Hạng B2
31/5/13
325
84
28
Vietnam
http://vnexpress.net/tin-tuc/oto-xe-may/tu-van/nen-giao-thong-hoang-da-o-viet-nam-3028582.html

Nhẹ thì lườm đểu, nặng hơn là "đi kiểu gì thế?", "mắt mù?". Đáng ngại là chúng ngày càng phổ biến.
Đó là thái độ của kẻ bắt nạt. Thích là chúng động tay chân, sử dụng tất cả những gì có thể, từ gạch đá chai lọ, vật vô tri vô giác cho tới vũ khí nóng. Để ăn thua. Không biết phải-trái, không biết mạnh-yếu, không biết nam-nữ, không biết già-trẻ, họ theo phản xạ của con thú trong người. Phần còn lại hẳn mọi người hình dung ra, qua bao nhiêu bài báo, bao nhiêu bức ảnh trên facebook, diễn đàn.
Tiếc thay đó là toàn cảnh cho những ứng xử hoang dã, giữa người với người ở đất nước cái gì cũng "đang phát triển".
Các nhà tâm lý và chuyên gia tội phạm học cho rằng va chạm giao thông nhỏ nhặt tưởng vô hại nhưng cuối cùng trở thành đẫm máu là do tâm lí căng thẳng trong cuộc sống; bế tắc ở tương lai; sức ép về công việc; thời gian; hạ tầng kém; mật độ quá tải; thiếu giáo dục; thiếu giao tiếp cần thiết; thiếu hiểu biết pháp luật. Họ dễ mất bình tĩnh, sẵn sàng bùng nổ, hung hăng, gây hấn, chửi bới, muốn thể hiện cái tôi.
Bằng chứng ư? Hãy gõ từ khoá: "Án mạng từ những va chạm giao thông", chỉ trong chưa đầy hai giây Google cho hàng vạn kết quả. Điều đó chứng tỏ cách ứng xử khi tham gia giao thông và cách giải quyết va chạm giao thông bằng nắm đấm vượt qua mức quan ngại mà tiến thẳng lên báo động.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
Tai-xe-3553-1408679030.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Khi nào chúng ta lái xe mà lịch sự như thế này? Ảnh: Smartdriving.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Một nguyên nhân nữa là có khi nào các bạn chợt nhận ra chúng ta lấy bằng quá nhanh? Giỏi đối phó, giỏi luồn lách, giỏi vào chuồng và thách đố nhau bằng những thứ như "chạy được bao nhiêu km/h?". Nhưng chúng ta chưa giỏi trong việc kiềm chế bản thân. Một tài xế ở Nhật có thể lóng ngóng, vã mồ hôi khi đi đường Hà Nội. Nhưng điều đó đâu đáng xấu hổ. Nỗi xấu hổ thực sự là khi nhìn thấy cảnh tài xế Nhật dừng lại, ra hiệu mời bạn đi bộ qua đường. Tại sao họ làm được mà chúng ta dù muốn cũng không thể?
Trong tương lai gần, căn bệnh xã hội này chắc chắn không thể thuyên giảm, nó vẫn âm ỉ, sẽ bùng lên thành dịch nếu kinh tế, xã hội tiếp tục chìm trong khủng hoảng và đạo đức xã hội không được cải thiện. Vậy chúng ta phải làm gì để "sống chung với lũ"?
Trước hết cần nhận dạng những đối tượng cần tránh:
- Những tài xế mặt lúc nào cũng hầm hầm, vì tính cách hoặc đã uống rượu bia. Những người chưa gì đã sừng cồ lên đòi ăn thua. Luôn chửi tục trước khi nói được một câu có nghĩa.
- Rất nhiều nam nữ thanh niên lấy hình xăm nghệ thuật làm cá tính, ngoài ra không ít kẻ xăm trổ tùm lum, đeo nanh hổ composite để lấy le, để "xù lông nhím". Thực chất là rất nhát, chỉ mạnh động khi có bày đàn.
- Giới anh chị giang hồ, đâm thuê chém mướn, xăm trổ hổ báo...tạo ra hình ảnh dữ tợn, cũng để "tự vệ". Nhưng không đáng lo ngại lắm, vì dù sao cũng "quân tử và cao thượng" nếu ta không thuộc đối tượng cần "làm việc".
- Ngại nhất là giới iêng hùng tụ tập rượu chè. Rồi trẻ thành thị tóc xanh tóc đỏ,thỉnh thoảng cắn viên thuốc lắc, ngáo đá.. Gặp những đối tượng này phải hết sức khôn khéo và tỉnh táo, đừng tạo cớ manh động và đừng để mình cuốn vào cái manh động của chúng.
Chúng ta cần phải trang bị cho mình:
1/ Trình độ văn hoá, kỹ năng ứng xử văn minh khi xảy ra va chạm giao thông.
2/ Kiến thức về pháp luật nói chung và kiến thức về luật giao thông. Cố gắng chấp hành tốt luật giao thông.
3/ Kỹ năng lái xe, điều khiển phương tiện. Kỹ năng xử lý tình huống sau tay lái.
4/ Thường xuyên rèn luyện sức khoẻ, tập thể thao, sinh hoạt điều độ... để khoẻ về tinh thần và thể chất, giúp có phản xạ tốt khi lái xe và khả năng tự vệ được khi gặp tình thế bất lợi.
5/ Kỹ năng nhận biết các "đối tượng". Kính trên nhường dưới, giúp đỡ người yếu thế, người trong hoàn cảnh khó khăn... Khôn khéo tỉnh táo trước nhóm đối tượng đông hơn hoặc kẻ liều lĩnh manh động.
6/ Tránh đi đêm nhất là những tuyến đường thưa vắng, thời tiết xấu, những nơi mất an toàn giao thông, điểm đen về tệ nạn và an ninh trật tự.
7/ Trang bị những thông tin cần thiết để có thể thực hiện cuộc gọi khẩn cấp nhằm nhận được trợ giúp từ gia đình, người thân cũng như chính quyền sở tại một cách kịp thời hiệu quả.
8/ Nên lắp đặt camera hành trình để có thêm chứng cứ phân xử đúng sai, giúp công dễ nhận dạng kẻ tình nghi trong những vụ tai nạn, trộm cướp...nơi tuyến đường mình đã đi qua.
9/ Cuối cùng, không ai bảo vệ mình tốt hơn chính mình. Gặp tình huống bất khả kháng, dù không muốn, chúng ta vẫn phải thoát hiểm và tự vệ. Nhưng nên nhớ dùi cui điện, bình xịt hơi cay..là công cụ hỗ trợ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép và phải sử dụng đúng qui định.
Ngoài xã hội cũng có nhiều phương pháp, kỹ năng tự vệ khác nhau với mục đích và văn hoá khác nhau như "Một điều nhịn, chín điều lành"; "Chưa đánh được người mặt đỏ như vang, đánh được người mặt vàng như nghệ" ; "Thuơng vợ con, anh vững vàng tay lái. Nhớ mẹ cha con giữ nhẹ chân ga".
Đừng để những va chạm giao thông nhỏ nhặt biến thành trọng án, để lại nỗi đau cho gia đình và xã hội.
Nguyễn Phúc Tâm
 
Hạng F
24/4/14
6.415
13.741
113
SG
Và tại sao biết mà không dẹp được? Không lẽ chính quyền bù nhìn sao?
không thể 1 sớm 1 chiều dọn dẹp cái đã ăn sâu vào ý thức được, nên các anh chính quyền khỏi làm cho khỏe
 
Hạng D
16/1/13
4.804
87.478
113
Mua xe

Ở Mỹ mà không có xe hơi thì chẳng khác nào bị cụt chân vì khoảng cách giữa các nơi thường là rất xa chứ không sát nhau như ở VN. Từ nhà đến siêu thị, gần thì cũng phải chục km, đến chỗ làm, trường học còn xa hơn lái xe tính thời gian nửa tiếng, 1 tiếng là chuyện thường (vì vậy dân Mỹ hay dời nhà là để thuận tiện đến chỗ làm). Hơn nữa, như em đã nêu, đi xe bus phải nói thật là phần lớn là dân mạt hạng. Thử hình dung trên 1 chiếc xe bus là những dân da đen nhìn dơ dơ, xăm trổ đầy mình và chỉ có mình F1 nhà các bác dân châu Á mắt đen nhỏ xíu ngồi trên xe bus đi 1 đoạn đường xa bác có yên tâm không? Bên cạnh đó, các yếu tố thời gian, đi bộ ... như đã nêu thì việc mua xe là rất cần thiết. Nên những gia đình có điều kiện 1 chút thì người ta mua xe hơi chứ không để con họ đi chung xe bus, rất nhiều rủi ro có thể xảy ra. Ngoại trừ các thành phố lớn như New York mới có hệ thống xe lửa chằng chịt và phương tiện công cộng thuận lợi, các nơi còn lại đa phần nên mua xe hơi đi lại cho thuận tiện, đặc biệt là vùng hẻo lánh.

1) Trước tiên phải nhắc đến bằng lái:

Nếu không có người quen ở Mỹ thì phải đi học lái xe ở trường dạy lái xe, thời gian học nhanh hay chậm, tốn tiền nhiều hay ít tùy thuộc vào khả năng của người lái xe. Chi phí trung bình từ $500 đến 1,000.

Nếu có người quen và người quen tốt bụng thì người ta có thể tập lái xe cho F1 của các bác. Đơn giản vì đối với Mỹ, lái xe là chuyện nhỏ như con thỏ và chỉ cần đạt các kỹ năng là có bằng lái, chứ không đánh đố kiểu kiếm tiền như ở VN.

Bằng lái xe ở VN không được thừa nhận cho sinh viên nhé, tức nếu khách du lịch thì có thể sử dụng bằng lái của VN để đi lại (tùy luật mỗi bang cho phép nhưng đa phần là cho) còn SV thì phải thi lại hoàn toàn chứ không có chuyện đổi bằng. Việc sử dụng bằng lái quốc tế, tức bằng VN rồi bỏ tiền làm cái bằng quốc tế rồi lái xe ở Mỹ chỉ dùng cho lái xe đi du lịch, chứ đi học thì đa phần SV VN thi bằng mới vừa làm ID luôn cho tiện.

Tùy theo bang mà luật mỗi nơi mỗi khác, nơi cấp bằng là DMV - department of motor vehicle hoặc DPS - department of public safety tiếng Việt dịch là Sở Giao thông công chánh hoặc Sở GTVT. Sau khi thi lý thuyết (thi trắc nghiệm, khoảng 30 câu hỏi, yêu cầu pass 24 hoặc 27 câu) sẽ được tờ giấy xác nhận được lái xe với người ngồi bên cạnh có bằng lái >1 năm.

Khi thấy tự tin muốn thi thì đến đăng ký thi, sáng đăng ký chờ thi liền. Người chấm thi ngồi bên cạnh sẽ là người của DMV/DPS và chạy 1 vòng theo yêu cầu của nó, nếu đạt sẽ là đậu. So với VN thì quy trình thi GPLX lái xe của Mỹ quả thật siêu đơn giản. Cho em thi GPLX của VN, qua sa hình các loại với các cảm biến, xe thi là xe của trung tâm ... đảm bảo sẽ rớt đẹp. Dễ là vậy nhưng sao Mỹ không có (hay ít có) tình trạng "xe điên" (thực tế là người lái điên) như ở VN.

Theo em thì có lẽ thi GPLX ở Mỹ là dễ nhất thế giới. 1 phần do xe hơi quá phổ biến, 1 phần do tính minh bạch (không có chuyện người chấm thi bằng lái ăn hối lộ rồi cho qua đâu nhe) và quan trọng là luật lệ, biển báo rõ ràng, có đủ các kỹ năng là có thể lái xe chứ không đánh đố người lái. Hệ thống đường xá, biển báo ở Mỹ chỉ diễn tả bởi 1 từ là hoàn hảo, tích lũy từ hàng trăm năm mới được như vậy. Ở Úc nghe nói thi bằng lái phức tạp hơn, thi rồi còn phải dán biển phân loại mới biết lái, 1 năm kinh nghiệm gì đó trên xe.

Biết lái xe sẵn ở VN là 1 lợi thế, tuy nhiên khi đi thi bằng lái ở Mỹ dễ rớt và phải thi lại lần 2-3 mới đậu. Do luật lái xe của Mỹ có 2 điểm khác biệt rất lớn mà cần phải có thời gian mới quen.

Điểm đầu tiên là khi gặp Stop sign thì phải dừng hẳn (complete stop) rồi nhìn trái và phải thấy an toàn mới được đi (nếu xảy ra tai nạn mình hoàn toàn lỗi). SV Việt hay bị là chạy chậm khi đến biển stop sign nhưng không dừng hẳn và thấy vắng xe (thường thì đường xá bên Mỹ vắng xe ngoại trừ thành phố lớn) là đi luôn nên dễ bị đánh rớt lỗi này.

Điểm thứ 2 là khi đang đi trên đường ưu tiên, ở ngã 3 (có xe cắt ngang, mình đang đi thẳng) thì theo phản xạ mình đạp thắng là bị trừ điểm. Điều này là do VN mình đếk có luật lệ gì, đến ngã 3 thì xe nào đến trước là đi trước, thằng nào đụng là thấy mẹ. Còn tụi Mỹ thì rõ ràng, tao đang đi thẳng, mày ở ngã 3 ra tức quyền ưu tiên đang thuộc xe đi thẳng (thường sẽ có stop sign hoặc yield sign - tức phải nhường đường nếu xe đang ở đường không ưu tiên) mày mà ra tao phang thẳng và còn lời nữa.

Phải mất 1 thời gian sau nếu ở lâu trên nước Mỹ sẽ tập được phản xạ này (tức thấy có xe ở ngã 3 ra nhưng mình chẳng bao giờ đạp chân vào thắng). Ở VN em cũng thấy có stop sign (vd trên đường Lê Duẩn đến ngã 3 NKKN có bảng stop sign) nhưng chẳng thấy ai dừng hẳn bao giờ.
 
  • Like
Reactions: corolla95