà nước quản lý giá trần với khung giá cố định thì mới giải quyết vấn đề căn cơ của thị trường xăng dầu đang quá phụ thuộc vào thị trường quốc tế - thị trường mà chúng ta không thể quản lý, không kiểm soát được.

Xem thêm:
Theo Thanh niên
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
16/11/20
2.984
9.486
113
38
Bộ Công Thương đảm bảo thì tìm Bộ Công Thương mà hỏi mua xăng dầu. Đang thời buổi dầu sôi lửa bỏng, thanh tra, rút giấy phép đầu mối chỉ làm tình hình tồi tệ hơn thôi. Đây thực chất là vòng lẩn quẩn do chính ông Bộ đề ra. Bộ yêu cầu đảm bảo dự trữ và sản lượng theo đúng số lượng đầu mối đăng ký, khi nguồn cung trong nước không ổn định, các công ty phải nhập từ nước ngoài về với chi phí cao giờ giá biến động liên tục, xu hướng giảm, ông Bộ áp giá trần thấp thì các Công ty này bị lỗ, lỗ thì lại chèn ép tỷ lệ chiết khấu của các nhà bán lẻ dưới nữa để giảm lỗ hoặc để đủ lợi nhuận, nhà bán lẻ vốn mỏng thấy bị ép thì nổi loạn, không làm. Mấy ông này cũng khôn lắm, lời lớn thì im mà nhắm càng làm càng lỗ thì ngưng luôn, mặc kệ quy định hoặc chỉ chạy cầm chừng thôi, có đủ lý do hết mà. Rốt cuộc thiệt hại vẫn là người dân, giá tăng thì người dân chịu, giá thấp nhưng không có đủ hàng thì dân cũng chịu. Rõ khổ.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
26/9/18
1.065
2.295
113
Nói chung mà mấy chủ cây xăng bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng không muốn bị lỗ nên phải cắt lỗ thôi :rolleyes::rolleyes:.
 
Hạng D
28/10/12
1.534
1.476
113
nói chung tất cả đều do doanh nghiệp sai, nhà nước méo sai nhé :rolleyes:
 
Hạng D
10/12/13
2.518
6.375
113
Hôm qua đi 3 cây xăng thì 2 hết 1 còn: Trần Não , Thủ Đức City nhen.

Thiệt cái tình: nhà nước quản lý cái kiểu trẻ con cũng làm được :(