Hạng F
Super Moderators
11/2/15
7.737
18.673
113
Lâm Đồng
Các hệ thống an toàn chủ động (ADAS) đang ngày một phổ biến trên ô tô. Nhưng tên gọi của hệ thống này trên mỗi dòng xe lại khác nhau, gây nhầm lẫn và đánh đố người tiêu dùng. Nhiều tổ chức đánh giá xe uy tín tại Mỹ đang kêu gọi thay đổi tình trạng này.

Mỹ yêu cầu các hãng chuẩn hóa tên gọi của Hệ thống an toàn chủ động, không đánh đố người tiêu dùng


Tại sao túi khí và đai an toàn dù trên dòng xe nào cũng đều được gọi là túi khí và đai an toàn. Trong khi đó, các hệ thống An toàn chủ động lại có hàng chục cái tên, ứng với hàng chục hãng xe, dù tất cả chúng đều có cùng chức năng?

Chắc hẳn nhiều người cũng từng đặt câu hỏi tại sao các hãng xe hiện nay không chuẩn hóa tên gọi các tính năng an toàn chủ động (advanced driver assistance systems - ADAS). Tại sao mỗi hãng đều cố gắng đặt tên khác nhau cho các chức năng này trong khi cách vận hành không quá khác biệt.

Đồng ý là mỗi thương hiệu có một cách nghiên cứu, phát triển và vận hành các tính năng này. Nó thiên về kỹ thuật và công nghệ. Tuy nhiên, mục đích của các công nghệ này là tương đương nhau. Vậy thì lý do gì mà các hãng lại đánh đố và "làm khó" khách hàng của mình.

Mỹ yêu cầu các hãng chuẩn hóa tên gọi của Hệ thống an toàn chủ động, không đánh đố người tiêu dùng


Một loạt các tổ chức uy tín tại Mỹ bao gồm Consumer Reports, AAA, J.D. Power, the National Safety Council, PAVE, và SAE International đang kêu gọi các hãng thay đổi tình trạng này.

Liên minh chỉ ra rằng “thuật ngữ được các nhà sản xuất ô tô sử dụng để mô tả các tính năng ADAS rất khác nhau, điều này có thể gây nhầm lẫn và khó hiểu các chức năng của xe cho người tiêu dùng”.

Nhằm tạo sự khác biệt, nhiều nhà sản xuất đã tạo ra những cái tên lạ mắt cho các hệ thống riêng của họ. Điều đó đã gây ra một số nhầm lẫn về cách hệ thống hoạt động. Hơn nữa, trong quá trình quảng bá các tính năng, bộ phận PR/Marketing của hãng tiếp tục thêm bớt, phóng đại hoặc mô tả sai tính năng của chúng. Vì vậy, người tiêu dùng gặp khó khăn gấp đôi trong việc tìm hiểu xem chiếc xe được trang bị những gì, và những tính năng đó thực sự có thể làm được gì.

Mỹ yêu cầu các hãng chuẩn hóa tên gọi của Hệ thống an toàn chủ động, không đánh đố người tiêu dùng


Khi chuẩn hóa tên gọi các tính năng có cách hoạt động/mục đích hoạt động tương tự nhau, người dùng sẽ dễ dàng tìm hiểu và liên hệ các kiến thức về công nghệ liên quan.

Liên minh Consumer Reports, AAA, J.D. Power, the National Safety Council, PAVE, và SAE International muốn chuẩn hóa tên gọi các tính năng sau:
  • Cảnh báo va chạm (collision warning)
  • Can thiệp va chạm (collision intervention)
  • Hỗ trợ kiểm soát lái xe (driving control assistance)
  • Hỗ trợ đỗ xe (parking assistance)
  • Giám sát tài xế (driver monitoring)
  • Các hệ thống hỗ trợ lái xe khác
6 hạng mục trên đều nằm trong các hệ thống an toàn chủ động ADAS cơ bản. Nếu các nhà sản xuất ô tô đồng ý điều chỉnh, nó sẽ loại bỏ mọi nhầm lẫn về sự khác biệt giữa các thương hiệu thực sự là gì.

Ví dụ, Subaru, Cadillac và Toyota đều sử dụng một số loại phanh khẩn cấp tự động trên xe của họ nhưng cách họ gọi nó lại khác nhau. Đó là chưa kể đến hàng loạt tính năng phức tạp khác như hỗ trợ giữ làn đường, kiểm soát hành trình thích ứng hoặc hỗ trợ đỗ xe chủ động... với các tên gọi cũng khác nhau nốt.

Trong tương lai, khi mà hệ thống tự lái ngày càng phát triển (tự lái bán tự động và tự lái hoàn toàn) thì việc phân loại và gọi tên còn phức tạp hơn nếu các hãng xe không chuẩn hóa cách gọi.

Mỹ yêu cầu các hãng chuẩn hóa tên gọi của Hệ thống an toàn chủ động, không đánh đố người tiêu dùng


Các công nghệ an toàn và hỗ trợ lái ra đời để giúp người lái dễ dàng trong việc điều khiển các phương tiện, đồng thời giảm thiểu các rủi ro và nguy cơ va chạm. Có thể nhận thấy, các công nghệ an toàn và hỗ trợ lái này là một trang bị hữu ích để bổ sung vào công nghệ an toàn chủ động trên xe, mà trước đó chúng ta đã làm quen với nhiều công nghệ như phanh ABS/EBD/BA, cân bằng điện tử, chống trượt/kiểm soát lực kéo...

Hiện tại các hãng xe Nhật tại Việt Nam đã dần trang bị các hệ thống an toàn và hỗ trợ lái trên một số dòng xe. Trong đó, Mazda có công nghệ Mazda i-activsense, Subaru có EyeSight, Honda có Sensing hay Toyota có Safety Sense 2.0.

Mỹ yêu cầu các hãng chuẩn hóa tên gọi của Hệ thống an toàn chủ động, không đánh đố người tiêu dùng


Xem thêm:
 
Hệ thống an toàn chủ động chỉ thật sự an toàn và được kiểm soát toàn diện trong các tình huống diễn ra tại mọi thời điểm xe lưu thông, sớm tương thích với người dùng trên diện rộng,

khi các Hãng xe hơi Đồng bộ hóa chung theo 1 Tiêu chuẩn tương tự như Tiêu chuẩn hệ ren bu lon ốc vít toàn cầu, và sử dụng chung 1 cách dùng Chất xám để đưa Công nghệ vào
 
Hạng C
18/4/18
503
304
63
33
Tên gọi khác nhau trên nguyên lý cơ bản như nhau đi vào chi tiết lại khác nhau :p