Nấm miệng là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với người lớn, tình trạng này thường ít xảy ra hơn, nhưng cũng không phải là hiếm gặp. Đa số nấm miệng ở người lớn gây bởi các bệnh lý nền phức tạp nên việc chữa trị đòi hỏi rất nhiều công sức, thời gian.
1. Nguyên nhân gây nấm miệng ở người lớn
Thủ phạm chính gây ra nấm miệng là Candida albicans – loài nấm ký sinh quen mặt trong cơ thể người. Trong một nghiên cứu khoa học, loài nấm này đã được phát hiện trong đường tiêu hóa và khoang miệng ở khoảng 40 – 60% người lớn khỏe mạnh. Tuy vậy, trong điều kiện bình thường, nấm candida hoàn toàn không có khả năng gây hại. Chúng chung sống hòa bình với các lợi khuẩn khác và bị kìm hãm bởi các bạch cầu của hệ thống miễn dịch.
Thời điểm để candida bùng phát và gây bệnh trên người là khi sức đề kháng suy giảm. Các lợi khuẩn trở nên yếu thế, hệ miễn dịch cũng không còn đủ mạnh để ngăn ngừa sự phát triển của nấm. Nấm Candida tăng sinh nhanh chóng về số lượng và thường gây những hậu quả đầu tiên ở khoang miệng. Nếu không kịp thời điều trị, nấm miệng có thể lan tới toàn thân, thậm chí đe dọa tính mạng của con người. Ước tính mỗi năm tại Mỹ lại có khoảng 2800 đến 11200 người tử vong bởi nấm Candida.
2. Bảy đối tượng người lớn có nguy cơ cao bị nấm miệng
2.1. Bệnh nhân hen phế quản – Sử dụng corticoid kéo dài
Mọi bệnh nhân hen phế quản đều phải sống chung suốt đời với thuốc kiểm soát cơn hen – corticoid. Tuy giúp cải thiện đáng kể tình trạng hen, nâng cao chất lượng sống cho con người nhưng corticoid lại tồn tại nhược điểm không thể khắc phục. Nó làm suy giảm miễn dịch, tạo điều kiện cho các vi sinh vật có hại phát triển. Trong đó, loài sinh vật chớp “cơ hội” nhanh chóng nhất chính là nấm Candida. Ước tính cứ 5 người bệnh hen phế quản dùng corticoid lâu ngày lại có một người bị nấm miệng.
2.2. Bệnh nhân ung thư
Bệnh nhân ung thư thường phải điều trị bằng các phương pháp như hóa trị, xạ trị hay dùng thuốc. Nguyên tắc chung của các phương pháp này là tác động và làm suy yếu các tổ chức mang bệnh,.tránh để mầm bệnh xâm lấn tới toàn thân. Trong quá trình điều trị này, hệ miễn dịch của người bệnh cũng sẽ bị tác động tiêu cực. Vì vậy, nguy cơ gặp nấm miệng ở bệnh nhân ung thư cao gấp nhiều lần so với bình thường. Theo một nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Chennai – Ấn Độ,.tỷ lệ bệnh nhân ung thư bị nấm miệng lên tới 7 – 52%. Trong đó, đối tượng có nguy cơ cao nhất là.những bệnh nhân ung thư ở các vị trí đầu, mặt, cổ…
2.3. Bệnh nhân sử dụng kháng sinh dài ngày
Liệu trình kháng sinh dài ngày thường được áp dụng với những bệnh mạn tính như lao phổi, nhiễm khuẩn đường ruột… Khi dùng dài ngày, kháng sinh sẽ tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi trong khoang miệng và đường tiêu hóa. Hệ vi sinh trong cơ thể bị mất cân bằng nghiêm trọng, tạo cơ hội cho nấm tăng sinh. Vì vậy, những đối tượng này phải rất lưu ý vấn đề chăm sóc răng miệng để phòng ngừa nấm.
2.4. Bệnh nhân đái tháo đường
Đường là nguồn thức ăn ưa thích của nấm Candida và nhiều vi khuẩn khác. Khi bệnh nhân đái tháo đường không kiểm soát được đường huyết, nồng độ đường trong máu cao sẽ là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho nấm phát triển. Nghiên cứu tại trung tâm kỹ thuật Sinh học Bồ Đào Nha chỉ ra rằng bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ mắc nấm miệng cao gấp 3 lần so với người khỏe mạnh.
Bệnh nhân đái tháo đường dễ mắc nấm miệng nếu không kiểm soát được đường huyết
2.5. Bệnh nhân HIV
Cho đến nay, HIV vẫn còn là nỗi kinh hoàng cho toàn nhân loại qua nhiều thế kỷ. Nó khiến người sức đề kháng của người bệnh yếu đi từng ngày mà không gì có thể khắc phục. Trong điều kiện đó, nấm candida cũng là một phần tử “cơ hội” tăng sinh và gây bệnh. Không chỉ bị nấm trong khoang miệng, bệnh nhân HIV còn dễ phải đối mặt với tình trạng nhiễm nấm toàn thân.
2.6. Bệnh nhân gặp các tình trạng răng miệng đặc thù
Người đeo răng giả có nguy cơ cao bị nấm do gặp nhiều khó khăn trong vệ sinh khoang miệng. Đặc biệt, nếu sử dụng một hàm răng giả không vừa khít, chúng có thể gây những tổn thương, trầy xước nhỏ tại niêm mạc miệng. Đây là cánh cửa hẹp để nấm xâm nhập, làm ổ và gây ra viêm nhiễm.
Ngoài ra, một số người còn gặp tình trạng khô miệng kéo dài do bẩm sinh hoặc dùng thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm… Vì không được bảo vệ bởi các chất diệt khuẩn có trong nước bọt, khoang miệng dễ bị nấm Candida và các vi khuẩn có hại quấy phá.
2.7. Người hút thuốc, vệ sinh răng miệng kém
Hút thuốc gây khô miệng, giảm lưu thông máu và ức chế miễn dịch. Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách khiến mảng bám thức ăn lưu giữ lâu dài trong các kẽ răng, tạo nguồn dinh dưỡng cho nấm phát triển. Những yếu tố này làm tăng tỷ lệ nhiễm nấm miệng ở người trưởng thành nhưng đều có thể dễ dàng khắc phục được.
3. Cách điều trị nấm miệng ở người lớn
3.1. Loại bỏ yếu tố nguy cơ gây nấm miệng ở người lớn
Nấm miệng sẽ dễ dàng bị đẩy lùi hơn khi người bệnh loại bỏ được các yếu tố nguy cơ làm nấm phát triển. Với bệnh nhân hen phế quản, cần súc miệng ngay sau khi dùng corticoid đường hít để giảm thời gian thuốc lưu giữ trong khoang miệng. Với người bệnh tiểu đường, cần kiểm soát mức đường huyết của mình bằng liệu trình điều trị sẵn có. Nếu đã áp dụng đúng và đủ theo phác đồ của bác sĩ mà tình trạng đường huyết không cải thiện, bệnh nhân phải đến cơ sở y tế để được tư vấn tăng bậc điều trị cao hơn.
Trong trường hợp nấm miệng gây bởi các vấn đề đặc thù về răng miệng như khô miệng, bệnh nhân nên tăng cường bổ sung nước hàng ngày. Với bệnh nấm do hút thuốc và vấn đề vệ sinh, việc bỏ thuốc lá và vệ sinh khoang miệng cẩn thận là cần thiết để nấm miệng nhanh khỏi.
3.2. Dùng dung dịch sát khuẩn phù hợp
Khi nấm miệng ở mức độ nhẹ, người bệnh chỉ cần súc miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Tuy nhiên, nấm miệng ở người lớn thường gây bởi các bệnh nền phức tạp, rất khó để chữa khỏi chỉ với nước muối thông thường. Theo các chuyên gia y tế, cách duy nhất để giúp cải thiện tình trạng này là dùng dung dịch sát khuẩn hoặc thuốc kháng nấm phù hợp.
Súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn là cách đơn giản nhất để loại bỏ nấm miệng ở người lớn. Do đặc thù niêm mạc mỏng manh ở khoang miệng, dung dịch sát khuẩn phải đảm bảo các tiêu chí
Dizigone – giải pháp cho nấm miệng ở người lớn
Đáp ứng nhu cầu này, dung dịch sát khuẩn Dizigone ra đời với mục tiêu cải thiện tình trạng nấm miệng cho người bệnh. Được sản xuất từ công nghệ kháng khuẩn ion hiện đại hàng đầu thế giới, Dizigone cho hiệu quả sát khuẩn ưu việt, tiêu diệt 100% nấm Candida trong khoang miệng CHỈ TRONG VÒNG 30 GIÂY. Thử nghiệm tại bộ môn Dược lý – ĐH Y Hà Nội cũng đã chứng minh tính an toàn tuyệt đối của Dizigone cho sức khỏe người bệnh.
Cách súc miệng trị nấm bằng dung dịch sát khuẩn Dizigone:
3.3. Các biện pháp điều trị hỗ trợ nấm miệng ở người lớn
Ngoài các biện pháp trên, người bệnh có thể hỗ trợ đẩy lùi nấm nhanh hơn bằng các biện pháp:
Nguồn: Dizigone.vn
1. Nguyên nhân gây nấm miệng ở người lớn
Thủ phạm chính gây ra nấm miệng là Candida albicans – loài nấm ký sinh quen mặt trong cơ thể người. Trong một nghiên cứu khoa học, loài nấm này đã được phát hiện trong đường tiêu hóa và khoang miệng ở khoảng 40 – 60% người lớn khỏe mạnh. Tuy vậy, trong điều kiện bình thường, nấm candida hoàn toàn không có khả năng gây hại. Chúng chung sống hòa bình với các lợi khuẩn khác và bị kìm hãm bởi các bạch cầu của hệ thống miễn dịch.
Thời điểm để candida bùng phát và gây bệnh trên người là khi sức đề kháng suy giảm. Các lợi khuẩn trở nên yếu thế, hệ miễn dịch cũng không còn đủ mạnh để ngăn ngừa sự phát triển của nấm. Nấm Candida tăng sinh nhanh chóng về số lượng và thường gây những hậu quả đầu tiên ở khoang miệng. Nếu không kịp thời điều trị, nấm miệng có thể lan tới toàn thân, thậm chí đe dọa tính mạng của con người. Ước tính mỗi năm tại Mỹ lại có khoảng 2800 đến 11200 người tử vong bởi nấm Candida.
2. Bảy đối tượng người lớn có nguy cơ cao bị nấm miệng
2.1. Bệnh nhân hen phế quản – Sử dụng corticoid kéo dài
Mọi bệnh nhân hen phế quản đều phải sống chung suốt đời với thuốc kiểm soát cơn hen – corticoid. Tuy giúp cải thiện đáng kể tình trạng hen, nâng cao chất lượng sống cho con người nhưng corticoid lại tồn tại nhược điểm không thể khắc phục. Nó làm suy giảm miễn dịch, tạo điều kiện cho các vi sinh vật có hại phát triển. Trong đó, loài sinh vật chớp “cơ hội” nhanh chóng nhất chính là nấm Candida. Ước tính cứ 5 người bệnh hen phế quản dùng corticoid lâu ngày lại có một người bị nấm miệng.
2.2. Bệnh nhân ung thư
Bệnh nhân ung thư thường phải điều trị bằng các phương pháp như hóa trị, xạ trị hay dùng thuốc. Nguyên tắc chung của các phương pháp này là tác động và làm suy yếu các tổ chức mang bệnh,.tránh để mầm bệnh xâm lấn tới toàn thân. Trong quá trình điều trị này, hệ miễn dịch của người bệnh cũng sẽ bị tác động tiêu cực. Vì vậy, nguy cơ gặp nấm miệng ở bệnh nhân ung thư cao gấp nhiều lần so với bình thường. Theo một nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Chennai – Ấn Độ,.tỷ lệ bệnh nhân ung thư bị nấm miệng lên tới 7 – 52%. Trong đó, đối tượng có nguy cơ cao nhất là.những bệnh nhân ung thư ở các vị trí đầu, mặt, cổ…
2.3. Bệnh nhân sử dụng kháng sinh dài ngày
Liệu trình kháng sinh dài ngày thường được áp dụng với những bệnh mạn tính như lao phổi, nhiễm khuẩn đường ruột… Khi dùng dài ngày, kháng sinh sẽ tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi trong khoang miệng và đường tiêu hóa. Hệ vi sinh trong cơ thể bị mất cân bằng nghiêm trọng, tạo cơ hội cho nấm tăng sinh. Vì vậy, những đối tượng này phải rất lưu ý vấn đề chăm sóc răng miệng để phòng ngừa nấm.
2.4. Bệnh nhân đái tháo đường
Đường là nguồn thức ăn ưa thích của nấm Candida và nhiều vi khuẩn khác. Khi bệnh nhân đái tháo đường không kiểm soát được đường huyết, nồng độ đường trong máu cao sẽ là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho nấm phát triển. Nghiên cứu tại trung tâm kỹ thuật Sinh học Bồ Đào Nha chỉ ra rằng bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ mắc nấm miệng cao gấp 3 lần so với người khỏe mạnh.
Bệnh nhân đái tháo đường dễ mắc nấm miệng nếu không kiểm soát được đường huyết
2.5. Bệnh nhân HIV
Cho đến nay, HIV vẫn còn là nỗi kinh hoàng cho toàn nhân loại qua nhiều thế kỷ. Nó khiến người sức đề kháng của người bệnh yếu đi từng ngày mà không gì có thể khắc phục. Trong điều kiện đó, nấm candida cũng là một phần tử “cơ hội” tăng sinh và gây bệnh. Không chỉ bị nấm trong khoang miệng, bệnh nhân HIV còn dễ phải đối mặt với tình trạng nhiễm nấm toàn thân.
2.6. Bệnh nhân gặp các tình trạng răng miệng đặc thù
Người đeo răng giả có nguy cơ cao bị nấm do gặp nhiều khó khăn trong vệ sinh khoang miệng. Đặc biệt, nếu sử dụng một hàm răng giả không vừa khít, chúng có thể gây những tổn thương, trầy xước nhỏ tại niêm mạc miệng. Đây là cánh cửa hẹp để nấm xâm nhập, làm ổ và gây ra viêm nhiễm.
Ngoài ra, một số người còn gặp tình trạng khô miệng kéo dài do bẩm sinh hoặc dùng thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm… Vì không được bảo vệ bởi các chất diệt khuẩn có trong nước bọt, khoang miệng dễ bị nấm Candida và các vi khuẩn có hại quấy phá.
2.7. Người hút thuốc, vệ sinh răng miệng kém
Hút thuốc gây khô miệng, giảm lưu thông máu và ức chế miễn dịch. Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách khiến mảng bám thức ăn lưu giữ lâu dài trong các kẽ răng, tạo nguồn dinh dưỡng cho nấm phát triển. Những yếu tố này làm tăng tỷ lệ nhiễm nấm miệng ở người trưởng thành nhưng đều có thể dễ dàng khắc phục được.
3. Cách điều trị nấm miệng ở người lớn
3.1. Loại bỏ yếu tố nguy cơ gây nấm miệng ở người lớn
Nấm miệng sẽ dễ dàng bị đẩy lùi hơn khi người bệnh loại bỏ được các yếu tố nguy cơ làm nấm phát triển. Với bệnh nhân hen phế quản, cần súc miệng ngay sau khi dùng corticoid đường hít để giảm thời gian thuốc lưu giữ trong khoang miệng. Với người bệnh tiểu đường, cần kiểm soát mức đường huyết của mình bằng liệu trình điều trị sẵn có. Nếu đã áp dụng đúng và đủ theo phác đồ của bác sĩ mà tình trạng đường huyết không cải thiện, bệnh nhân phải đến cơ sở y tế để được tư vấn tăng bậc điều trị cao hơn.
Trong trường hợp nấm miệng gây bởi các vấn đề đặc thù về răng miệng như khô miệng, bệnh nhân nên tăng cường bổ sung nước hàng ngày. Với bệnh nấm do hút thuốc và vấn đề vệ sinh, việc bỏ thuốc lá và vệ sinh khoang miệng cẩn thận là cần thiết để nấm miệng nhanh khỏi.
3.2. Dùng dung dịch sát khuẩn phù hợp
Khi nấm miệng ở mức độ nhẹ, người bệnh chỉ cần súc miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Tuy nhiên, nấm miệng ở người lớn thường gây bởi các bệnh nền phức tạp, rất khó để chữa khỏi chỉ với nước muối thông thường. Theo các chuyên gia y tế, cách duy nhất để giúp cải thiện tình trạng này là dùng dung dịch sát khuẩn hoặc thuốc kháng nấm phù hợp.
Súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn là cách đơn giản nhất để loại bỏ nấm miệng ở người lớn. Do đặc thù niêm mạc mỏng manh ở khoang miệng, dung dịch sát khuẩn phải đảm bảo các tiêu chí
- Khả năng sát khuẩn mạnh, tiêu diệt hoàn toàn nấm candida gây bệnh.
- Hiệu quả sát khuẩn nhanh, giúp nấm miệng nhanh khỏi.
- Không gây khô, xót, kích ứng khoang miệng trong mỗi lần dùng.
- An toàn, không gây tác dụng phụ đến sức khỏe.
- Được kiểm chứng chất lượng và cấp phép lưu hành.
Dizigone – giải pháp cho nấm miệng ở người lớn
Đáp ứng nhu cầu này, dung dịch sát khuẩn Dizigone ra đời với mục tiêu cải thiện tình trạng nấm miệng cho người bệnh. Được sản xuất từ công nghệ kháng khuẩn ion hiện đại hàng đầu thế giới, Dizigone cho hiệu quả sát khuẩn ưu việt, tiêu diệt 100% nấm Candida trong khoang miệng CHỈ TRONG VÒNG 30 GIÂY. Thử nghiệm tại bộ môn Dược lý – ĐH Y Hà Nội cũng đã chứng minh tính an toàn tuyệt đối của Dizigone cho sức khỏe người bệnh.
Cách súc miệng trị nấm bằng dung dịch sát khuẩn Dizigone:
- Súc miệng 3-4 lần/ngày trực tiếp bằng dung dịch Dizigone.
- Lưu giữ dung dịch trong khoang miệng tối thiểu 30 giây.
- Không cần súc lại bằng nước.
3.3. Các biện pháp điều trị hỗ trợ nấm miệng ở người lớn
Ngoài các biện pháp trên, người bệnh có thể hỗ trợ đẩy lùi nấm nhanh hơn bằng các biện pháp:
- Tăng cường lợi khuẩn
- Bổ sung dinh dưỡng
- Xây dựng lối sống lành mạnh
Nguồn: Dizigone.vn
Chủ đề tương tự
Người đăng:
ngotuan.tee
Ngày đăng:
Người đăng:
man010203
Ngày đăng:
Người đăng:
minhphuong9201
Ngày đăng: