Tập Lái
29/7/11
12
0
0
Khi lái xe chay tốc độ khoảng 80km/giờ trên đoạn đường cho phép, đôi khi tôi nghĩ nếu bể bánh trước thì mình phải xử lý như thế nào? Nhờ các Bro chỉ dùm với. Thanks
 
Hạng B2
6/9/11
371
90
28
Re:Nếu ô tô đang chạy nhanh bể bánh trước thì xử lý thế nào nhỉ?

Nếu chưa bị mất lái và còn đủ tỉnh táo thì giảm ga, bật đèn khẩn cấp để từ từ tấp vô lề. còn không thì chỉ có nhắm mắt.
 
Hạng D
11/8/09
2.852
177
63
Re:Nếu ô tô đang chạy nhanh bể bánh trước thì xử lý thế nào nhỉ?

Nam_Viet nói:
Nếu chưa bị mất lái và còn đủ tỉnh táo thì giảm ga, bật đèn khẩn cấp để từ từ tấp vô lề. còn không thì chỉ có nhắm mắt.
24.gif
24.gif
24.gif
24.gif
 
1/4/07
21.905
16.705
113
0913168658
Re:Nếu ô tô đang chạy nhanh bể bánh trước thì xử lý thế nào nhỉ?

Bác đừng lo, không sao cả.
Bác cứ kềm chặt tay lái là an tâm; Trợ Lực lái chủ yếu làm việc này, sau dó giảm ga, ngừng xe.
 
Hạng D
11/5/11
1.132
127
63
Saigon
Re:Nếu ô tô đang chạy nhanh bể bánh trước thì xử lý thế nào nhỉ?

Kiem tra ap suat sau khi di doan duong dài
 
Hạng B2
15/9/10
187
34
28
TP.HCM
Re:Nếu ô tô đang chạy nhanh bể bánh trước thì xử lý thế nào nhỉ?

giữ chắc tay lái và rà thắng từ từ ko được đạp thắng gấp,
 
Hạng B2
7/1/11
366
5
18
Quảng Trị
Re:Nếu ô tô đang chạy nhanh bể bánh trước thì xử lý thế nào nhỉ?

Đối phó với các tình huống khẩn cấp ( 19/9/2011 ) Khi nổ lốp, hầu hết tài xế phanh gấp, đánh xe vào vệ đường trong khi thao tác đúng phải là nhấn nhẹ chân ga, giữ vững vô-lăng rồi sau đó mới giảm tốc Để có bằng lái máy bay, các phi công phải trải qua những sự cố khẩn cấp giả định. Tuy nhiên, các bài thi bằng hơi lại chủ yếu tập trung vào kỹ năng nên hầu hết mọi người chưa có nhiều kinh nghiệm trong các tình huống nguy kịch.
Các chuyên gia tại trang web nổi tiếng Edmunds.com đã tổng kết cách xử lý cho 10 tình huống khẩn cấp. Nội dung được chia làm 3 phần. Phần đầu tiên ứng phó khi nổ hay mất chân ga. Phần thứ hai tập trung tới những biện pháp để tận dụng sự giúp sức của hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Phần 3 chia sẻ cách khắc phục bánh xe bị trượt khi lao xuống vệ đường và bánh bị trượt.
Tình huống thứ nhất: Nổ lốp
Để sống sót khi nổ lốp, bạn hãy tưởng tượng mình đang bị cảnh sát đuổi. Hãy nhấn ga và lái thẳng lên phía trước. Tiếng lốp nổ khiến hầu hết tài xế giật mình và mắc sai lầm là cho xe chậm dần để tấp vào lề đường. Với chiếc lốp hỏng và đặc biệt ở tốc độ cao, phanh gấp và lái xe vào lề đường khiến bạn dễ gây tai nạn hơn bao giờ hết.
Các chuyên gia ở Edmunds đào tạo tài xế bằng cách ngồi ở ghế sau và cho lốp nổ bằng thuốc nổ loại nhẹ. Gần như không ai mất lái và dưới đây là những bước các học viên đã làm:
Giữ chân ga trong khoảng 2 giây và tiếp tục lái thẳng. Quãng thời gian này đóng vai trò quan trọng, giúp bạn trấn tĩnh để không thực hiện cú phanh hoặc đánh lái chết người.
Sau 2 giây, bạn từ từ nhả chân ga. Lực tác động của chiếc bánh bị nổ khiến chiếc xe chậm dần đến khi dừng hẳn.
Quãng thời gian 2 giây có thể khiến nhiều tài xế cảm thấy khó ước lượng. Theo Edmunds, quan trọng nhất là hãy giữ thẳng lái, để chân xa chân phanh (hoặc chân côn). Khi xe xuống khoảng 45 km/h, bật xi-nhan để tấp vào lề đường.
Những hướng dẫn trên ở điều kiện lý tưởng. Trong trường hợp cần phải phanh sau khi giữ được lái, hãy nhớ thực hiện một cách nhẹ nhàng.
Theo thống kê, hầu hết các vụ nổ lốp xảy ra trên đường cao tốc, thời tiết nóng và lốp non hơi. Vì vậy, hãy thường xuyên kiểm tra áp suất lốp hoặc sử dụng hệ thống hiển thị.
Tình huống thứ hai: Vỡ hoa lốp
Dù xảy ra tương tự nhau về mặt kỹ thuật nhưng vỡ hoa lốp đôi khi còn nguy hiểm hơn nổ lốp. Đây là sự cố mà hoa lốp và dây thép phía trong rời ra một phần hoặc bung ra. Sự mất về trọng lượng và bề mặt khiến lốp bị đảo khi quay ở vận tốc 1.000 vòng/phút, gây những rung động mạnh cho bình nhiên liệu, ống dẫn dầu phanh, ghế sau, cửa sổ...

Hiện tượng này xảy ra trong vài ngày nhưng cũng có thể chỉ ít giây với tiếng ồn lớn và chắc, sau đó to dần. Đến khi vành sắt trong lốp tiếp xúc với mặt đường bạn sẽ nghe thấy tiếng kim loại bị ma sát.
Để xử lý, bạn hãy nhấp chân ga một chút rồi nhẹ nhàng bỏ ra. Trong lúc đó, tiếp tục lái thẳng tới khi đảm bảo an toàn và cho xe tấp vào lề đường.
Lý do mà tình huống này có thể nguy hiểm hơn cả nổ lốp là khi hoa bị văng ra, tiếng kêu mất và nhiều tài xế cho rằng không có vấn đề gì xảy ra. Trong khi đó, xe đang ở trạng thái hết sức nguy hiểm.
Tình huống thứ ba: Mất chân ga

Hiện tượng bướm ga bị tắc, dẫn tới chân ga mất tác dụng, rất ít khi xảy ra. Nhưng ngay khi thấy động cơ ở trạng thái bắt đầu không thể kiểm soát, hãy dừng xe ngay lập tức và thao tác các bước sau:
Chuyển về số N hoặc cắt côn. Đừng bận tâm về động cơ khi chuyển về số N bởi hệ thống giới hạn tốc độ động cơ trên các xe hiện đại sẽ giúp nó tránh bị hỏng. Sau đó bạn chuyển về số R (số lùi) để tắt động cơ hoặc trở lại số N nếu điều này không xảy ra. Trong trường hợp không thể về số N, hãy tắt khóa khởi động.
Tình huống thứ tư: Tăng tốc bất ngờ
Còn được gọi là tăng tốc không dự tính trước. Nó không xuất phát từ vấn đề kỹ thuật mà do tài xế bất ngờ nhấn chân ga. Đây là sự cố mà hầu hết những người mới lái mắc phải ít nhất một lần, và họ luôn khẳng định ấn chân phanh chứ không phải chân ga.
Khi gặp phải vấn đề này, tương tự như trường hợp mất chân ga, hãy dừng xe ngay lập tức và nhanh chóng chuyển về số N. Trong trường hợp không thể, hãy tắt khóa khởi động.

Dù xe có hay không có chống bó cứng phanh ABS, điều quan trọng nhất khi dừng xe khẩn cấp là các tài xế cần biết phải làm gì.
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS ngày càng trở nên phổ biến và dần được coi là một trong những thiết bị an toàn quan trọng nhất. Tuy nhiên, ABS chỉ là công nghệ hỗ trợ. Tự bản thân nó không thể xử lý hộ tài xế nên hiểu đúng về tác dụng của ABS sẽ giúp bạn lái đối phó tốt với những tình huống nguy kịch.
Tình huống thứ năm: Dừng gấp khi không có ABS
ABS mới phổ biến nên các tài xế gặp phải tình huống này rất nhiều. Thao tác đúng nhất lúc dừng khẩn cấp là tiếp tục giữ chân phanh. Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo không nhấn quá mạnh tới mức bánh xe bị khóa cứng, dẫn tới trượt trên mặt đường.
Mục đích quan trọng nhất khi phanh là cho xe dừng tại một điểm theo ý muốn. Để làm được điều này, dĩ nhiên bạn phải không bị mất lái. Nếu đã lỡ nhấn hết chân phanh, hãy nhả ra chút ít rồi tiếp tục nhấn theo kiểu kiểu nhấp-nhả liên tục và kết hợp với tay lái để xe dừng đúng chỗ. Ngoài ra, khi phải dừng khẩn cấp, nhiều tài xế thường đánh hết lái về phía trái hoặc phía phải. Vì vậy, đừng nhả hẳn phanh khi xe chưa ở trong tầm kiểm soát.
Những lưu ý trên chỉ là lý thuyết. Để hiện thực hóa trong những sự cố thật, cách tốt nhất là luyện tập.
Chọn một con đường vắng, cho xe di chuyển. Sau đó bạn bắt đầu nhấn phanh. Đến khi nghe thấy tiếng lốp rít, đó là dấu hiệu cho thấy nó sắp bị trượt trên mặt đường. Đây được coi là mức tốt nhất để bạn vừa phanh vừa điều khiển được xe. Nhưng nếu nghe thấy tiếng "tru", chắc chắn lốp đã bị bó và không thể điều khiển theo ý muốn. Hãy nhả phanh rồi nhấn trở lại.
Tình huống thứ sáu: Dừng gấp khi có ABS
Nếu xe có hệ thống ABS, hãy tự tin đạp mạnh chân phanh xuống tận sàn, giữ chặt cho tới khi xe dừng hẳn. Tuy nhiên, nên nhớ ABS chỉ hỗ trợ còn bạn mới là người cầm lái. Bạn cần tập trung cho nhiệm vụ điều khiển xe, trong khi ABS chịu trách nhiệm nhấn-nhả phanh (khoảng 15 lần mỗi giây).
Dẫu ABS rất hữu dụng nhưng vẫn cần phải huấn luyện. Bởi trong đa số các trường hợp, các tài xế không nhấn hết chân phanh hoặc không giữ tới lúc xe dừng hẳn. Họ thường phanh thành nhiều giai đoạn (tức ấn nhẹ rồi mới ấn mạnh) và nhả ra theo phản xạ. Một sinh viên trong buổi đào tạo của Edmunds đã đưa xe ra lề đường vì không phanh đủ lực. Lý do mà cô đưa ra là "Em sợ xe bị trượt".
Khi tập luyện ban đầu nên thử ở vận tốc khoảng 40 km/h. Sau đó khi đã thuần thục, bạn có thể thử ở vận tốc cao. Đừng quan tâm tới tiếng lốp rít bởi nhấn nhẹ chân ga và mài mòn lốp một chút không ảnh hưởng tới xe.
Tình huống thứ bảy: Tránh tai nạn với ABS
Trong tiếng Anh, các chuyên gia rút ra 3 chữ "S" quan trọng nhất với ABS. Đó là "Stomp, Stay and Steer - đạp mạnh, giữ và lái". Công dụng hữu ích nhất của ABS là cho phép tài xế điều khiển xe bình thường dù đạp hết chân phanh.
Tuy nhiên, có một vấn đề là tài xế thường bị "choáng" trước các sự cố và có xu hướng đánh lái quá nhiều về một hướng. Điều này rất nguy hiểm vì ở tốc độ cao, chỉ cần đánh lái nhẹ, quãng đường di chuyển đã rất dài. Sự mất lái lại khiến họ càng sợ và nhả phanh ra khiến ABS mất tác dụng.
Để luyện tập, bạn có thể dùng những chai nước đặt vuông góc với hướng lái ở một nơi thuận lợi. Bắt đầu nhấn ga, đến gần hãy phanh mạnh, đánh lái để vòng qua chướng ngại vật trên. Hãy cố gắng kiên trì và đừng tiếc xe bởi cái quý giá nhất là kinh nghiệm để bạn tự tin xử lý.
Trong phần cuối này, các chuyên gia Edmunds chia sẻ kinh nghiệm xử lý sự cố phổ biến như hai bánh bị trượt ra lề đường.
Mặc dù đây là tình huống thường xuyên xảy ra nhưng nhiều người không biết phải làm những gì và kết quả thường rất tồi tệ.
Tình huống thứ tám: Hai bánh bị trật khỏi đường
Đây là sự cố dễ mắc phải nhất trong 10 trường hợp hợp khẩn cấp. Cách xử lý cũng rất đơn giản với điều kiện bạn đừng vội vàng tìm mọi cách đưa bánh lên mặt đường. Hãy bình tĩnh và thực hiện các bước sau:
Nhẹ nhàng giảm ga. Đừng chạm vào chân phanh nếu không bắt buộc phải phanh (như xe đang ở đèo dốc hoặc phía trước có chướng ngại vật). Phanh xe vào thời điểm này rất dễ ảnh hưởng tới hệ thống ABS trị giá hàng trăm USD.
Tiếp tục lái xe song song với lề đường và giảm vận tốc xuống khoảng 55 km/h đến 65 km/h. Sau đó nhẹ nhàng đánh lái một góc nhỏ để xe leo lên mặt đường. Nếu lái một góc quá 5 độ, bạn có thể khiến xe vọt lên quá nhanh.
Trong tình huống hai bánh bị trượt nhưng phía trước lại có chướng ngại vật, bạn có thể nhấp phanh nhưng đừng đánh lái quá 15 độ. Lý do là nếu quay vô-lăng 45-60 độ để leo lên mặt đường, hai lốp trước sẽ đạt độ bám đường đầy đủ sớm hơn hai bánh sau. Điều này có thể khiến xe bị quay hoặc húc vào xe khác do leo lên đột ngột.
Tình huống thứ chín: Bánh trước bị trượt
Khi bánh trước bị trượt hãy bỏ chân ga, đừng chạm vào phanh và chờ đợi đến khi xe có độ bám đường trở lại. Bạn không nên phí công quay vô-lăng để hy vọng điều thần kỳ. Đánh lái quá nhiều còn có thể khiến xe bị mất phương hướng khi lốp bất ngờ hết trượt.
Edmunds ví đánh lái và phanh ở tình huống này chẳng khác nào việc cố gắng rút tiền từ tài khoản trống rỗng. Bởi bạn đang yêu cầu xe có độ bám đường cao hơn mức mà lốp có thể cung cấp.
Tình huống thứ mười: Lốp sau mất độ bám đường
Để đối phó, hãy đạp thật mạnh phanh xuống sàn và giữ cho tới khi xe dừng hẳn. Sau đó đếm đến "3" và từ từ nhả chân phanh nếu muốn tiếp tục di chuyển. Trong trường hợp nhả phanh trước khi xe dừng hẳn - dù chỉ đi khoảng 10 km/h - xe của bạn sẽ bị mất phương hướng.
Giới mê đua xe thường thấy các tay đua bị trượt bánh sau ở tốc độ tới 300 km/h nhưng vẫn không bị va vào tường. Đó là những người đã được đào tạo kỹ để có thể giữ tốt hướng lái khi khẩn cấp. Còn với các tài xế ít kinh nghiệm, chỉ cần ở 40 km/h, tâm lý khiến họ không thể chủ động.
Hi vọng bác không gặp những tình huống như thế này.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
5/8/06
2.079
32.231
113
Re:Nếu ô tô đang chạy nhanh bể bánh trước thì xử lý thế nào nhỉ?

Nếu Bim hay Mer thì thấy bình thường, nhiều lúc bể bánh xong xong chạy xong 1 đoạn mới biết. To thì em chưa bị nên chưa biết cảm giác lúc đó như thế nào.
 
Hạng D
3/1/10
1.810
95
48
TP. HCM
Re:Nếu ô tô đang chạy nhanh bể bánh trước thì xử lý thế nào nhỉ?

vinhlinh123 nói:
Đối phó với các tình huống khẩn cấp ( 19/9/2011 ) Khi nổ lốp, hầu hết tài xế phanh gấp, đánh xe vào vệ đường trong khi thao tác đúng phải là nhấn nhẹ chân ga, giữ vững vô-lăng rồi sau đó mới giảm tốc Để có bằng lái máy bay, các phi công phải trải qua những sự cố khẩn cấp giả định. Tuy nhiên, các bài thi bằng hơi lại chủ yếu tập trung vào kỹ năng nên hầu hết mọi người chưa có nhiều kinh nghiệm trong các tình huống nguy kịch.
Các chuyên gia tại trang web nổi tiếng Edmunds.com đã tổng kết cách xử lý cho 10 tình huống khẩn cấp. Nội dung được chia làm 3 phần. Phần đầu tiên ứng phó khi nổ hay mất chân ga. Phần thứ hai tập trung tới những biện pháp để tận dụng sự giúp sức của hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Phần 3 chia sẻ cách khắc phục bánh xe bị trượt khi lao xuống vệ đường và bánh bị trượt.
Tình huống thứ nhất: Nổ lốp
Để sống sót khi nổ lốp, bạn hãy tưởng tượng mình đang bị cảnh sát đuổi. Hãy nhấn ga và lái thẳng lên phía trước. Tiếng lốp nổ khiến hầu hết tài xế giật mình và mắc sai lầm là cho xe chậm dần để tấp vào lề đường. Với chiếc lốp hỏng và đặc biệt ở tốc độ cao, phanh gấp và lái xe vào lề đường khiến bạn dễ gây tai nạn hơn bao giờ hết.
Các chuyên gia ở Edmunds đào tạo tài xế bằng cách ngồi ở ghế sau và cho lốp nổ bằng thuốc nổ loại nhẹ. Gần như không ai mất lái và dưới đây là những bước các học viên đã làm:
Giữ chân ga trong khoảng 2 giây và tiếp tục lái thẳng. Quãng thời gian này đóng vai trò quan trọng, giúp bạn trấn tĩnh để không thực hiện cú phanh hoặc đánh lái chết người.
Sau 2 giây, bạn từ từ nhả chân ga. Lực tác động của chiếc bánh bị nổ khiến chiếc xe chậm dần đến khi dừng hẳn.
Quãng thời gian 2 giây có thể khiến nhiều tài xế cảm thấy khó ước lượng. Theo Edmunds, quan trọng nhất là hãy giữ thẳng lái, để chân xa chân phanh (hoặc chân côn). Khi xe xuống khoảng 45 km/h, bật xi-nhan để tấp vào lề đường.
Những hướng dẫn trên ở điều kiện lý tưởng. Trong trường hợp cần phải phanh sau khi giữ được lái, hãy nhớ thực hiện một cách nhẹ nhàng.
Theo thống kê, hầu hết các vụ nổ lốp xảy ra trên đường cao tốc, thời tiết nóng và lốp non hơi. Vì vậy, hãy thường xuyên kiểm tra áp suất lốp hoặc sử dụng hệ thống hiển thị.
Tình huống thứ hai: Vỡ hoa lốp
Dù xảy ra tương tự nhau về mặt kỹ thuật nhưng vỡ hoa lốp đôi khi còn nguy hiểm hơn nổ lốp. Đây là sự cố mà hoa lốp và dây thép phía trong rời ra một phần hoặc bung ra. Sự mất về trọng lượng và bề mặt khiến lốp bị đảo khi quay ở vận tốc 1.000 vòng/phút, gây những rung động mạnh cho bình nhiên liệu, ống dẫn dầu phanh, ghế sau, cửa sổ...

Hiện tượng này xảy ra trong vài ngày nhưng cũng có thể chỉ ít giây với tiếng ồn lớn và chắc, sau đó to dần. Đến khi vành sắt trong lốp tiếp xúc với mặt đường bạn sẽ nghe thấy tiếng kim loại bị ma sát.
Để xử lý, bạn hãy nhấp chân ga một chút rồi nhẹ nhàng bỏ ra. Trong lúc đó, tiếp tục lái thẳng tới khi đảm bảo an toàn và cho xe tấp vào lề đường.
Lý do mà tình huống này có thể nguy hiểm hơn cả nổ lốp là khi hoa bị văng ra, tiếng kêu mất và nhiều tài xế cho rằng không có vấn đề gì xảy ra. Trong khi đó, xe đang ở trạng thái hết sức nguy hiểm.
Tình huống thứ ba: Mất chân ga

Hiện tượng bướm ga bị tắc, dẫn tới chân ga mất tác dụng, rất ít khi xảy ra. Nhưng ngay khi thấy động cơ ở trạng thái bắt đầu không thể kiểm soát, hãy dừng xe ngay lập tức và thao tác các bước sau:
Chuyển về số N hoặc cắt côn. Đừng bận tâm về động cơ khi chuyển về số N bởi hệ thống giới hạn tốc độ động cơ trên các xe hiện đại sẽ giúp nó tránh bị hỏng. Sau đó bạn chuyển về số R (số lùi) để tắt động cơ hoặc trở lại số N nếu điều này không xảy ra. Trong trường hợp không thể về số N, hãy tắt khóa khởi động.
Tình huống thứ tư: Tăng tốc bất ngờ
Còn được gọi là tăng tốc không dự tính trước. Nó không xuất phát từ vấn đề kỹ thuật mà do tài xế bất ngờ nhấn chân ga. Đây là sự cố mà hầu hết những người mới lái mắc phải ít nhất một lần, và họ luôn khẳng định ấn chân phanh chứ không phải chân ga.
Khi gặp phải vấn đề này, tương tự như trường hợp mất chân ga, hãy dừng xe ngay lập tức và nhanh chóng chuyển về số N. Trong trường hợp không thể, hãy tắt khóa khởi động.

Dù xe có hay không có chống bó cứng phanh ABS, điều quan trọng nhất khi dừng xe khẩn cấp là các tài xế cần biết phải làm gì.
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS ngày càng trở nên phổ biến và dần được coi là một trong những thiết bị an toàn quan trọng nhất. Tuy nhiên, ABS chỉ là công nghệ hỗ trợ. Tự bản thân nó không thể xử lý hộ tài xế nên hiểu đúng về tác dụng của ABS sẽ giúp bạn lái đối phó tốt với những tình huống nguy kịch.
Tình huống thứ năm: Dừng gấp khi không có ABS
ABS mới phổ biến nên các tài xế gặp phải tình huống này rất nhiều. Thao tác đúng nhất lúc dừng khẩn cấp là tiếp tục giữ chân phanh. Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo không nhấn quá mạnh tới mức bánh xe bị khóa cứng, dẫn tới trượt trên mặt đường.
Mục đích quan trọng nhất khi phanh là cho xe dừng tại một điểm theo ý muốn. Để làm được điều này, dĩ nhiên bạn phải không bị mất lái. Nếu đã lỡ nhấn hết chân phanh, hãy nhả ra chút ít rồi tiếp tục nhấn theo kiểu kiểu nhấp-nhả liên tục và kết hợp với tay lái để xe dừng đúng chỗ. Ngoài ra, khi phải dừng khẩn cấp, nhiều tài xế thường đánh hết lái về phía trái hoặc phía phải. Vì vậy, đừng nhả hẳn phanh khi xe chưa ở trong tầm kiểm soát.
Những lưu ý trên chỉ là lý thuyết. Để hiện thực hóa trong những sự cố thật, cách tốt nhất là luyện tập.
Chọn một con đường vắng, cho xe di chuyển. Sau đó bạn bắt đầu nhấn phanh. Đến khi nghe thấy tiếng lốp rít, đó là dấu hiệu cho thấy nó sắp bị trượt trên mặt đường. Đây được coi là mức tốt nhất để bạn vừa phanh vừa điều khiển được xe. Nhưng nếu nghe thấy tiếng "tru", chắc chắn lốp đã bị bó và không thể điều khiển theo ý muốn. Hãy nhả phanh rồi nhấn trở lại.
Tình huống thứ sáu: Dừng gấp khi có ABS
Nếu xe có hệ thống ABS, hãy tự tin đạp mạnh chân phanh xuống tận sàn, giữ chặt cho tới khi xe dừng hẳn. Tuy nhiên, nên nhớ ABS chỉ hỗ trợ còn bạn mới là người cầm lái. Bạn cần tập trung cho nhiệm vụ điều khiển xe, trong khi ABS chịu trách nhiệm nhấn-nhả phanh (khoảng 15 lần mỗi giây).
Dẫu ABS rất hữu dụng nhưng vẫn cần phải huấn luyện. Bởi trong đa số các trường hợp, các tài xế không nhấn hết chân phanh hoặc không giữ tới lúc xe dừng hẳn. Họ thường phanh thành nhiều giai đoạn (tức ấn nhẹ rồi mới ấn mạnh) và nhả ra theo phản xạ. Một sinh viên trong buổi đào tạo của Edmunds đã đưa xe ra lề đường vì không phanh đủ lực. Lý do mà cô đưa ra là "Em sợ xe bị trượt".
Khi tập luyện ban đầu nên thử ở vận tốc khoảng 40 km/h. Sau đó khi đã thuần thục, bạn có thể thử ở vận tốc cao. Đừng quan tâm tới tiếng lốp rít bởi nhấn nhẹ chân ga và mài mòn lốp một chút không ảnh hưởng tới xe.
Tình huống thứ bảy: Tránh tai nạn với ABS
Trong tiếng Anh, các chuyên gia rút ra 3 chữ "S" quan trọng nhất với ABS. Đó là "Stomp, Stay and Steer - đạp mạnh, giữ và lái". Công dụng hữu ích nhất của ABS là cho phép tài xế điều khiển xe bình thường dù đạp hết chân phanh.
Tuy nhiên, có một vấn đề là tài xế thường bị "choáng" trước các sự cố và có xu hướng đánh lái quá nhiều về một hướng. Điều này rất nguy hiểm vì ở tốc độ cao, chỉ cần đánh lái nhẹ, quãng đường di chuyển đã rất dài. Sự mất lái lại khiến họ càng sợ và nhả phanh ra khiến ABS mất tác dụng.
Để luyện tập, bạn có thể dùng những chai nước đặt vuông góc với hướng lái ở một nơi thuận lợi. Bắt đầu nhấn ga, đến gần hãy phanh mạnh, đánh lái để vòng qua chướng ngại vật trên. Hãy cố gắng kiên trì và đừng tiếc xe bởi cái quý giá nhất là kinh nghiệm để bạn tự tin xử lý.
Trong phần cuối này, các chuyên gia Edmunds chia sẻ kinh nghiệm xử lý sự cố phổ biến như hai bánh bị trượt ra lề đường.
Mặc dù đây là tình huống thường xuyên xảy ra nhưng nhiều người không biết phải làm những gì và kết quả thường rất tồi tệ.
Tình huống thứ tám: Hai bánh bị trật khỏi đường
Đây là sự cố dễ mắc phải nhất trong 10 trường hợp hợp khẩn cấp. Cách xử lý cũng rất đơn giản với điều kiện bạn đừng vội vàng tìm mọi cách đưa bánh lên mặt đường. Hãy bình tĩnh và thực hiện các bước sau:
Nhẹ nhàng giảm ga. Đừng chạm vào chân phanh nếu không bắt buộc phải phanh (như xe đang ở đèo dốc hoặc phía trước có chướng ngại vật). Phanh xe vào thời điểm này rất dễ ảnh hưởng tới hệ thống ABS trị giá hàng trăm USD.
Tiếp tục lái xe song song với lề đường và giảm vận tốc xuống khoảng 55 km/h đến 65 km/h. Sau đó nhẹ nhàng đánh lái một góc nhỏ để xe leo lên mặt đường. Nếu lái một góc quá 5 độ, bạn có thể khiến xe vọt lên quá nhanh.
Trong tình huống hai bánh bị trượt nhưng phía trước lại có chướng ngại vật, bạn có thể nhấp phanh nhưng đừng đánh lái quá 15 độ. Lý do là nếu quay vô-lăng 45-60 độ để leo lên mặt đường, hai lốp trước sẽ đạt độ bám đường đầy đủ sớm hơn hai bánh sau. Điều này có thể khiến xe bị quay hoặc húc vào xe khác do leo lên đột ngột.
Tình huống thứ chín: Bánh trước bị trượt
Khi bánh trước bị trượt hãy bỏ chân ga, đừng chạm vào phanh và chờ đợi đến khi xe có độ bám đường trở lại. Bạn không nên phí công quay vô-lăng để hy vọng điều thần kỳ. Đánh lái quá nhiều còn có thể khiến xe bị mất phương hướng khi lốp bất ngờ hết trượt.
Edmunds ví đánh lái và phanh ở tình huống này chẳng khác nào việc cố gắng rút tiền từ tài khoản trống rỗng. Bởi bạn đang yêu cầu xe có độ bám đường cao hơn mức mà lốp có thể cung cấp.
Tình huống thứ mười: Lốp sau mất độ bám đường
Để đối phó, hãy đạp thật mạnh phanh xuống sàn và giữ cho tới khi xe dừng hẳn. Sau đó đếm đến "3" và từ từ nhả chân phanh nếu muốn tiếp tục di chuyển. Trong trường hợp nhả phanh trước khi xe dừng hẳn - dù chỉ đi khoảng 10 km/h - xe của bạn sẽ bị mất phương hướng.
Giới mê đua xe thường thấy các tay đua bị trượt bánh sau ở tốc độ tới 300 km/h nhưng vẫn không bị va vào tường. Đó là những người đã được đào tạo kỹ để có thể giữ tốt hướng lái khi khẩn cấp. Còn với các tài xế ít kinh nghiệm, chỉ cần ở 40 km/h, tâm lý khiến họ không thể chủ động.
Hi vọng bác không gặp những tình huống như thế này.
dài dòng rắc rối quá bác, đang lúc nguy cấp mà nhớ hết những điều trên để xử lý theo đó thì tiêu rồi, chưa kể là ngồi trong xe mấy ai nhận định nổi đang bị chính xác trong những TH nào kể trên!!!
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
7/1/11
366
5
18
Quảng Trị
Re:Nếu ô tô đang chạy nhanh bể bánh trước thì xử lý thế nào nhỉ?

Thì đây là những trường hợp rủi ro.Còn nếu nổ lốp thì.Giử vững tay lai.Không phanh. Đều ga chỉnh hướng lái rồi giảm ga từ từ.