Hạng B2
15/5/19
231
707
94
36
Do cùng quy định về giao thông đường bộ với mục đích chung là thiết lập được trật tự, an toàn nên nếu có đến hai luật để điều chỉnh thì rất khó tránh được sự trùng lặp, chồng chéo.
Nên chăng tích hợp 2 dự luật về giao thông


Tại Nghị quyết 70/NQ-CP, Chính phủ cho rằng cần thiết phải có Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ (GTĐB). Đồng thời, khi giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ nghiên cứu, xây dựng luật mới, Chính phủ cũng yêu cầu dự thảo luật mới phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật, không chồng chéo, trùng lặp với dự thảo Luật GTĐB sửa đổi.

Tuy nhiên, những nội dung trong dự thảo lần 4 dù đã được Bộ Công an chỉnh sửa cho không bị chỏi với dự thảo 1, 2 Luật GTĐB sửa đổi thì vẫn còn nhiều sự trùng lặp, bất hợp lý. Và như thế thì Bộ Công an đã chưa thực hiện đạt các yêu cầu của Chính phủ.

Dễ thấy ngay sự trùng lặp ở phạm vi điều chỉnh. Dù có nhiều quy định trong dự luật không được Bộ GTVT nêu chi tiết để tránh trùng lặp thì cả hai dự thảo đều cùng quy định về quy tắc GTĐB; kết cấu hạ tầng GTĐB (trong đó có hệ thống báo hiệu đường bộ); phương tiện và người tham gia GTĐB.

Để khắc phục tình trạng có quá nhiều luật không cần thiết, dễ gây rắc rối, lãng phí, tôi có hai đề xuất như sau:

Bộ Công an làm lại dự thảo

Trong tờ trình về dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn GTĐB, Bộ Công an cho là có luật này thì mới “tạo ra bước chuyển biến cơ bản, bền vững trong việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, thiết lập và duy trì trật tự, an toàn trong lĩnh vực GTĐB, giải quyết được những nguyên nhân cơ bản, sâu xa của thực trạng tai nạn giao thông…”.

Theo đó, nếu qua nghiên cứu thấy rằng rất cần thiết phải có luật trên, Bộ Công an nên thống nhất được với Bộ GTVT về nội dung xây dựng luật để loại bỏ những trùng lặp, chồng chéo. Khi Bộ Công an làm được một dự thảo mới hợp lý hơn, Quốc hội cũng sẽ dễ dàng xem xét, quyết định.


Chỉ cần ban hành một luật GTĐB hoàn chỉnh

Tiếng là dự thảo Luật GTĐB sửa đổi nhưng với 156 điều (dự thảo 1) hoặc 129 điều (dự thảo 2), tức đều nhiều hơn luật hiện hành gồm có 89 điều thì nên coi đó là Luật GTĐB mới để thay thế Luật GTĐB 2008. Xác định như thế sẽ phù hợp hơn.

Khi soạn thảo luật mới, chính Bộ GTVT cũng nhìn ra những thiếu sót của luật hiện hành và đã nỗ lực điều chỉnh, bổ sung để mong có được sự đầy đủ hơn nhằm mang lại nhiều hiệu quả hơn trong việc thực thi.

Cùng có mục đích tương tự, khi xây dựng Luật Bảo đảm trật tự, an toàn GTĐB, Bộ Công an cũng nhìn thấy nhiều sự chưa được của Luật GTĐB 2008 và đã chủ động sửa đổi, đề ra nhiều quy định mới để đưa vào dự thảo.


Như vậy, khi mục tiêu của Luật GTĐB mới cũng là để tạo ra sự trật tự, an toàn giao thông, nên chăng thay vì thêm Luật Bảo đảm trật tự, an toàn GTĐB thì chỉ cần là một Luật GTĐB mới đầy đủ hơn, phù hợp hơn với các yêu cầu của thực tiễn. Với phương án này, người dân và các cơ quan chức năng, trong đó có các cơ quan công an đều dễ nhớ, dễ thực thi.

Theo đó, để loại bỏ được sự trùng lặp rất khó tránh vì nếu không quy định những nội dung cần thiết thì mỗi luật đều có những thiếu sót, thay vì có hai luật khác nhau liên quan đến GTĐB thì chỉ cần có một Luật GTĐB mới.

Cụ thể, Bộ Công an có thể đặt hàng, góp ý để Bộ GTVT xây dựng được Luật GTĐB mới, bao gồm cả những chính sách mới mà Bộ Công an cho là cần phải có. Đối với nhiều nội dung đang được các văn bản dưới luật điều chỉnh và vẫn đang được thực thi tốt (như công tác tổ chức, chỉ huy, điều khiển giao thông, giải quyết ùn tắc, tai nạn GTĐB, xử lý vi phạm…), tùy trường hợp mà chưa vội luật hóa hết thảy để tránh tạo ra những văn bản luật rườm rà.

Chưa rõ giấy phép lái xe sẽ có bao nhiêu hạng

Luật GTĐB 2008 (do Bộ GTVT chủ trì soạn thảo) quy định có 13 hạng giấy phép lái xe (A1, A2, A3, A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FD, FE, FC). Khi dự thảo Luật GTĐB sửa đổi, với mong muốn có sự phù hợp với các quy định về phân hạng giấy phép lái xe tại Công ước Vienna, tạo điều kiện cho việc sử dụng giấy phép lái xe của Việt Nam ở nước ngoài…, Bộ GTVT lúc đầu muốn có 17 hạng, sau đó thể theo nhiều góp ý đã giảm thành 14 hạng.

Trong dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn GTĐB, có lúc Bộ Công an muốn có 17 hạng nhưng đến dự thảo 4 thì đã giảm còn 11 hạng (A1, A2, A3, B, C, D1, D, BE, CE, D1E, DE).
110% là tỉ lệ tăng của số ô tô đăng ký mới. Cụ thể, so sánh năm 2019 với năm 2009 thì ô tô đăng ký mới tăng 209.843 xe. Số mô tô đăng ký mới tăng 913.890 xe, tăng 34%.

Cũng từ năm 2009 đến nay, có 331.390 vụ tai nạn giao thông, làm chết 100.227 người (chủ yếu trong độ tuổi lao động), làm bị thương 333.435 người. Tai nạn giao thông xảy ra phần lớn do lỗi vi phạm của người tham gia giao thông, chiếm trên 90% số vụ.
(Theo tờ trình của Bộ Công an về dự thảo Luật Bảo đảm trật tự,
an toàn GTĐB)


Theo pháp luật
 
Hạng F
23/3/12
9.236
19.442
113
TP. HCM
Do cùng quy định về giao thông đường bộ với mục đích chung là thiết lập được trật tự, an toàn nên nếu có đến hai luật để điều chỉnh thì rất khó tránh được sự trùng lặp, chồng chéo.
View attachment 2290450

Tại Nghị quyết 70/NQ-CP, Chính phủ cho rằng cần thiết phải có Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ (GTĐB). Đồng thời, khi giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ nghiên cứu, xây dựng luật mới, Chính phủ cũng yêu cầu dự thảo luật mới phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật, không chồng chéo, trùng lặp với dự thảo Luật GTĐB sửa đổi.

Tuy nhiên, những nội dung trong dự thảo lần 4 dù đã được Bộ Công an chỉnh sửa cho không bị chỏi với dự thảo 1, 2 Luật GTĐB sửa đổi thì vẫn còn nhiều sự trùng lặp, bất hợp lý. Và như thế thì Bộ Công an đã chưa thực hiện đạt các yêu cầu của Chính phủ.

Dễ thấy ngay sự trùng lặp ở phạm vi điều chỉnh. Dù có nhiều quy định trong dự luật không được Bộ GTVT nêu chi tiết để tránh trùng lặp thì cả hai dự thảo đều cùng quy định về quy tắc GTĐB; kết cấu hạ tầng GTĐB (trong đó có hệ thống báo hiệu đường bộ); phương tiện và người tham gia GTĐB.

Để khắc phục tình trạng có quá nhiều luật không cần thiết, dễ gây rắc rối, lãng phí, tôi có hai đề xuất như sau:

Bộ Công an làm lại dự thảo

Trong tờ trình về dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn GTĐB, Bộ Công an cho là có luật này thì mới “tạo ra bước chuyển biến cơ bản, bền vững trong việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, thiết lập và duy trì trật tự, an toàn trong lĩnh vực GTĐB, giải quyết được những nguyên nhân cơ bản, sâu xa của thực trạng tai nạn giao thông…”.

Theo đó, nếu qua nghiên cứu thấy rằng rất cần thiết phải có luật trên, Bộ Công an nên thống nhất được với Bộ GTVT về nội dung xây dựng luật để loại bỏ những trùng lặp, chồng chéo. Khi Bộ Công an làm được một dự thảo mới hợp lý hơn, Quốc hội cũng sẽ dễ dàng xem xét, quyết định.


Chỉ cần ban hành một luật GTĐB hoàn chỉnh

Tiếng là dự thảo Luật GTĐB sửa đổi nhưng với 156 điều (dự thảo 1) hoặc 129 điều (dự thảo 2), tức đều nhiều hơn luật hiện hành gồm có 89 điều thì nên coi đó là Luật GTĐB mới để thay thế Luật GTĐB 2008. Xác định như thế sẽ phù hợp hơn.

Khi soạn thảo luật mới, chính Bộ GTVT cũng nhìn ra những thiếu sót của luật hiện hành và đã nỗ lực điều chỉnh, bổ sung để mong có được sự đầy đủ hơn nhằm mang lại nhiều hiệu quả hơn trong việc thực thi.

Cùng có mục đích tương tự, khi xây dựng Luật Bảo đảm trật tự, an toàn GTĐB, Bộ Công an cũng nhìn thấy nhiều sự chưa được của Luật GTĐB 2008 và đã chủ động sửa đổi, đề ra nhiều quy định mới để đưa vào dự thảo.


Như vậy, khi mục tiêu của Luật GTĐB mới cũng là để tạo ra sự trật tự, an toàn giao thông, nên chăng thay vì thêm Luật Bảo đảm trật tự, an toàn GTĐB thì chỉ cần là một Luật GTĐB mới đầy đủ hơn, phù hợp hơn với các yêu cầu của thực tiễn. Với phương án này, người dân và các cơ quan chức năng, trong đó có các cơ quan công an đều dễ nhớ, dễ thực thi.

Theo đó, để loại bỏ được sự trùng lặp rất khó tránh vì nếu không quy định những nội dung cần thiết thì mỗi luật đều có những thiếu sót, thay vì có hai luật khác nhau liên quan đến GTĐB thì chỉ cần có một Luật GTĐB mới.

Cụ thể, Bộ Công an có thể đặt hàng, góp ý để Bộ GTVT xây dựng được Luật GTĐB mới, bao gồm cả những chính sách mới mà Bộ Công an cho là cần phải có. Đối với nhiều nội dung đang được các văn bản dưới luật điều chỉnh và vẫn đang được thực thi tốt (như công tác tổ chức, chỉ huy, điều khiển giao thông, giải quyết ùn tắc, tai nạn GTĐB, xử lý vi phạm…), tùy trường hợp mà chưa vội luật hóa hết thảy để tránh tạo ra những văn bản luật rườm rà.


Chưa rõ giấy phép lái xe sẽ có bao nhiêu hạng

Luật GTĐB 2008 (do Bộ GTVT chủ trì soạn thảo) quy định có 13 hạng giấy phép lái xe (A1, A2, A3, A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FD, FE, FC). Khi dự thảo Luật GTĐB sửa đổi, với mong muốn có sự phù hợp với các quy định về phân hạng giấy phép lái xe tại Công ước Vienna, tạo điều kiện cho việc sử dụng giấy phép lái xe của Việt Nam ở nước ngoài…, Bộ GTVT lúc đầu muốn có 17 hạng, sau đó thể theo nhiều góp ý đã giảm thành 14 hạng.

Trong dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn GTĐB, có lúc Bộ Công an muốn có 17 hạng nhưng đến dự thảo 4 thì đã giảm còn 11 hạng (A1, A2, A3, B, C, D1, D, BE, CE, D1E, DE).


110% là tỉ lệ tăng của số ô tô đăng ký mới. Cụ thể, so sánh năm 2019 với năm 2009 thì ô tô đăng ký mới tăng 209.843 xe. Số mô tô đăng ký mới tăng 913.890 xe, tăng 34%.

Cũng từ năm 2009 đến nay, có 331.390 vụ tai nạn giao thông, làm chết 100.227 người (chủ yếu trong độ tuổi lao động), làm bị thương 333.435 người. Tai nạn giao thông xảy ra phần lớn do lỗi vi phạm của người tham gia giao thông, chiếm trên 90% số vụ.
(Theo tờ trình của Bộ Công an về dự thảo Luật Bảo đảm trật tự,
an toàn GTĐB)



Theo pháp luật
Luật sư TRẦN CÔNG LY TAO
Hợp lý!