Hạng D
7/5/09
1.078
6
38
Kính mời các bác up những tấm hình có tính chất truyền thống vẫn còn lại tới thế kỷ này.
 
Một cây nêu, hình ảnh quen thuộc thời xưa nhưng hiếm thấy trong Tết Cổ truyền Việt Nam hiện nay: 
  
untitledpanorama1.jpg
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
7/5/09
1.078
6
38
iphone2010 nói:
cây nêu là cây tre hay cây gì vậy bác?

Cây nêu là một thân cây được người dân Việt Nam nói chung, bao gồm cả một số dân tộc thiểu số và người Kinh, đem trồng trước sân nhà mỗi dịp tết Nguyên Đán, trên ngọn cây đeo một vòng tròn nhỏ và treo nhiều vật dụng có tính chất biểu tượng tùy theo địa phương, phong tục, dân tộc.
Cây nêu được dựng với mục đích ban đầu, theo truyền thuyết, nhằm ngăn ngừa không cho quỷ từ biển Đông vào đất liền và bén mảng đến nơi người cư ngụ. Tuy nhiên, theo thời gian, theo địa phương, theo dân tộc và tập quán của cộng đồng, ý nghĩa của việc trồng cây nêu ngày Tết đã trải rộng hơn.
<h2>Sự tích</h2> Theo Nguyễn Đổng Chi trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, sự tích cây nêu được tóm tắt[sup] [/sup]như sau:
Ngày xưa Quỷ chiếm toàn bộ đất nước và con người chỉ làm thuê, phải nộp hoa màu cho Quỷ. Quỷ ngày càng bóc lột Người quá tay. Người quá khổ cực nên cầu cứu Đức Phật giúp đỡ. Sau vài lần Người (được Phật chỉ dẫn) đánh lừa Quỷ khi trồng khoai, lúa, ngô để lấy phần thu hoạch về mình, Quỷ đòi lại đất, không cho Người làm thuê nữa.
Phật bàn với Người điều đình với Quỷ, xin miếng đất bằng bóng chiếc áo cà sa treo trên ngọn cây tre. Quỷ thấy không thiệt hại gì nên đồng ý. Khi đó Phật dùng phép thuật để bóng chiếc áo cà sa đó che phủ toàn bộ đất đai khiến Quỷ mất đất phải chạy ra biển Đông.
Do mất đất sống nên Quỷ huy động quân vào cướp lại. Trận đánh này bên Quỷ bị thua sau khi bị bên Người tấn công bằng máu chó, lá dứa, tỏi, vôi bột... và Quỷ lại bị Phật đày ra biển Đông. Trước khi đi, Quỷ xin Phật thương tình cho phép một năm được vài ba ngày vào đất liền viếng thăm phần mộ của tổ tiên cha ông. Phật thương hại nên hứa cho.
Do đó, hàng năm, cứ vào dịp Tết Nguyên đán là những ngày Quỷ vào thăm đất liền thì người ta theo tục cũ trồng cây nêu để Quỷ không bén mảng đến chỗ Người cư ngụ. Trên nêu có treo khánh đất, có tiếng động phát ra khi gió rung để nhắc nhở bọn Quỷ nghe mà tránh. Trên ngọn cây nêu còn buộc một bó lá dứa hoặc cành đa mỏ hái để cho Quỷ sợ. Ngoài ra, người ta còn vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía đông và rắc vôi bột xuống đất trước cửa ra vào trong những ngày Tết để cấm cửa Quỷ.
Như vậy, trong truyền thuyết, cổ tích dân gian Việt Nam đã lý giải tại sao ngày tết phải cắm nêu, phải treo cành trúc trước nhà và sự lý giải đó không đi ngoài triết thuyết Phật giáo và Lão giáo. Cây nêu trở thành biểu tượng của sự đấu tranh giữa thiện và ác, giữa thiên thần và quỷ dữ nhằm bảo vệ cuộc sống bình yên cho con người. Ngày tết thần linh về trời, tất nhiên con người cần có những "bảo bối" của thần nhằm đề phòng cảnh giác, chống lại sự xâm nhập của ác quỷ lúc con người vui chơi[sup].[/sup]
 
 
Hạng F
10/11/07
5.229
405
83
cây nêu thì không còn nhưng mồng bảy tết người ta, nhất là nhưng gđ nngoaif bắc, vẫn còn có tục lệ cúng và quây quần cả nhà ăn cơm hạ cây nêu!
 
Hạng F
13/1/06
12.146
2.244
113
60
Bình Thạnh -Tp HCM
Trong một lần về miền Tây đi viếng Chùa Bà dịp cuối năm cận Tết, tui cũng chụp được vài kiểu hình cây nêu đây:

 

 

 

 

 

 
 
Hạng D
25/12/08
2.082
160
63
Hợ chùa nào cũng có cái cây này, nó là ... trụ cờ bình thường thôi mà bác. Ngày thường nó sẽ dc treo 3 lá cờ, cờ VN, cờ phật và cờ của chùa. Có thể tụ trì chùa tận dụng để làm cây nêu, nhưng nó ko phải nêu vì nó đang treo phướn mà ?