Tập Lái
13/3/19
0
0
0
35
Việc loại biên USS Harry S. Truman giúp Mỹ dồn lực cho các vũ khí mới, thay vì duy trì chiến hạm đắt đỏ và dễ bị tiêu diệt.
Mỹ thử thành công lưới phòng thủ cho tàu sân bay 13 tỷ USD

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
USS-Harry-S-Truman-2-1784-1552447038.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
USS Harry S. Truman di chuyển trên Đại Tây Dương cuối năm 2018. Ảnh: US Navy.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
"Chúng tôi đã đưa ra quyết định khó khăn là loại biên tàu sân bay USS Harry S. Truman trước thời hạn, thay vì theo đuổi kế hoạch đại tu và tái nạp nhiên liệu hạt nhân dự kiến diễn ra trong năm 2024", Breaking Defense dẫn thông cáo do hải quân Mỹ công bố hôm nay.
Quan chức Lầu Năm Góc giấu tên cho biết quyết định này sẽ giúp Washington giải phóng một phần ngân sách để tập trung phát triển vũ khí mới, có khả năng sống sót cao hơn nếu xảy ra chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, hải quân Mỹ vẫn theo đuổi kế hoạch mua thêm hai siêu tàu sân bay lớp Ford.
USS Harry S. Truman là siêu tàu sân bay thứ 8 thuộc lớp Nimitz, có giá ước tính khoảng 5,3 tỷ USD, được khởi đóng ngày 29/11/1993 và đưa vào biên chế ngày 25/7/1998. Con tàu dự kiến phục vụ trong biên chế hải quân Mỹ cho tới thập niên 2040, trước khi Lầu Năm Góc đưa ra quyết định loại biên sớm.
Siêu tàu sân bay luôn được coi là niềm tự hào và biểu tượng sức mạnh quân sự của Washington, nhưng sự phát triển của vũ khí diệt hạm hiện đại khiến chúng ngày càng dễ tổn thương trong cuộc chiến với cường quốc như Nga và Trung Quốc.
Nhiều chuyên gia hải quân nhận định tàu sân bay Mỹ ngày nay phải hoạt động cách bờ biển Trung Quốc ít nhất 1.600 km để tránh lọt vào tầm bắn của tên lửa đạn đạo diệt hạm có độ chính xác cao. Tuy nhiên, điều này cũng khiến các tiêm kích hạm F/A-18E/F không đủ khả năng tấn công mục tiêu trên lãnh thổ đối phương.
Hải quân Mỹ đang dành sự chú ý cho tàu do thám và chiến hạm không người lái, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại khi nổ ra xung đột. Washington cũng theo đuổi các hệ thống vũ khí tầm xa như tên lửa siêu vượt âm và pháo phản lực dẫn đường để chọc thủng lưới phòng không đối phương.
https://vnexpress.net/the-gioi/my-loai-bien-som-sieu-tau-san-bay-de-doi-pho-trung-quoc-3893771.html
 
Tập Lái
23/9/18
47
221
33
33
Nơi ánh mặt trời
nếu đúng là tới năm 2034 thì quá lâu, 1 tiến trình tạo ra 1 còn tàu sân bay lớp Gerald Ford đã phải mất từ 5-8 năm, trong khi cuộc chiến đã cận kề rồi, lúc mà Mỹ đã làm hết số tàu sân bay có lẽ lúc đó Trung cộng đã là bá chủ.
Bây giờ Mỹ mới có 1 con Gerald Ford thôi mà phải cần tới khoảng hơn 20 năm sau mới lắp được 4 con, tiến trình như vậy thì chắc còn lâu mới tuyên chiến với Trung Quốc.