Hạng F
Super Moderators
11/2/15
7.780
18.754
113
Lâm Đồng
Trái với những lời quảng cáo có cánh của các hãng xe, công nghệ phanh tự động khẩn cấp (automatic emergency braking systems with pedestrian detection) không thật sự hiệu quả trong thực tế. Đặc biệt ở dải tốc độ trên 50 km/h, hệ thống này gần như không hoạt động và dễ gây ra va chạm.

Mỹ cảnh báo phanh khẩn cấp không an toàn như quảng cáo

Hiệp hội ôtô Mỹ (American Automobile Association - AAA) vừa công bố kết quả nghiên cứu của mình về hệ thống phanh tự động khẩn cấp. Theo đó, tổ chức này đã thực nghiệm trên 4 mẫu sedan cỡ D trang bị hệ thống phanh khẩn cấp là Chevrolet Malibu, Honda Accord, Tesla Model 3 và Toyota Camry. Các xe này được thử nghiệm lần lượt ở các dải tốc độ khác nhau từ 25, 30, 40 và 50 km/h, cả ban ngày lẫn buổi tối. "Người đi đường" được thay thế bằng các hình nhân có kích thước và vận tốc tương đương.

Các tình huống thử nghiệm mô phỏng người đi bộ qua đường với những trường hợp cụ thể như một đứa trẻ lao ra đường từ giữa hai ôtô đang đỗ, hoặc người đi bộ sang đường ngay lối rẽ, hoặc hai người đứng giữa đường.

Công nghệ phát hiện người đi bộ chỉ hiệu quả khi xe chạy tốc độ khoảng 30 km/h. Lúc này hệ thống phanh khẩn cấp tự động phanh hiệu quả khoảng 40%. Nhưng nếu lên tốc độ 50 km/h thì hệ thống gần như hoạt động kém hiệu quả hoặc phản ứng chậm và xảy ra va chạm.

Trong khi tình huống đứa trẻ lao ra đường từ giữa hai ôtô đang đỗ thì hệ thống không thể phát hiện và tỷ lệ va chạm lên đến 89%. Họ nhận thấy ở thí nghiệm ban đêm, hệ thống hoạt động vô cùng tệ, gây nên 75% vụ tai nạn. Thậm chí nó còn khiến chiếc xe lao thẳng và người đi đường, va chạm khiến người đi bộ tử vong.

Mỹ cảnh báo phanh khẩn cấp không an toàn như quảng cáo

Các xe tham gia thực nghiệm đều là 4 mẫu sedan cỡ D trang bị hệ thống phanh khẩn cấp là Chevrolet Malibu, Honda Accord, Tesla Model 3 và Toyota Camry. Nên công nghệ phanh tự động này trên các dòng thấp sẽ còn có thể tệ hơn.

Thông qua nghiên cứu, AAA muốn cảnh báo tất cả người đi xe rằng công nghệ phanh tự động này vẫn chưa hoàn thiện. Do đó, các hãng xe nên chú trọng nâng cấp chức năng nhận biết người đi đường hơn. Đây là một chức năng hữu ích nhưng nếu chưa được hoàn thiện thì sẽ càng gây ra nguy hiểm hơn.

Theo cơ quan này thống kê, từ năm 2010 đến nay, khoảng 6.000 người đi bộ tử vong mỗi năm tại Mỹ,

Mỹ cảnh báo phanh khẩn cấp không an toàn như quảng cáoMỹ cảnh báo phanh khẩn cấp không an toàn như quảng cáo
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
31/3/11
1.384
1.893
113
40
Subaru Forester ko thích điều này !! mấy nay bỏ tiền ra chạy quảng cáo tính năng này quá trời, mà giờ có tin này thì ko tốt chút nào !!
 
Hạng C
18/4/19
577
437
91
31
Hình như có nhầm lẫn giữa phanh khẩn cấp và hệ thống kiểm soát hành trình?
 
Hạng F
7/8/17
7.819
10.890
113
đọc tit còn tưởng đang nói phanh khẩn cấp BA chứ, phanh kiểu này thì đúng rồi còn nói gì nữa. 50Km/h mà có thằng bé chạy ra thì có trời đạp thắng cũng không dừng lại được chứ nói gì đến chiếc xe. Đầu trên thì viết phanh khẩn cấp, đầu dưới thì để phanh tự động :V
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: ReventonV12
Hạng D
31/10/14
2.038
4.416
113
Biên Hòa
Hình như có nhầm lẫn giữa phanh khẩn cấp và hệ thống kiểm soát hành trình?
đọc tit còn tưởng đang nói phanh khẩn cấp BA chứ, phanh kiểu này thì đúng rồi còn nói gì nữa. 50Km/h mà có thằng bé chạy ra thì có trời đạp thắng cũng không dừng lại được chứ nói gì đến chiếc xe. Đầu trên thì viết phanh khẩn cấp, đầu dưới thì để phanh tự động :V
Đang nói về phanh tự động khẩn cấp. Hai ông làm ơn động não tí. Hệ thống này gọi là EAB, khác hệ thống BA (hỗ trợ phanh khẩn cấp) hoặc Cruise Control.
 
  • Like
Reactions: giobay
Hạng F
7/8/17
7.819
10.890
113
Đang nói về phanh tự động khẩn cấp. Hai ông làm ơn động não tí. Hệ thống này gọi là EAB, khác hệ thống BA (hỗ trợ phanh khẩn cấp) hoặc Cruise Control.
Thì tiêu đề có để phanh tự động khẩn cấp không?
 
  • Haha
Reactions: chinhquan14
Hạng D
19/5/15
1.544
1.764
113
31
Phản ứng chậm hơn cả phản xạ bình thường của em.

Cái khó của nó không phải là phát hiện chướng ngại và phanh. Mà nó trải qua nhiều bước.
Bước 1: chờ tín hiệu phanh của người lái. Khi người lái không có phản ứng nó đến bước 2. Nếu không có bước này thì lái xe ở HN nó sẽ tác động liên túc khiến việc lái trở nên khó khăn.
Bước 2: chiếm quyền kiểm soát hệ thống phanh và hệ thống lái.
Bước 3: đưa ra lệnh phanh và lái thích hợp để giảm thiểu thiệt hại.
Ở bước 3 này còn có 2 luồng phát triển. Như tesla nó làm mọi cách để bảo vệ người lái, kể cả là đâm chết người đi đường. Một số khác ưu tiên tránh tai nạn. Một số có phần mềm ưu tiên riêng phát hiện và bảo vệ người đi bộ.

Nói chung người đi bộ chỉ là một trong hàng nghìn tình huống trong giao thông, nó không dễ như mọi người vẫn nghĩ. Dù lập trình viên có đông đảo, trình độ, cùng nhau xây dựng cơ sở dữ liệu trong phòng thí nghiệm là chưa đủ.

Để công nghệ này hoàn thiện và phát triển. Không thể thiếu việc đưa AI vào xây dựng cơ sở dữ liệu phần mềm trung tâm, được gửi về thông qua các tình huống thực tế từ hàng triệu xe tự lái hoạt động trên đường.